Danh mục

Nặng gánh Cang Thường (Hồ Biểu Chánh)

Số trang: 72      Loại file: pdf      Dung lượng: 531.48 KB      Lượt xem: 17      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí tải xuống: 27,000 VND Tải xuống file đầy đủ (72 trang) 0
Xem trước 8 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Vua Thánh Tôn lâm triều phong Tướng quốc Ông Lê Nhiệm đón cửa đánh thông gia Trung Hoa có sử rồi còn có truyện nữa, Việt Nam cũng có sử, há lại không có truyện hay sao? Ấy vậy viết một bộ truyện An Nam ví dầu không giúp vui cho độc giả được đi nữa, thì cũng biên chép được một đoạn sự tích của nước mình, làm như thế tưởng có lẽ không phải là một việc vô ích. Bộ truyện nầy thuộc về nhà Lê, nhằm triều vua Thánh Tôn, trong khoảng hai ba năm trước khi...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nặng gánh Cang Thường (Hồ Biểu Chánh)Thông tin ebookTên truyện : Nặng Gánh Cang ThườngTác giả : Hồ Biểu ChánhThể loại : Văn học trong nướcNhà xuất bản : Văn Hóa Sài GònNgày xuất bản : Quý 4/2005Số trang : 200Kích thước : 13 x 19 cmTrọng lượng : 180 gSố quyển / 1 bộ : 1Hình thức bìa : Bìa mềmGiá bìa : 22.000 VNĐ----------------------------------Nguồn : http://www.hobieuchanh.comConvert (TVE) : santseiyaNgày hoàn thành : 21/05/2007Nơi hoàn thành : Hà Nộihttp://www.thuvien-ebook.comMục LụcChương 1Chương 2Chương 3Chương 4Chương 5Chương 6Chương 7Chương 8Chương 9Chương 10Chương 11Chương 12Chương 13Chương 14Chương 1 Vua Thánh Tôn lâm triều phong Tướng quốc Ông Lê Nhiệm đón cửa đánh thông gia Trung Hoa có sử rồi còn có truyện nữa, Việt Nam cũng có sử, há lại không có truyện hay sao? Ấyvậy viết một bộ truyện An Nam ví dầu không giúp vui cho độc giả được đi nữa, thì cũng biên chépđược một đoạn sự tích của nước mình, làm như thế tưởng có lẽ không phải là một việc vô ích. Bộ truyện nầy thuộc về nhà Lê, nhằm triều vua Thánh Tôn, trong khoảng hai ba năm trước khi vuathăng hà. Vua Thánh Tôn là con thứ của Thái Tôn. Ngài tên là Tư Thành. Ngài có hai người anh: mộtNghi Dân, hai Bang Cơ. Vì bà Hoàng hậu là mẹ của Nghi Dân bị tội nên vua Thái Tôn lập Bang Cơlên làm Thái tử tồi phong Nghi Dân làm Lạng Sơn Vương, và Tư Thành làm Bình Nguyên Vương. Khivua Thái Tôn băng, triều đình tôn Thái tử Bang Cơ lên nối ngôi đặng 17 năm, rồi bị anh là Lạng SơnVương giết mà giành ngôi. Ðến năm Canh Thìn (1460) các quan đại thần thấy Lạng Sơn Vương tànbạo, mới hiệp nhau mà giết đi, rồi tôn Bình Nguyên Vương, tức là vua Thánh Tôn. Vua Thánh Tôn là một đứng hiền lương minh triết. Khi ngài mới lên ngôi, thì ngài đặt niên hiệu làQuan Thuận. Ðến năm Canh Dần (1470) ngài mới đổi niên hiệu lại là Hồng Ðức. Ngài làm vua trong36 năm đầu, thì ngài hằng lo kế chí vua Thái Tổ, vua Thái Tôn và vua Nhơn Tôn mà giữ gìn biên giới,khai hóa thần dân, bởi vậy ngoài ải thì lân quốc kỉnh đức kiêng oai, trong nước thì sĩ thứ an cư lạcnghiệp. Nước Việt Nam hồi đời ấy cũng đáng gọi là đời thạnh trị. Năm Hồng Ðức thứ 26 (1495), mùa xuân, vua Thánh Tôn lâm triều, cho bá quan văn võ vào chầu.Những đại thần bên văn cân đai rỡ rỡ thì có: Lễ bộ Thượng thơ, Thân Nhơn Trung tự Thanh Tuyền. Lại bộ Thượng thơ, Ðỗ Nhuận. Hình bộ Thượng thơ, Trịnh Công Lộ. Hộ bộ Thượng thơ, Lê Nhơn Hiệu. Còn bên võ oai phương lẫm lẫm thì có: Thái úy, Lê Niệm tự Nhị Lôi. Binh bộ Thượng thơ, Lê Thọ Vực. Công bộ Thượng thơ, Lê Ðình Ngạn. Tướng quân, Lê Lộng. Vua định lập Hoàng tử Tăng lên làm Thái tử và định gia phong Lễ bộ Thượng thơ Thân Nhơn [1]Trung lên chức Tả Tướng quốc [1], lãnh dạy Thái tử học văn chương lễ phép. Bá quan thảy đều khấuđầu khâm phục vương mạng, duy có một mình Thái úy Lê Niệm nghe lịnh Phán tuy không dám cãi,song trợn mắt dửng râu, xem sắc diện dường như không vừa ý. Vả quan Thái úy Lê Niệm là Phò mã, chồng của Công chúa Ngọc Hoa tức là em rể của vua ThánhTôn. Bà Công chúa Ngọc Hoa mất hồi năm Hồng Ðức thứ 20, có để lại cho ngài một người con gái tênlà Lệ Bích, năm nầy đã được 16 tưổi. Nàng Lệ Bích là một gái dung nhan tuyệt thế, cốt cách phi phàm,mà lại thêm văn võ gồm tài, tánh tình khả ái. Năm trước Công tử Thanh Tòng là con của quan Lễ bộThượng thơ Thân Nhơn Trung, đi chơi gặp nàng trên đền bà Trung Nữ Vương, rồi lại được thấy 8 câuthi nàng đề trên vách, thì mộ tài gái sắc nên về nhà xin với cha mẹ nói mà cưới nàng cho chàng. QuanThái úy nghe Thanh Tòng nức tiếng thần đồng, văn tao võ cứng, ông rất ưng lòng, nên ông hứa lời chịugả, hai bên đã có trao của tin cho nhau rồi, nhưng còn đợi ít năm cho đôi trẻ lớn khôn rồi sẽ cho làm lễcưới. Ấy vậy quan Thái úy Lê Niệm với quan Lễ bộ Thượng thơ Thân Nhơn Trung đã là bạn đồngliêu, mà trong lại có tư thông gia nữa. Khi vua phán giữa triều, định lập Hoàng tử Trung làm Thái tử và định phong Thân Nhơn Trunglàm Tả Tướng quốc, bá quan dòm thấy Lê Niệm khí sắc bất bình, nhưng không ai hiểu ông bất bình vềsự lập Thái tử hay là bất bình về sự phong Tướng quốc. Chừng bãi chầu, vua phản giá hồi cung, Hình bộ Thượng thơ Trịnh Công Lộ bước ra nói nhỏ vớiLê Niệm ít tiếng rồi hai người dắt nhau đi ra trước. Bá quan lần lượt kẻ trước người sau, tiếp nhau màđi theo. Quan Lại bộ Thượng thơ Ðỗ Nhuận, vốn là bạn tao đàn của ông Thân Nhơn Trung, thấy ôngThân Nhơn Trung được gia phong quyền tước thì mừng rỡ trong lòng nên đón ông mà cung hạ. Bá quanvăn võ thấy vậy mới bắt chước áp lại kẻ xưng tụng tài đức, người mừng được cao thăng. Ông ThânNhơn Trung dùng lời khiêm nhượng mà tạ ơn mỗi người rồi ông kề vai với ông Ðỗ Nhuận huỡn bướclui ra, và đi và đàm đạo. Ra tới ngọ môn, thì thấy quan Thái úy Lê Niệm, tay chống nạnh, tay vuốt râu,đương đứng chần ngần giữa cửa, lại có quan Hình bộ Thượng thơ Trịnh Công Lộ đứng gần đó nữa. Ông Thân Nhơn Trung lật đật chào ông Lê Niệm. Ông Lê Niệm đã không đáp lễ, mà lại còn hỏixộn xàng rằng: Quan Tả Tướng quốc, tôi hỏi ông vậy chớ ông có công cán gì mà ông được thăng trậtphẩm ông nói cho tôi nghe thử? Ông Thân Nhơn Trung đứng chưng hửng. Ông Trịnh Công Lộ nheo mắt mà ngó, chằn miệng mà cười lại đứng lóng tai mà nghe. Ông ThânNhơn Trung nghe lời ông Lê Niệm hỏi và thấy sắc ông Lê Niệm giận thì biết ông bất bình về sự vuaphong mình chức Tướng quốc nhưng vì ông nghĩ nghĩa đồng liêu, ông vị tình thông gia, ông khôngmuốn tranh hơn thưa, nên ông trả lời nhỏ nhẹ rằng: - Tôi đâu dám khoe công cán với ông. Tôi vẫn biết tôi bất tài, còn chức Tướng quốc là một chứctrọng yếu của triều đình. Ngặt vì lịnh Bệ hạ đã phán, tôi không dám từ thối, nên tôi phải lãnh đó màthôi chớ. - Ông là bọn rung đùi ngâm thi, gãi vế vịnh phú, hễ nghe có giặc thì xui râu rút cổ; ông tài năng gìmà làm Tướng quốc? Ông phải vào tâu với lịnh Bệ hạ mà nhường chức Tả Tướng quốc lại cho tôi.Ôn ...

Tài liệu được xem nhiều: