Nâng cao hiệu quả tiếp cận dịch vụ y tế cho người dân ở các bản xa xôi của huyện Đồng Hỷ Thái Nguyên
Số trang: 8
Loại file: pdf
Dung lượng: 166.98 KB
Lượt xem: 13
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Một nghiên cứu can thiệp cộng đồng ở xã Hợp Tiến (Thái Nguyên) rút ra một số kết luận sau: 1) Mô hình cung ứng dịch vụ được xây dựng dựa trên cơ sở khoa học và nhu cầu thực tiễn tại cộng đồng với các nội dung hoạt động được duy trì ổn định: hàng tuần cử cán bộ trạm y tế (TYT) phối hợp với nhân viên y tế thôn bản (NVYTTB) đưa vật tư, trang thiết bị, thuốc xuống các bản xa thực hiện khám chữa bệnh (KCB) thông thường, CSSKBM-TE& KHHGĐ, tiêm phòng và truyền thông giáo dục sức khỏe (TTGDSK).
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nâng cao hiệu quả tiếp cận dịch vụ y tế cho người dân ở các bản xa xôi của huyện Đồng Hỷ Thái Nguyên Đàm Khải Hoàn và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 195 – 202 NÂNG CAO HIỆU QUẢ TIẾP CẬN DỊCH VỤ Y TẾ CHO NGƯỜI DÂN Ở CÁC BẢN XA XÔI CỦA HUYỆN ĐỒNG HỶ - THÁI NGUYÊN Đàm Khải Hoàn, Đinh Văn Thắng và CS Trường Đại học Y Dược – Đại học Thái Nguyên TÓM TẮT Một nghiên cứu can thiệp cộng đồng ở xã Hợp Tiến (Thái Nguyên) rút ra một số kết luận sau: 1) Mô hình cung ứng dịch vụ được xây dựng dựa trên cơ sở khoa học và nhu cầu thực tiễn tại cộng đồng với các nội dung hoạt động được duy trì ổn định: hàng tuần cử cán bộ trạm y tế (TYT) phối hợp với nhân viên y tế thôn bản (NVYTTB) đưa vật tư, trang thiết bị, thuốc xuống các bản xa thực hiện khám chữa bệnh (KCB) thông thường, CSSKBM-TE& KHHGĐ, tiêm phòng và truyền thông giáo dục sức khỏe (TTGDSK). 2) Kết quả thực hiện mô hình nghiên cứu: Hoạt động khám chữa bệnh đã thật sự có hiệu quả: Số lần khám bệnh bình quân của người dân vùng sâu/năm ở xã Hợp Tiến đã tăng từ 0,39 lần/người/năm lên tới 0,65 lần/người/năm. Tỷ lệ bệnh nhân được khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền hoặc kết hợp với y học hiện đại cũng tăng từ 12,24% lên 29,14%. Tuy nhiên mô hình bệnh tật ở 2 xã không thay đổi sau can thiệp, hàng đầu vẫn là các bệnh hô hấp (sốt, ho), tiêu chảy, bệnh da, bệnh về mắt.….Tình hình sử dụng dịch vụ y tế (DVYT) cũng có chuyển biến tích cực đó là tỷ lệ người ốm được KCB bởi cán bộ (CB) trạm y tế tăng lên ở xã can thiệp từ 22,22% lên 44,44%, trong khi đó tỷ lệ này ở xã đối chứng chưa thay đổi (từ 20,8 % đến 20,3%). Các chỉ số CSSKBM,TE & KHHGĐ tăng cao rõ rệt ở xã can thiệp. Các tác giả khuyến nghị: triển khai rộng mô hình “tăng cường hoạt động cung ứng dịch vụ y tế đến người dân các xã đặc biệt khó khăn…” ra các xã vùng cao, vùng sâu khác của tỉnh Thái Nguyên. Từ khoá: tiếp cận, sở y tế ĐẶT VẤN ĐỀ* Trong những năm gần đây, dưới tác động của nền kinh tế thị trường đã dẫn đến sự khác biệt về tình hình tiếp cận và sử dụng dịch vụ y tế của người dân giữa các vùng, miền. Người dân vùng xa xôi hẻo lánh đang có nguy cơ khó tiếp cận với các dịch vụ y tế có chất lượng cao ở tuyến cơ sở [2]. Các nghiên cứu về y tế gần đây đều chung một nhận định rằng nguồn lực cho các trạm y tế xã tương đối tốt, nhưng hoạt động của trạm y tế vẫn còn bộc lộ một số tồn tại như sức thu hút để người dân sử dụng dịch vụ y tế còn thấp, không tương xứng với sự đầu tư của nhà nước và chưa đáp ứng kịp thời với nhu cầu của nhân dân. Điểm yếu nhất là người dân khó và ít tiếp cận với dịch vụ y tế tuyến xã do khoảng cách xa, đi lại khó khăn. Mặt khác cán bộ y tế xã cũng thiếu năng động và không chủ động đi xuống thôn bản để phục vụ người dân, trong khi trình độ chuyên môn của nhân viên y tế thôn * bản không đáp ứng được nhu cầu của chăm sóc sức khỏe của nhân dân. Vậy giải pháp nào để nâng cao hiệu quả tiếp cận dịch vụ y tế cho người dân ở các bản xa xôi, hẻo lánh của tỉnh Thái Nguyên? Chính vì thế chúng tôi tiến hành đề tài nhằm mục tiêu: 1. Xây dựng mô hình tăng cường hoạt động cung ứng dịch vụ y tế đến người dân ở các bản xa xôi, hẻo lánh của xã Hợp Tiến huyện Đồng Hỷ. 2. Đánh giá kết quả thực hiện mô hình tăng cường hoạt động cung ứng dịch vụ y tế đến người dân ở các bản xa xôi, hẻo lánh của xã Hợp Tiến huyện Đồng Hỷ sau 1 năm can thiệ. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu: Người dân vùng xa xôi hẻo lánh ở các xã nghiên cứu; Cán bộ y tế của hai trạm y tế xã Hợp Tiến và Cây Thị, NVYTTB trên địa bàn nghiên cứu. Cán bộ chính quyền xã, các tổ chức quần chúng ở xã, trưởng thôn/bản; Sổ sách hồ sơ lưu ở các TYT xã được chọn nghiên cứu. 195 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Đàm Khải Hoàn và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU Thời gian: từ tháng 1 năm 2010 đến tháng 4 năm 2011. Địa điểm: Xã Hợp Tiến, xã Cây Thị huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thiết kế nghiên cứu can thiệp trước sau có đối chứng (Sơ đồ 1), kết hợp nghiên cứu định lượng với định tính. Phương pháp chọn mẫu Cỡ mẫu, chọn mẫu nghiên cứu can thiệp có đối chứng: *Cỡ mẫu: Đơn vị mẫu là chủ hộ gia đình, cỡ mẫu tính theo công thức can thiệp, trong đó p1: Tỷ lệ hộ gia đình sử dụng dịch vụ y tế theo nghiên cứu của Đàm Khải Hoàn là 0,4 để tính toán. p2: Tỷ lệ mong muốn sử dụng các DVYT sau khi can thiệp là 0,65. Lấy Z 1−α 2 = 1,96; Z 1− β = 0,84 (lực mẫu lựa chọn là 80%). Đưa vào công thức tính được n = 94. Cỡ mẫu tính toán trên được cộng với 10% dự phòng, vậy ta có cỡ mẫu cần điều tra sau can thiệp là 104 hộ/xã. *Chọn mẫu: - Chọn xã nghiên cứu: chọn mẫu chủ đích: Chọn 02 xã (01 xã can thiệp Hợp Tiến và 01 xã đối chứng Cây Thị) với các đặc điểm và điều kiện định trước như sau: Là xã đặc biệt khó khăn của huyện Đồng Hỷ; Chủ yếu là người dân tộc thiểu số; Có ≥ 5 bản xa, giao thông đi lại khó khăn, cách TYT xã ≥ 5 km; Là những xã đã được chọn trong nghiên cứu mô tả trước can thiệp. - Chọn bản: Trong ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nâng cao hiệu quả tiếp cận dịch vụ y tế cho người dân ở các bản xa xôi của huyện Đồng Hỷ Thái Nguyên Đàm Khải Hoàn và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 195 – 202 NÂNG CAO HIỆU QUẢ TIẾP CẬN DỊCH VỤ Y TẾ CHO NGƯỜI DÂN Ở CÁC BẢN XA XÔI CỦA HUYỆN ĐỒNG HỶ - THÁI NGUYÊN Đàm Khải Hoàn, Đinh Văn Thắng và CS Trường Đại học Y Dược – Đại học Thái Nguyên TÓM TẮT Một nghiên cứu can thiệp cộng đồng ở xã Hợp Tiến (Thái Nguyên) rút ra một số kết luận sau: 1) Mô hình cung ứng dịch vụ được xây dựng dựa trên cơ sở khoa học và nhu cầu thực tiễn tại cộng đồng với các nội dung hoạt động được duy trì ổn định: hàng tuần cử cán bộ trạm y tế (TYT) phối hợp với nhân viên y tế thôn bản (NVYTTB) đưa vật tư, trang thiết bị, thuốc xuống các bản xa thực hiện khám chữa bệnh (KCB) thông thường, CSSKBM-TE& KHHGĐ, tiêm phòng và truyền thông giáo dục sức khỏe (TTGDSK). 2) Kết quả thực hiện mô hình nghiên cứu: Hoạt động khám chữa bệnh đã thật sự có hiệu quả: Số lần khám bệnh bình quân của người dân vùng sâu/năm ở xã Hợp Tiến đã tăng từ 0,39 lần/người/năm lên tới 0,65 lần/người/năm. Tỷ lệ bệnh nhân được khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền hoặc kết hợp với y học hiện đại cũng tăng từ 12,24% lên 29,14%. Tuy nhiên mô hình bệnh tật ở 2 xã không thay đổi sau can thiệp, hàng đầu vẫn là các bệnh hô hấp (sốt, ho), tiêu chảy, bệnh da, bệnh về mắt.….Tình hình sử dụng dịch vụ y tế (DVYT) cũng có chuyển biến tích cực đó là tỷ lệ người ốm được KCB bởi cán bộ (CB) trạm y tế tăng lên ở xã can thiệp từ 22,22% lên 44,44%, trong khi đó tỷ lệ này ở xã đối chứng chưa thay đổi (từ 20,8 % đến 20,3%). Các chỉ số CSSKBM,TE & KHHGĐ tăng cao rõ rệt ở xã can thiệp. Các tác giả khuyến nghị: triển khai rộng mô hình “tăng cường hoạt động cung ứng dịch vụ y tế đến người dân các xã đặc biệt khó khăn…” ra các xã vùng cao, vùng sâu khác của tỉnh Thái Nguyên. Từ khoá: tiếp cận, sở y tế ĐẶT VẤN ĐỀ* Trong những năm gần đây, dưới tác động của nền kinh tế thị trường đã dẫn đến sự khác biệt về tình hình tiếp cận và sử dụng dịch vụ y tế của người dân giữa các vùng, miền. Người dân vùng xa xôi hẻo lánh đang có nguy cơ khó tiếp cận với các dịch vụ y tế có chất lượng cao ở tuyến cơ sở [2]. Các nghiên cứu về y tế gần đây đều chung một nhận định rằng nguồn lực cho các trạm y tế xã tương đối tốt, nhưng hoạt động của trạm y tế vẫn còn bộc lộ một số tồn tại như sức thu hút để người dân sử dụng dịch vụ y tế còn thấp, không tương xứng với sự đầu tư của nhà nước và chưa đáp ứng kịp thời với nhu cầu của nhân dân. Điểm yếu nhất là người dân khó và ít tiếp cận với dịch vụ y tế tuyến xã do khoảng cách xa, đi lại khó khăn. Mặt khác cán bộ y tế xã cũng thiếu năng động và không chủ động đi xuống thôn bản để phục vụ người dân, trong khi trình độ chuyên môn của nhân viên y tế thôn * bản không đáp ứng được nhu cầu của chăm sóc sức khỏe của nhân dân. Vậy giải pháp nào để nâng cao hiệu quả tiếp cận dịch vụ y tế cho người dân ở các bản xa xôi, hẻo lánh của tỉnh Thái Nguyên? Chính vì thế chúng tôi tiến hành đề tài nhằm mục tiêu: 1. Xây dựng mô hình tăng cường hoạt động cung ứng dịch vụ y tế đến người dân ở các bản xa xôi, hẻo lánh của xã Hợp Tiến huyện Đồng Hỷ. 2. Đánh giá kết quả thực hiện mô hình tăng cường hoạt động cung ứng dịch vụ y tế đến người dân ở các bản xa xôi, hẻo lánh của xã Hợp Tiến huyện Đồng Hỷ sau 1 năm can thiệ. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu: Người dân vùng xa xôi hẻo lánh ở các xã nghiên cứu; Cán bộ y tế của hai trạm y tế xã Hợp Tiến và Cây Thị, NVYTTB trên địa bàn nghiên cứu. Cán bộ chính quyền xã, các tổ chức quần chúng ở xã, trưởng thôn/bản; Sổ sách hồ sơ lưu ở các TYT xã được chọn nghiên cứu. 195 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Đàm Khải Hoàn và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU Thời gian: từ tháng 1 năm 2010 đến tháng 4 năm 2011. Địa điểm: Xã Hợp Tiến, xã Cây Thị huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thiết kế nghiên cứu can thiệp trước sau có đối chứng (Sơ đồ 1), kết hợp nghiên cứu định lượng với định tính. Phương pháp chọn mẫu Cỡ mẫu, chọn mẫu nghiên cứu can thiệp có đối chứng: *Cỡ mẫu: Đơn vị mẫu là chủ hộ gia đình, cỡ mẫu tính theo công thức can thiệp, trong đó p1: Tỷ lệ hộ gia đình sử dụng dịch vụ y tế theo nghiên cứu của Đàm Khải Hoàn là 0,4 để tính toán. p2: Tỷ lệ mong muốn sử dụng các DVYT sau khi can thiệp là 0,65. Lấy Z 1−α 2 = 1,96; Z 1− β = 0,84 (lực mẫu lựa chọn là 80%). Đưa vào công thức tính được n = 94. Cỡ mẫu tính toán trên được cộng với 10% dự phòng, vậy ta có cỡ mẫu cần điều tra sau can thiệp là 104 hộ/xã. *Chọn mẫu: - Chọn xã nghiên cứu: chọn mẫu chủ đích: Chọn 02 xã (01 xã can thiệp Hợp Tiến và 01 xã đối chứng Cây Thị) với các đặc điểm và điều kiện định trước như sau: Là xã đặc biệt khó khăn của huyện Đồng Hỷ; Chủ yếu là người dân tộc thiểu số; Có ≥ 5 bản xa, giao thông đi lại khó khăn, cách TYT xã ≥ 5 km; Là những xã đã được chọn trong nghiên cứu mô tả trước can thiệp. - Chọn bản: Trong ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Hiệu quả tiếp cận dịch vụ y tế Người dân ở các bản xa xôi Sở ý tế Dịch vụ y tế Tỉnh Thái NguyênTài liệu liên quan:
-
Khảo sát hài lòng người bệnh nội trú tại Bệnh viện Nhi Đồng 1
9 trang 224 0 0 -
Chất lượng tiếp cận dịch vụ y tế của người nghèo tại thành phố Hồ Chí Minh hiện nay
10 trang 191 0 0 -
Quyết định số 54/2012/QĐ-UBND
5 trang 86 0 0 -
Tiểu luận: Xã hội hóa dịch vụ y tế tại TPHCM - Thực trạng và giải pháp
37 trang 63 0 0 -
Chất lượng sống của người cao tuổi ở nội thành thành phố Hồ Chí Minh
13 trang 62 0 0 -
Báo cáo nghiên cứu: Thực trạng, vai trò và tiềm năng của y tế tư nhân
93 trang 53 0 0 -
Kiểm định thang đo khảo sát văn hóa an toàn người bệnh
13 trang 35 0 0 -
Thực trạng quản lý rừng tại huyện Định Hoá tỉnh Thái Nguyên
7 trang 33 0 0 -
Tóm tắt Luận án Tiến sỹ Kinh tế: Phát triển thương mại bền vững trên địa bàn Tỉnh Thái Nguyên
27 trang 33 0 0 -
Một số khó khăn trong tiếp cận dịch vụ y tế của người cao tuổi ở nông thôn hiện nay
7 trang 33 0 0