Danh mục

Nâng cao trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp thực phẩm Việt Nam – chìa khóa phát triển bền vững

Số trang: 19      Loại file: pdf      Dung lượng: 180.90 KB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục đích của bài viết nhằm để tồn tại và phát triển bền vững các doanh nghiệp thực phẩm cần phải nhận thức được vai trò, tầm quan trọng của việc thực hiện trách nhiệm xã hội trong xây dựng hình ảnh và uy tín của doanh nghiệp, tạo ra lòng tin cho khách hàng và cộng đồng. Để hiểu rõ hơn mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết của bài viết này.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nâng cao trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp thực phẩm Việt Nam – chìa khóa phát triển bền vững NÂNG CAO TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA CÁC DOANH NGHIỆP THỰC PHẨM VIỆT NAM – CHÌA KHÓA PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG ENHANCING SOCIAL RESPONSIBILITY OF ENTERPRISES VIETNAM FOOD - DEFINES SUSTAINABLE DEVELOPMENT ThS. Nguyễn Thị Mỹ Nguyệt ThS. Phùng Mạnh Hùng Trường Đại học Thương mạiTóm lược Bộ Công Thương đã xếp ngành công nghiệp sản xuất và chế biến thực phẩm vàonhóm ngành đang có lợi thế cạnh tranh và có định hướng để hình thành ngành kinh tếmạnh, hội nhập vững chắc với khu vực và thế giới. Theo thống kê của bộ, đến năm 2016 cókhoảng trên sáu ngàn doanh nghiệp vừa và nhỏ và chục ngàn cơ sở chế biến thực phẩm,sản xuất theo mùa vụ. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và kinh tế thị trường, cácdoanh nghiệp thực phẩm Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều thách thức, trong đónghiêm trọng nhất phải kể đến các vi phạm trách nhiệm xã hội như mất vệ sinh an toànthực phẩm, ô nhiễm môi trường…Để tồn tại và phát triển bền vững các doanh nghiệp thựcphẩm cần phải nhận thức được vai trò, tầm quan trọng của việc thực hiện trách nhiệm xãhội trong xây dựng hình ảnh và uy tín của doanh nghiệp, tạo ra lòng tin cho khách hàng vàcộng đồng.Từ khóa: doanh nghiệp thực phẩm, trách nhiệm xã hội, hình ảnh và danh tiếng.Abtract The Ministry of Industry and Trade has ranked the food production and processingindustry as a competitive and oriented sector to form a strong economic sector with asustainable integration into the region and the world. According to the Ministrys statistics,by 2016, there are about six thousand small and medium-sized enterprises and tens ofthousands of seasonal food processing and production plants. In the context ofinternational economic integration and market economy, Vietnamese food enterprises hasfaced many challenges, in which the most serious are the violations of social responsibilitysuch as food safety, environmental pollution, etc. In order to survive and sustainablydevelop, food businesses should be aware of the role and importance of implementingsocial responsibility in building images and reputations of the businesses, creating trustfor customers and the community.Key words: food businesses, social responsibility, image and reputation1. Các vấn đề cơ bản về trách nhiệm xã hội và phát triển bền vững doanh nghiệp1.1. Các quan điểm về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp thực phẩm Trên thế giới cũng như tại Việt Nam, hiện có nhiều quan đểm khác nhau về tráchnhiệm xã hội của doanh nghiệp. Cụ thể như sau: 389 Theo Carroll (1997), trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp bao gồm sự mong đợicủa xã hội về kinh tế, pháp luật, đạo đức và lòng từ thiện đối với các tổ chức tại một thờiđiểm nhất định. Maignan và Ferrell (2004) lại cho rằng một doanh nghiệp có trách nhiệmxã hội khi quyết định và hành động của nó nhằm tạo ra cân bằng các lợi ích khác nhau củacác cá nhân và tổ chức liên quan.Ủy ban Châu Âu (2005) đưa ra Văn bản xanh trong đógiải thích trách nhiệm xã hội là việc doanh nghiệp đưa ra các vấn đề xã hội và môi trườngvào các hoạt động cũng như những trao đổi với các bên liên quan một cách tự nguyện.Quan điểm này phân tích trách nhiệm xã hội ở cả hai khía cạnh bên trong và bên ngoàidoanh nghiệp, trong đó đề cập đến các vấn đề về lao động, môi trường và quyền conngười.Theo quan điểm của Nhóm phát triển kinh tế tư nhân của Ngân hàng thế giới (2006),trách nhiệm xã hội là sự cam kết của doanh nghiệp đóng góp vào sự phát triển kinh tế bềnvững thông qua những hoạt động nhằm nâng cao chất lượng đời sống của người lao độngvà các thành viên gia đình họ, cho cộng đồng và toàn xã hội theo cash có lợi cho cả doanhnghiệp và sự phát triển chung của cộng đồng. Nghiên cứu về trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp thực phẩm, một số học giảđiển hình đã đưa ra quan điểm của mình, Maloni và Brown (2006), đã đề xuất một khuônkhổ chi tiết ứng dụng trách nhiệm xã hội trong doanh nghiệp thực phẩm bao gồm côngnghệ sinh học,môi trường, thương mại công bằng, an toàn sức khỏe và lao động và cácquyền con người, cộng đồng. . Jones, Comfort, và Hillier (2007) đã chỉ ra trách nhiệm xahội là công cụ được sử dụng trong giao tiếp giữa doanh nghiệp, xã hội và người tiêu dùngtừ đó nâng cao nhận thức bán lẻ thương hiệu (giá trị đồng tiền, hỗ trợ cho thực phẩm địaphương, sản xuất, thương mại công bằng, sống lành mạnh và ăn uống lành mạnh, cam kếtvới các sản phẩm hữu cơ,đóng góp hỗ trợ cộng đồng địa phương. Một nghiên cứu quantrọng gần đây của Forsman-Hugg (2013) chỉ ra sự liên quan của trách nhiệm xã hội với cácdoanh nghiệp thực phẩm ở bảy khía cạnh chính gồm: ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: