Danh mục

Nâng cao nhận thức về giá trị của lễ hội văn hóa dân gian Việt Bắc tại xã Eatam, huyện Kông Năng, tỉnh Đắk Lắk thông qua giáo dục các giá trị văn hóa của lễ hội

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 292.60 KB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết "Nâng cao nhận thức về giá trị của lễ hội văn hóa dân gian Việt Bắc tại xã Eatam, huyện Kông Năng, tỉnh Đắk Lắk thông qua giáo dục các giá trị văn hóa của lễ hội" với mục tiêu nhằm nâng cao nhận thức về giá trị của lễ hội này và làm phong phú hơn đời sống tinh thần của người dân, hướng về cội nguồn, mong muốn giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc thiết nghĩ rất cần và rất nên thường xuyên tổ chức các lễ hội văn hóa, các hoạt động giao lưu cộng đồng cho người dân để nâng cao nhận thức về giá trị của lễ hội văn hóa dân gian Việt Bắc tại xã Eatam, huyện Kông Năng, tỉnh Đắk Lắk thông qua giáo dục các giá trị văn hóa của lễ hội này. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nâng cao nhận thức về giá trị của lễ hội văn hóa dân gian Việt Bắc tại xã Eatam, huyện Kông Năng, tỉnh Đắk Lắk thông qua giáo dục các giá trị văn hóa của lễ hội NÂNG CAO NHẬN THỨC VỀ GIÁ TRỊ CỦA LỄ HỘI VĂN HOÁ DÂN GIAN VIỆT BẮC TẠI XÃ EATAM, HUYỆN KÔNG NĂNG,TỈNH ĐẮK LẮK THÔNG QUA GIÁO DỤC CÁC GIÁ TRỊ VĂN HOÁ CỦA LỄ HỘI ThS. Đàm Thị Hiền54 ThS. Huỳnh Hoàng Ba 55 Tóm tắt Lễ hội có vai trò và vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần của người dân. Nghiên cứulễ hội truyền thống trên phương diện lý luận lẫn thực tiễn góp phần xây dựng và phát triểnnền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Là một tỉnh nằm ở trung tâm vùngvăn hóa Tây Nguyên, Đắk Lắk hiện nay là vùng đất cộng cư của nhiều tộc người cùng sinhsống như: Ê đê, Ba na, M’nông, Gia rai, Tày, Nùng… Do đó, vùng đất này hiện có rất nhiềulễ hội văn hóa với nhiều sắc thái riêng vô cùng đặc sắc như: Lễ hội cồng chiêng, Lễ hội đâmtrâu, Lễ hội đua voi…và gần đây nhất có thêm “lễ hội Văn hoá dân gian Việt Bắc” của cácdân tộc vùng núi phía Bắc đang sinh sống trên địa bàn xã Eatam, huyện Krông Năng, tỉnhĐắk Lắk mới được tổ chức từ năm 2009 đến nay. Nhằm năng cao nhận thức về giá trị của lễhội này và làm phong phú hơn đời sống tinh thần của người dân, hướng về cội nguồn, mongmuốn giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc thiết nghĩ rất cần và rất nên thường xuyên tổchức các lễ hội văn hóa, các hoạt động giao lưu cộng đồng cho người dân để nâng cao nhậnthức về giá trị của lễ hội văn hoá dân gian Việt Bắc tại xã Eatam, huyện Kông Năng, tỉnh ĐắkLắk thông qua giáo dục các giá trị văn hoá của lễ hội này.Từ khoá: Lễ hội dân gian; Việt Bắc; xã Eatam; huyện Krông Năng. 1. Đặt vấn đề Trải qua 10 năm tổ chức, “lễ hội Văn hoá dân gian Việt Bắc” tại xã Eatam, huyện KôngNăng, tỉnh Đắk Lắk đã mang lại ý nghĩa quan trọng trong đời sống vật chất, tinh thần củangười dân đang sinh sống trên địa bàn xã, khu vực lân cận và nhân dân địa phương khác. Banđầu lễ hội được tổ chức là dựa trên nhu cầu vui xuân, giao lưu, học tập trao đổi kinh nghiệmsản xuất, nhu cầu sáng tạo và hưởng thụ những giá trị văn hóa vật chất, tinh thần của ngườidân địa phương; phục vụ mục đích tuyên truyền, giáo dục để người dân biết gìn giữ, kế thừavà phát huy những giá trị đạo đức truyền thống quý báu của dân tộc mình. Tuy nhiên, hiệnnay với điều kiện kinh tế địa phương ngày càng phát triển, đời sống sinh hoạt của nhân dânngày càng được nâng cao dẫn tới nhu cầu sinh hoạt và sự giao lưu văn hóa của người dân địaphương diễn ra mạnh mẽ. Do đó, để đáp ứng kịp thời nhu cầu, ước muốn của người dân nêncông tác tổ chức, quản lý “lễ hội VHDG Việt Bắc” hiện nay đã có nhiều thay đổi và ngày54 . Nghiên cứu văn hoá dân gian độc lập.55 . Trường Đại học Văn hoá Thành phố Hồ Chí Minh 236càng hoàn thiện hơn. Bên cạnh các mặt đã làm được cũng còn nhiều hạn chế cần được khắcphục để nâng cao hơn nữa ý nghĩa và vai trò của lễ hội trong đời sống. 2. Nội dung 2.1 Tổng quan về xã Eatam, huyện Krông Năng, tỉnh Đắk Lắk Xã EaTam cách trung tâm huyện Krông Năng 17 km về phía Đông Bắc, được thành lậpvào năm 1993, có diện tích tự nhiên là 8.425ha. Hiện trên địa bàn xã có 15 thôn buôn, gồm : Buôn Trấp, thôn Tam An, thôn Tam Đa,thôn Tam Điền, thôn Tam Đồng, thôn Tam Hiệp, thôn Tam Hòa, thôn Tam Liên, thôn TamLực, thôn Tam Phong, thôn Tam Phương, thôn Tam Thành, thôn Tam Thịnh, thôn Tam Trung,thôn Tam Lập[85]. Về dân số : tính đến hết ngày 31/12/2019 toàn xã Eatam hiện có 2.541 hộ, với hơn11.246 nhân khẩu. Về thành phần dân tộc, trên địa bàn xã hiện nay có tất cả 16 dân tộc anhem cùng sinh sống. Trong đó, dân tộc tại chỗ( Ê đê, Ba na …) chiếm tỷ lệ 2%; dân tộc Tày,Nùng chiếm tỷ lệ 84,4%; dân tộc khác chiếm tỷ lệ 13,6%[7]. Khí hậu mát mẻ, ôn hoà, có 02 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa bắt đầu từtháng 5 đến hết tháng 10, tập trung 90% lượng mưa hàng năm. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng4 năm sau, lượng mưa không đáng kể. Địa hình cao nguyên tương đối bằng phẳng, xen kẽ những đồi thấp lượn sóng, nhiềucảnh quan thiên nhiên đẹp; đất đai, khí hậu, thời tiết khá thuận lợi cho phát triển nông nghiệphàng hoá, phát triển dịch vụ, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và các ngành sản xuất kinhdoanh. Hệ thống giao thông nông thôn đã định hình và phát triển, đảm bảo lưu thông hàng hoátốt cả 2 mùa, hệ thống mạng lưới điện Quốc gia đã đến được hầu hết các xã trên địa bàn, cáccông trình phục vụ sản xuất nông nghiệp được xây dựng và ngày càng phát huy hiệu quả.Những điều kiện trên là cơ sở và động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của huyện theohướng công nghiệp hoá hiện đại hoá với cơ cấu phát triển một nền kinh tế hàng hoá bao gồmnông lâm nghiệp, công nghiệp - ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: