Nâng cao nhận thức cộng đồng về nghề công tác xã hội trong bối cảnh hội nhập hiện nay
Số trang: 6
Loại file: pdf
Dung lượng: 231.29 KB
Lượt xem: 8
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Công tác xã hội (CTXH) có vai trò quan trọng đối với sự phát triển bình đẳng và tiến bộ của mỗi quốc gia. Đặc biệt, nghề CTXH góp phần giải quyết các vấn đề xã hội liên quan đến đời sống từng cá nhân, từng nhóm nhỏ và cộng đồng những người yếu thế.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nâng cao nhận thức cộng đồng về nghề công tác xã hội trong bối cảnh hội nhập hiện nay TRAO ĐỔI - NGHIÊN CỨU NÂNG CAO NHẬN THỨC CỘNG ĐỒNG VỀ NGHỀ CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP HIỆN NAY NCS. Đoàn Văn Trường * ThS. Hoàng Thị Thu Hoa ** Tóm tắt: Công tác xã hội (CTXH) có vai trò quan trọng đối với sự phát triển bình đẳng và tiến bộ của mỗi quốc gia. Đặc biệt, nghề CTXH góp phần giải quyết các vấn đề xã hội liên quan đến đời sống từng cá nhân, từng nhóm nhỏ và cộng đồng những người yếu thế [2]. Ngày nay, cùng với sự tăng trưởng nhanh về kinh tế, nhiều vấn đề xã hội bức xúc cũng đang có xu hướng gia tăng. Do đó, việc giải quyết và phòng ngừa các vấn đề xã hội trên là rất cần thiết, đòi hỏi cần phải có một đội ngũ làm CTXH chuyên nghiệp. Tuy nhiên, quá trình phát triển nghề CTXH ở nước ta còn nhiều khó khăn, thách thức. Bài viết dưới đây sẽ tập trung phân tích những vấn đề cơ bản nhất về nâng cao nhận thức cộng đồng về nghề CTXH trong bối cảnh hội nhập hiện nay. 1. Đặt vấn đề Trên thế giới, nghề CTXH đã có từ lâu, được xã hội rất coi trọng. Còn ở Việt Nam thì đây là một lĩnh vực hoạt động mới xuất hiện. Từ năm 2010, thông qua Đề án 32 của Chính phủ thì CTXH cũng mới chính thức được công nhận là một nghề cụ thể. Tuy vậy, hiểu biết và nhận thức của xã hội về nghề này vẫn còn chưa được quan tâm đúng mức [3]. Điều đó, đòi hỏi chúng ta cần phải tiếp tục nâng cao hiểu biết của cộng đồng xã hội về ngành nghề này. Nghề CTXH là một nghề hướng đến việc trợ giúp cho các cá nhân, gia đình, cộng đồng, đặc biệt là các đối tượng xã hội “yếu thế” giúp họ phát triển khả năng của bản thân, gia đình cùng với cộng đồng và sự trợ giúp của nhà nước, để họ tự vươn lên hòa nhập đời sống cộng đồng. Mục tiêu chung của Đề án là “Phát triển CTXH trở thành một nghề ở Việt Nam. Nâng cao nhận thức của toàn xã hội về nghề CTXH; xây dựng đội ngũ cán bộ, viên chức, nhân viên và cộng tác viên CTXH đủ về số lượng, đạt yêu cầu về *, ** Khoa Quản lý Nhà nước và Công tác xã hội, Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa. 114 TRAO ĐỔI - NGHIÊN CỨU chất lượng gắn với phát triển hệ thống cơ sở cung cấp dịch vụ CTXH tại các cấp, góp phần xây dựng hệ thống an sinh xã hội tiên tiến” [2]. Ngay sau khi Đề án phát triển nghề CTXH giai đoạn 2010 - 2020 được ban hành, các Bộ, Ngành chức năng đã ban hành các văn bản quy định về tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch viên chức CTXH, chức danh, mã số các ngạch viên chức CTXH: Thông tư liên tịch hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện Quyết định số 32/2010/QĐ- TTg; Thông tư liên tịch hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm cung cấp dịch vụ CTXH công lập. Như vậy, có thể khẳng định rằng Quyết định 32 đã tạo ra một hành lang pháp lý để từng bước phát triển nghề CTXH chuyên nghiệp. Đồng thời cũng tạo ra sự chuyển biến tích cực trong nhận thức của các cấp bộ Đảng, chính quyền và xã hội về nghề CTXH [6]. 2. Những hiểu biết chung về nghề CTXH Nghề CTXH được nhiều người nhầm tưởng đó là một hoạt động từ thiện. Tuy nhiên, CTXH không phải là một hoạt động từ thiện mà nó được coi là một nghề. Bởi nó có phương pháp, mục tiêu riêng và người làm nghề CTXH hay còn gọi là nhân viên CTXH là người được đào tạo một cách chuyên nghiệp về CTXH có bằng cấp chuyên môn tại các trường. Phương châm của nghề CTXH là cho “cần câu chứ không cho xâu cá”. Nghĩa là nhân viên CTXH là người vận dụng các kiến thức kỹ năng của mình để giúp thân chủ phát huy nội lực tự mình vươn lên. Nhân viên CTXH không phải là người làm thay, làm hộ mà chỉ là người hướng dẫn thân chủ giải quyết vấn đề. Tác giả Bùi Thị Xuân Mai cho rằng: CTXH là hoạt động thực tiễn, mang tính tổng hợp được thực hiện và chi phối bởi các nguyên tắc, phương pháp hỗ trợ cá nhân, nhóm và cộng đồng giải quyết vấn đề. CTXH theo đuổi mục tiêu vì phúc lợi, hạnh phúc con người và tiến bộ xã hội 1. Như vậy, hoạt động trợ giúp của CTXH thúc đẩy sự thực hiện chức năng của cá nhân, gia đình và cộng đồng qua việc đáp ứng nhu cầu xã hội của họ. Nhiệm vụ của CTXH là giúp họ thực hiện các vai trò của họ có chất lượng. CTXH là một nghề đòi hỏi có kiến thức, kỹ năng để thúc đẩy quá trình giải quyết vấn đề của cá nhân, gia đình hay cộng đồng. CTXH được thực hiện nhằm trợ giúp cá nhân, gia đình hay cộng đồng huy động nguồn nhân lực (con người), vật lực (vật chất), tài lực (tài chính) cho quá trình giải 1 Bùi Thị Xuân Mai (2014), Giáo trình nhập môn công tác xã hội, Nxb Lao động Xã hội, tr. 16 115 ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nâng cao nhận thức cộng đồng về nghề công tác xã hội trong bối cảnh hội nhập hiện nay TRAO ĐỔI - NGHIÊN CỨU NÂNG CAO NHẬN THỨC CỘNG ĐỒNG VỀ NGHỀ CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP HIỆN NAY NCS. Đoàn Văn Trường * ThS. Hoàng Thị Thu Hoa ** Tóm tắt: Công tác xã hội (CTXH) có vai trò quan trọng đối với sự phát triển bình đẳng và tiến bộ của mỗi quốc gia. Đặc biệt, nghề CTXH góp phần giải quyết các vấn đề xã hội liên quan đến đời sống từng cá nhân, từng nhóm nhỏ và cộng đồng những người yếu thế [2]. Ngày nay, cùng với sự tăng trưởng nhanh về kinh tế, nhiều vấn đề xã hội bức xúc cũng đang có xu hướng gia tăng. Do đó, việc giải quyết và phòng ngừa các vấn đề xã hội trên là rất cần thiết, đòi hỏi cần phải có một đội ngũ làm CTXH chuyên nghiệp. Tuy nhiên, quá trình phát triển nghề CTXH ở nước ta còn nhiều khó khăn, thách thức. Bài viết dưới đây sẽ tập trung phân tích những vấn đề cơ bản nhất về nâng cao nhận thức cộng đồng về nghề CTXH trong bối cảnh hội nhập hiện nay. 1. Đặt vấn đề Trên thế giới, nghề CTXH đã có từ lâu, được xã hội rất coi trọng. Còn ở Việt Nam thì đây là một lĩnh vực hoạt động mới xuất hiện. Từ năm 2010, thông qua Đề án 32 của Chính phủ thì CTXH cũng mới chính thức được công nhận là một nghề cụ thể. Tuy vậy, hiểu biết và nhận thức của xã hội về nghề này vẫn còn chưa được quan tâm đúng mức [3]. Điều đó, đòi hỏi chúng ta cần phải tiếp tục nâng cao hiểu biết của cộng đồng xã hội về ngành nghề này. Nghề CTXH là một nghề hướng đến việc trợ giúp cho các cá nhân, gia đình, cộng đồng, đặc biệt là các đối tượng xã hội “yếu thế” giúp họ phát triển khả năng của bản thân, gia đình cùng với cộng đồng và sự trợ giúp của nhà nước, để họ tự vươn lên hòa nhập đời sống cộng đồng. Mục tiêu chung của Đề án là “Phát triển CTXH trở thành một nghề ở Việt Nam. Nâng cao nhận thức của toàn xã hội về nghề CTXH; xây dựng đội ngũ cán bộ, viên chức, nhân viên và cộng tác viên CTXH đủ về số lượng, đạt yêu cầu về *, ** Khoa Quản lý Nhà nước và Công tác xã hội, Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa. 114 TRAO ĐỔI - NGHIÊN CỨU chất lượng gắn với phát triển hệ thống cơ sở cung cấp dịch vụ CTXH tại các cấp, góp phần xây dựng hệ thống an sinh xã hội tiên tiến” [2]. Ngay sau khi Đề án phát triển nghề CTXH giai đoạn 2010 - 2020 được ban hành, các Bộ, Ngành chức năng đã ban hành các văn bản quy định về tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch viên chức CTXH, chức danh, mã số các ngạch viên chức CTXH: Thông tư liên tịch hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện Quyết định số 32/2010/QĐ- TTg; Thông tư liên tịch hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm cung cấp dịch vụ CTXH công lập. Như vậy, có thể khẳng định rằng Quyết định 32 đã tạo ra một hành lang pháp lý để từng bước phát triển nghề CTXH chuyên nghiệp. Đồng thời cũng tạo ra sự chuyển biến tích cực trong nhận thức của các cấp bộ Đảng, chính quyền và xã hội về nghề CTXH [6]. 2. Những hiểu biết chung về nghề CTXH Nghề CTXH được nhiều người nhầm tưởng đó là một hoạt động từ thiện. Tuy nhiên, CTXH không phải là một hoạt động từ thiện mà nó được coi là một nghề. Bởi nó có phương pháp, mục tiêu riêng và người làm nghề CTXH hay còn gọi là nhân viên CTXH là người được đào tạo một cách chuyên nghiệp về CTXH có bằng cấp chuyên môn tại các trường. Phương châm của nghề CTXH là cho “cần câu chứ không cho xâu cá”. Nghĩa là nhân viên CTXH là người vận dụng các kiến thức kỹ năng của mình để giúp thân chủ phát huy nội lực tự mình vươn lên. Nhân viên CTXH không phải là người làm thay, làm hộ mà chỉ là người hướng dẫn thân chủ giải quyết vấn đề. Tác giả Bùi Thị Xuân Mai cho rằng: CTXH là hoạt động thực tiễn, mang tính tổng hợp được thực hiện và chi phối bởi các nguyên tắc, phương pháp hỗ trợ cá nhân, nhóm và cộng đồng giải quyết vấn đề. CTXH theo đuổi mục tiêu vì phúc lợi, hạnh phúc con người và tiến bộ xã hội 1. Như vậy, hoạt động trợ giúp của CTXH thúc đẩy sự thực hiện chức năng của cá nhân, gia đình và cộng đồng qua việc đáp ứng nhu cầu xã hội của họ. Nhiệm vụ của CTXH là giúp họ thực hiện các vai trò của họ có chất lượng. CTXH là một nghề đòi hỏi có kiến thức, kỹ năng để thúc đẩy quá trình giải quyết vấn đề của cá nhân, gia đình hay cộng đồng. CTXH được thực hiện nhằm trợ giúp cá nhân, gia đình hay cộng đồng huy động nguồn nhân lực (con người), vật lực (vật chất), tài lực (tài chính) cho quá trình giải 1 Bùi Thị Xuân Mai (2014), Giáo trình nhập môn công tác xã hội, Nxb Lao động Xã hội, tr. 16 115 ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Công tác xã hội Hệ thống an sinh xã hội Phát triển nghề công tác xã hội Dịch vụ công tác xã hội Hỗ trợ tâm lý xã hộiGợi ý tài liệu liên quan:
-
BÀI THU HOẠCH THỰC TẾ MÔN CÔNG TÁC XÃ HỘI
18 trang 201 0 0 -
58 trang 186 0 0
-
17 trang 131 0 0
-
Giáo trình Quản trị ngành công tác xã hội: Phần 1 - Trịnh Thị Trinh
194 trang 102 1 0 -
Giáo trình Nhập môn Công tác xã hội: Phần 2 - Trường ĐH Sư phạm
104 trang 100 0 0 -
3 trang 60 1 0
-
7 trang 59 0 0
-
1 trang 47 0 0
-
Thuyết phân tâm học và vận dụng vào hoạt động công tác xã hội với trẻ em
8 trang 45 0 0 -
Thông tư số 61/2012/TT-BCA-C41
17 trang 42 0 0