Danh mục

Nâng cao năng lực tự chủ tài chính của tổ chức phi chính phủ quốc tế tại Việt Nam

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 98.15 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bằng các phương pháp nghiên cứu so sánh đối chiếu, tổng hợp phân tích tài liệu, phỏng vấn sâu, phỏng vấn chuyên gia, phân tích SWOT, nghiên cứu đã đánh giá được năng lực tự chủ tài chính và những giải pháp phù hợp mà SOS Việt Nam có thể thực hiện nhằm tăng cường khả năng tự chủ tài chính trong giai đoạn 2015-2020. Những giải pháp này là những gợi ý nghĩa cho nhiều tổ chức phi chính phủ quốc tế với bối cảnh thực tiễn tại Việt Nam hiện nay.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nâng cao năng lực tự chủ tài chính của tổ chức phi chính phủ quốc tế tại Việt Nam JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1067.2016-0038 Social Sci., 2016, Vol. 61, No. 2A, pp. 114-120 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn NÂNG CAO NĂNG LỰC TỰ CHỦ TÀI CHÍNH CỦA TỔ CHỨC PHI CHÍNH PHỦ QUỐC TẾ TẠI VIỆT NAM Trịnh Phương Thảo Khoa Công tác Xã hội, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Tại Việt Nam, số lượng tổ chức phi chính phủ quốc tế ngày càng tăng về số lượng, nhưng nguồn ngân sách hoạt động lại có xu hướng giảm tốc mặc dù tổng nguồn vốn viện trợ cho loại hình tổ chức phi chính phủ đang tăng trên toàn thế giới. Điều này đặt ra cho các tổ chức phi chính phủ tại Việt Nam một bài toán khó: Làm thế nào để vẫn giữ và thu hút được nhiều hơn nguồn ngân sách hoạt động nhằm duy trì và phát triển hoạt động của tổ chức trong giai đoạn này? Bài báo chỉ ra một số những giải pháp mà tổ chức phi chính phủ quốc tế có thể áp dụng nhằm nâng cao tự chủ tài chính thông qua nghiên cứu về Làng trẻ em SOS Việt Nam - một thành viên của Làng trẻ em SOS Quốc tế. Bằng các phương pháp nghiên cứu so sánh đối chiếu, tổng hợp phân tích tài liệu, phỏng vấn sâu, phỏng vấn chuyên gia, phân tích SWOT, nghiên cứu đã đánh giá được năng lực tự chủ tài chính và những giải pháp phù hợp mà SOS Việt Nam có thể thực hiện nhằm tăng cường khả năng tự chủ tài chính trong giai đoạn 2015-2020. Những giải pháp này là những gợi ý nghĩa cho nhiều tổ chức phi chính phủ quốc tế với bối cảnh thực tiễn tại Việt Nam hiện nay. Từ khóa: Tổ chức phi chính phủ, tổ chức phi chính phủ quốc tế, năng lực tự chủ tài chính, tự chủ tài chính, Làng trẻ em SOS. 1. Mở đầu Tổ chức phi chính phủ quốc tế là một loại hình tổ chức phi chính phủ có phạm vi hoạt động rộng khắp toàn cầu nhằm mục đích cứu trợ và viện trợ cho các nước đang phát triển thông qua việc cung cấp những dịch vụ mà nhà nước chưa muốn hoặc chưa thể cung cấp cho người dân nhằm đảm bảo an sinh xã hội. Sự ra đời của hình thức tổ chức phi chính phủ là một sự tất yếu khách quan khi mà ở mỗi quốc gia dù phát triển hay đang phát triển, những vấn đề xã hội nảy sinh ngày càng nhiều. Trong khi đó, không phải lúc nào nhà nước cũng có thể đảm bảo thực hiện chức năng của mình một cách toàn diện nhất. Viết về loại hình tổ chức này, tại Việt Nam hiện nay có hai cuốn sách nổi bật của tác giả Nguyễn Văn Thanh [5] với nội dung khái quát lịch sử hình thành, phát triển của các tổ chức phi chính phủ quốc tế; nêu lên những đặc trưng nổi bật và những tác động chủ yếu của các tổ chức đối với nền kinh tế, chính trị thế giới; đồng thời tác giả cũng trình bày chính sách mà một số quốc gia áp dụng cũng như những ý kiến đề xuất về chính sách của Việt Nam với các tổ chức phi chính phủ quốc tế. Công trình thứ hai của Nguyễn Đức Cân [6] giới thiệu khái quát về tổ Ngày nhận bài: 5/1/2016. Ngày nhận đăng: 5/5/2016 Liên hệ: Trịnh Phương Thảo, e-mail: thaotrinh87@gmail.com. 114 Nâng cao năng lực tự chủ tài chính của tổ chức phi chính phủ quốc tế tại Việt Nam chức và hoạt động của các tổ chức phi chính phủ trên thế giới, tổ chức phi chính phủ nước ngoài cũng như những dự án mà các tổ chức đang triển khai ở Việt Nam. Tuy đề cập cụ thể và chi tiết về nhiều khía cạnh của tổ chức phi chính phủ quốc tế, nhưng những nghiên cứu trên chưa hề đề cập tới năng lực tự chủ tài chính của loại hình tổ chức này. Ở Việt Nam, năng lực tự chủ tài chính là một khái niệm mới được nhắc đến nhiều trong vài năm trở lại đây, đặc biệt từ khi Chính phủ ra quyết định về tự chủ tài chính cho các cơ quan sự nghiệp. Các công trình nghiên cứu về năng lực tự chủ tài chính có thể kể đến bao gồm: Luận án nghiên cứu cơ sở lí luận và thực trạng về cơ chế tự chủ tài chính của các trường đại học công lập [7]. Từ đó đưa ra giải pháp hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính ở đơn vị sự nghiệp như hệ thống các trường đại học công. Nguyễn Khánh Tường trong cuốn sách với 144 trang đã nêu lên những nội dung và biện pháp cụ thể để thực hiện tự chủ tài chính ở các xí nghiệp công nghiệp quốc doanh [8]. Nghiên cứu này đề xuất cách thức xây dựng quy chế thực hiện tự chủ tài chính cho hệ thống các trường cao đẳng, đại học ngoài công lập. Những công trình nghiên cứu trên đều viết về tự chủ tài chính dưới dạng nội dung và cơ chế thực hiện, cũng như những phương án đề xuất để hoàn thiện cơ chế tự chủ hoặc thực hiện tự chủ trong trường học hoặc trong xí nghiệp. Bởi vậy, có thể thấy trong bối cảnh ở Việt Nam, tự chủ tài chính là một hoạt động thực tiễn tự thân của từng tổ chức phi chính phủ, chưa được đề cập hoặc đưa vào trong các nghiên cứu chuyên sâu để hỗ trợ các tổ chức phi chính phủ phương thức nâng cao năng lực tự chủ tài chính dù chỉ ở khía cạnh lí thuyế ...

Tài liệu được xem nhiều: