Danh mục

Nâng cao năng lực cạnh tranh các doanh nghiệp phần mềm ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế: Nghiên cứu tình huống Công ty TNHH Phần mềm FPT

Số trang: 16      Loại file: pdf      Dung lượng: 555.68 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 9,000 VND Tải xuống file đầy đủ (16 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết "Nâng cao năng lực cạnh tranh các doanh nghiệp phần mềm ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế: Nghiên cứu tình huống Công ty TNHH Phần mềm FPT" phân tích năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp phần mềm Việt Nam với tình huống của công ty TNHH Phần mềm FPT, từ đó khuyến nghị một số giải pháp cho các doanh nghiệp phần mềm nhưng tập trung vào các giải pháp hỗ trợ từ phía Chính phủ để ngành phần mềm thực sự là mũi nhọn kinh tế của đất nước. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nâng cao năng lực cạnh tranh các doanh nghiệp phần mềm ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế: Nghiên cứu tình huống Công ty TNHH Phần mềm FPT NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CÁC DOANH NGHIỆP PHẦN MỀM Ở VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ: NGHIÊN CỨU TÌNH HUỐNG CÔNG TY TNHH PHẦN MỀM FPT TS. Đặng Thị Lệ Xuân NCS.ThS. Nguyễn Thị Phương Thu Khoa Kế hoạch và phát triển, Trường Đại học Kinh tế quốc dân Tóm tắt Công nghệ thông tin mà cụ thể là mảng xuất khẩu phần mềm của Việt Nam đangcó những bước phát triển ngoạn mục với mức tăng trưởng cao gấp nhiều lần tốc độtăng của GDP, mang về một lượng lớn ngoại tệ, đóng góp cho cán cân thanh toán củaquốc gia. Cơ hội phát triển cho các doanh nghiệp xuất khẩu phần mềm vẫn đang rấtrộng mở bởi nhu cầu lớn của thị trường thế giới. Tuy nhiên, cơ hội đó chưa được cácdoanh nghiệp phần mềm trong nước tận dụng tốt bởi nhiều khó khăn đến từ môitrường bên ngoài và những vấn đề nội tại của doanh nghiệp. Trong khuôn khổ có hạn,bài viết phân tích năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp phần mềm Việt Nam vớitình huống của công ty TNHH Phầm mềm FPT, từ đó khuyến nghị một số giải phápcho các doanh nghiệp phần mềm nhưng tập trung vào các giải pháp hỗ trợ từ phíaChính phủ để ngành phần mềm thực sự là mũi nhọn kinh tế của đất nước. Từ khóa: công nghệ thông tin, công nghiệp phần mềm, FPT, gia công phầnmềm, năng lực cạnh tranh, xuất khẩu phần mềm. Abstract Information Technology in general or software exports of Vietnam in particularis making spectacular progress with growth rates much higher than the growth rate ofGDP, bringing in large amounts of foreign currency, contributing to national balanceof payments. Growth opportunities for software export enterprises are still wide openby a great demand of the world market. However, the opportunity has not been makegood use by domestic software enterprises. Many difficulties come from the externalenvironment and the internal problems of the business. Within limit, the articleanalyzes the competitiveness of the Vietnamese software enterprises with situations ofthe Software Company Limited FPT. From this basis, the article give out somerecommendations for enterprise software but focus solutions on support of theGovernment so that the software industry is a key economic factor of the country. Key words: competitiveness, FPT, information technology, software industry,software export 601 1. Bối cảnh nghiên cứu và giới thiệu về nghiên cứu Công nghệ thông tin và nông nghiệp công nghệ cao là hai ngành được cho là sẽgiữ những vị trí quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam hướng tới mục tiêu phát triểnbền vững trình độ cao. Công nghệ thông tin nói chung hay công nghiệp phần mềm(CNPM) nói riêng của Việt Nam với đặc điểm là ngành kinh tế có hàm lượng tri thứccao, lợi nhuận lớn, có tiềm năng phát triển nên CNPM là cơ hội cho Việt Nam thựchiện và đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Hơn nữa, CNPM Việt Namđang có bước phát triển vượt bậc hứa hẹn sẽ đóng vai trò to lớn trong nền kinh tế. Bốicảnh quốc tế cũng đang đặt CNPM Việt Nam vào những cơ hội và thách thức lớn, đólà xu hướng tìm kiếm các doanh nghiệp gia công phần mềm của nhiều công ty côngnghệ thông tin lớn trên thế giới, đó là sự cạnh tranh gay gắt với các quốc gia trong khuvực khi các vấn đề về nhân lực hay quy mô, trình độ quản lý vẫn còn đang là một trởngại với các doanh nghiệp phần mềm (DNPM) Việt Nam. Bài viết hướng tới việc phân tích năng lực cạnh tranh các DNPM ở Việt Namtrong bối cảnh hội nhập quốc tế theo những nhóm những yếu tố cấu thành năng lựccạnh tranh của các DNPM trong cạnh tranh quốc tế là (1) kết quả kinh doanh và nguồnnhân lực; (2) chất lượng và độ trưởng thành của khách hàng (3) độ đa dạng của cácdịch vụ và (4) khả năng cung ứng dịch vụ trên toàn cầu thông qua nghiên cứu trườnghợp điển hình là công ty TNHH phần mềm FPT (FSOFT). Từ đó, bài viết khái quáthóa, gợi ý một số giải pháp hữu ích (tập trung vào các giải pháp của Chính phủ) nhằmnâng cao năng lực cạnh tranh các DNPM ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế.Bài viết chỉ đề cập đến hoạt động xuất khẩu phần mềm-một hoạt động chính mang vềphần lớn doanh thu cho các DNPM Việt Nam. Bài viết sử dụng phương pháp nghiêncứu tại bàn kết hợp với việc phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm với các chuyên gia đầungành về công nghệ thông tin, gia công phần mềm. Số liệu sử dụng trong bài được lấytừ các báo cáo của FSOFT, Bộ Thông tin và Truyền thông và các báo cáo của các trangbáo mạng chính thống. 2. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp phần mềm 2.1. Một số khái niệm cơ bản Năng l ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: