Năng lực kinh doanh của nữ doanh nhân và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
Số trang: 12
Loại file: pdf
Dung lượng: 477.62 KB
Lượt xem: 7
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Nghiên cứu này được thực hiện để phân tích sự ảnh hưởng của năng lực kinh doanh của đội ngũ nữ doanh nhân đến kết quả hoạt động kinh doanh của các DNNVV trên cơ sở tiếp cận 200 nữ doanh nhân tại địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Thông qua việc sử dụng kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng, 9 giả thuyết nghiên cứu được ủng hộ.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Năng lực kinh doanh của nữ doanh nhân và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên HuếNĂNG LỰC KINH DOANH CỦA NỮ DOANH NHÂN VÀ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Hoàng La Phương Hiền*- Trương Tấn Quân - Dương Đắc Quang Hảo 1 TÓM TẮT: Nghiên cứu này được thực hiện để phân tích sự ảnh hưởng của năng lực kinh doanh của đội ngũ nữ doanh nhân đến kết quả hoạt động kinh doanh của các DNNVV trên cơ sở tiếp cận 200 nữ doanh nhân tại địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Thông qua việc sử dụng kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng, 9 giả thuyết nghiên cứu được ủng hộ. Kết quả nghiên cứu cho thấy 9 nhóm năng lực kinh doanh thành phần bao gồm: Năng lực nắm bắt cơ hội, năng lực thiết lập quan hệ, năng lực định hướng chiến lược, năng lực cá nhân, năng lực cam kết, năng lực học tập, năng lực tổ chức - lãnh đạo, năng lực nhận thức và năng lực đạo đức ảnh hưởng trực tiếp cùng chiều đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Trong đó, năng lực cá nhân có ảnh hưởng lớn nhất đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp với hệ số hồi quy chuẩn hóa 0,209. Kết quả nghiên cứu này có ý nghĩa quan trọng trong việc gợi mở các định hướng chính sách và giải pháp giúp các nữ doanh nhân, các cơ sở đào tạo và nhà hoạch định chính sách xác định và phát triển những nhóm năng lực kinh doanh phù hợp để nâng cao kết quả hoạt động kinh doanh của DNNVV. Từ khóa: Năng lực kinh doanh, nữ doanh nhân, kết quả hoạt động kinh doanh.1. GIỚI THIỆU Nữ doanh nhân là một trong những yếu tố động lực quan trọng và góp phần tạo đà tăng trưởng cho nềnkinh tế quốc gia nói chung và Tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng. Do đó, phát triển đội ngũ nữ doanh nhân cóbản lĩnh, năng lực kinh doanh tốt, hội nhập quốc tế sâu rộng là một trong những yêu cầu bức thiết nhằm thựchiện chiến lược quốc gia về bình đẳng giới, đưa tỷ lệ nữ làm chủ doanh nghiệp chiếm trên 35% vào năm 2020. Số lượng các nữ doanh nhân khởi nghiệp từ bàn tay và khối óc tăng lên một cách đáng kể trong nhữngnăm gần đây. Theo Ngân hàng Thế giới (WB), số doanh nghiệp do nữ sở hữu và điều hành chiếm khoảng25-35% tổng số doanh nghiệp tư nhân trên toàn thế giới. Tính đến hết năm 2014, ước tính có khoảng 126triệu phụ nữ khởi nghiệp hoặc điều hành doanh nghiệp; 98 triệu phụ nữ tham gia quản lý các doanh nghiệpđang hoạt động tại 67 nền kinh tế trên toàn cầu. Tuy nhiên, theo thống kê, sự tự tin, chỉ số đổi mới sángtạo, định hướng kinh doanh quốc tế tại doanh nghiệp của nữ doanh nhân thấp hơn so với doanh nghiệp donam giới làm chủ. Tại Việt Nam, theo báo cáo của Tổng cục Thống kê năm 2014, trong số những ngườiđang khởi sự kinh doanh tại Việt Nam, có 58% là nam giới và 42% là nữ giới. Đến giai đoạn kinh doanhđã phát triển tỷ lệ nam giới và nữ giới là gần như ngang nhau. Tuy nhiên, theo báo cáo Chỉ số khởi nghiệptoàn cầu – chuyên đề phụ nữ năm 2014 thì chỉ số đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp do nữ làm chủ thấphơn so với nam giới (chỉ có 35% so với tỷ lệ 45% của nam giới). Mặc dù phụ nữ tự tin hơn nam giới khi bắt Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế, 99 Hồ Đắc Di, Thành phố Huế, 491, Việt Nam, tác giả nhận phản hồi: Hoàng La Phương Hiền,* Tel. +84905301357, Email: hlphien@hce.edu.vn1018 HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ KHỞI NGHIỆP ĐỔI MỚI SÁNG TẠO QUỐC GIAđầu khởi nghiệp nhưng lại có tâm lý sợ thất bại hơn. Trong báo cáo thảo luận về các vấn đề doanh nghiệpdo nữ làm chủ đang phải đối mặt, trong đó tập trung vào khó khăn trong tiếp cận tài chính năm 2014 cũngđề cập doanh nghiệp do nữ làm chủ cũng gặp phải nhiều hạn chế khác nhau, từ việc hoàn toàn không thểtiếp cận nguồn vốn hay chỉ có thể nhận được với những điều khoản ít có lợi. Trong đó, cùng với thực trạngchung được phản ánh về năng lực kinh doanh của nữ doanh nhân cả nước thì số lượng nữ doanh nhân ThừaThiên Huế ngày càng phát triển, tuy nhiên những đóng góp của họ vào sự thịnh vượng của nền kinh tế địaphương vẫn còn nhiều hạn chế và triển vọng phát triển của kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệpdo họ làm chủ vẫn chưa thực sự bền vững và lâu dài. Theo Stoke (2006) thì nữ nghiệp chủ gặp rất nhiềugian truân trong tiến trình tiếp cận nguồn lực kinh doanh bởi sự hạn chế về trình độ, rào cản của môi trườngkinh tế - văn hóa – xã hội và đặc biệt là năng lực kinh doanh. Có thể thấy rằng, do một số hạn chế về năng lực kinh doanh của các nữ doanh nhân cả nước nói chungvà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng đã tước đi cơ hội tiếp cận và mở rộng thị trường trong nướccũng như là thế giới trước thềm hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng của các nữ chủ doanh nghiệp. Do đó, việcnâng cao hiểu biết về năng lực kinh doanh của nữ doanh nhân trong tiến trình kinh doanh sẽ góp phần pháttriển và hoàn thiện hơn năng lực kinh doanh của họ và đến lượt nó thì kết quả hoạt động kinh doanh củadoanh nghiệp sẽ được nâng cao (Churchill, 1983; Low, 1988). Về mặt lý luận, các công trình nghiên cứu trong nước và quốc tế về mối quan hệ giữa năng lực kinhdoanh của doanh nhân và kết quả hoạt đông kinh doanh của doanh nghiệp đã nhận được sự quan tâm củamột số học giả trên thế giới tuy nhiên, vẫn chưa có sự thống nhất về mô hình nghiên cứu và một số nghiêncứu chỉ dừng lại ở góc độ đề xuất mô hình lý thuyết và phần lớn là tập trung vào các doanh nhân (chủ doanhnghiệp) nói chung nhưng chưa có một định hướng nghiên cứu trong nước nào đi sâu vào việc tìm hiểu mộtcách đầy đủ về vấn đề này trên đối tượng là nữ nghiệp chủ. Xuất phát từ những lý do trên, bài viết nàyhướng đến phân tích sự ảnh hưởng của năng lực kinh doanh của nữ doanh nhân đến kết quả hoạt động kinhdoanh của doanh nghiệp nhỏ v ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Năng lực kinh doanh của nữ doanh nhân và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên HuếNĂNG LỰC KINH DOANH CỦA NỮ DOANH NHÂN VÀ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Hoàng La Phương Hiền*- Trương Tấn Quân - Dương Đắc Quang Hảo 1 TÓM TẮT: Nghiên cứu này được thực hiện để phân tích sự ảnh hưởng của năng lực kinh doanh của đội ngũ nữ doanh nhân đến kết quả hoạt động kinh doanh của các DNNVV trên cơ sở tiếp cận 200 nữ doanh nhân tại địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Thông qua việc sử dụng kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng, 9 giả thuyết nghiên cứu được ủng hộ. Kết quả nghiên cứu cho thấy 9 nhóm năng lực kinh doanh thành phần bao gồm: Năng lực nắm bắt cơ hội, năng lực thiết lập quan hệ, năng lực định hướng chiến lược, năng lực cá nhân, năng lực cam kết, năng lực học tập, năng lực tổ chức - lãnh đạo, năng lực nhận thức và năng lực đạo đức ảnh hưởng trực tiếp cùng chiều đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Trong đó, năng lực cá nhân có ảnh hưởng lớn nhất đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp với hệ số hồi quy chuẩn hóa 0,209. Kết quả nghiên cứu này có ý nghĩa quan trọng trong việc gợi mở các định hướng chính sách và giải pháp giúp các nữ doanh nhân, các cơ sở đào tạo và nhà hoạch định chính sách xác định và phát triển những nhóm năng lực kinh doanh phù hợp để nâng cao kết quả hoạt động kinh doanh của DNNVV. Từ khóa: Năng lực kinh doanh, nữ doanh nhân, kết quả hoạt động kinh doanh.1. GIỚI THIỆU Nữ doanh nhân là một trong những yếu tố động lực quan trọng và góp phần tạo đà tăng trưởng cho nềnkinh tế quốc gia nói chung và Tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng. Do đó, phát triển đội ngũ nữ doanh nhân cóbản lĩnh, năng lực kinh doanh tốt, hội nhập quốc tế sâu rộng là một trong những yêu cầu bức thiết nhằm thựchiện chiến lược quốc gia về bình đẳng giới, đưa tỷ lệ nữ làm chủ doanh nghiệp chiếm trên 35% vào năm 2020. Số lượng các nữ doanh nhân khởi nghiệp từ bàn tay và khối óc tăng lên một cách đáng kể trong nhữngnăm gần đây. Theo Ngân hàng Thế giới (WB), số doanh nghiệp do nữ sở hữu và điều hành chiếm khoảng25-35% tổng số doanh nghiệp tư nhân trên toàn thế giới. Tính đến hết năm 2014, ước tính có khoảng 126triệu phụ nữ khởi nghiệp hoặc điều hành doanh nghiệp; 98 triệu phụ nữ tham gia quản lý các doanh nghiệpđang hoạt động tại 67 nền kinh tế trên toàn cầu. Tuy nhiên, theo thống kê, sự tự tin, chỉ số đổi mới sángtạo, định hướng kinh doanh quốc tế tại doanh nghiệp của nữ doanh nhân thấp hơn so với doanh nghiệp donam giới làm chủ. Tại Việt Nam, theo báo cáo của Tổng cục Thống kê năm 2014, trong số những ngườiđang khởi sự kinh doanh tại Việt Nam, có 58% là nam giới và 42% là nữ giới. Đến giai đoạn kinh doanhđã phát triển tỷ lệ nam giới và nữ giới là gần như ngang nhau. Tuy nhiên, theo báo cáo Chỉ số khởi nghiệptoàn cầu – chuyên đề phụ nữ năm 2014 thì chỉ số đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp do nữ làm chủ thấphơn so với nam giới (chỉ có 35% so với tỷ lệ 45% của nam giới). Mặc dù phụ nữ tự tin hơn nam giới khi bắt Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế, 99 Hồ Đắc Di, Thành phố Huế, 491, Việt Nam, tác giả nhận phản hồi: Hoàng La Phương Hiền,* Tel. +84905301357, Email: hlphien@hce.edu.vn1018 HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ KHỞI NGHIỆP ĐỔI MỚI SÁNG TẠO QUỐC GIAđầu khởi nghiệp nhưng lại có tâm lý sợ thất bại hơn. Trong báo cáo thảo luận về các vấn đề doanh nghiệpdo nữ làm chủ đang phải đối mặt, trong đó tập trung vào khó khăn trong tiếp cận tài chính năm 2014 cũngđề cập doanh nghiệp do nữ làm chủ cũng gặp phải nhiều hạn chế khác nhau, từ việc hoàn toàn không thểtiếp cận nguồn vốn hay chỉ có thể nhận được với những điều khoản ít có lợi. Trong đó, cùng với thực trạngchung được phản ánh về năng lực kinh doanh của nữ doanh nhân cả nước thì số lượng nữ doanh nhân ThừaThiên Huế ngày càng phát triển, tuy nhiên những đóng góp của họ vào sự thịnh vượng của nền kinh tế địaphương vẫn còn nhiều hạn chế và triển vọng phát triển của kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệpdo họ làm chủ vẫn chưa thực sự bền vững và lâu dài. Theo Stoke (2006) thì nữ nghiệp chủ gặp rất nhiềugian truân trong tiến trình tiếp cận nguồn lực kinh doanh bởi sự hạn chế về trình độ, rào cản của môi trườngkinh tế - văn hóa – xã hội và đặc biệt là năng lực kinh doanh. Có thể thấy rằng, do một số hạn chế về năng lực kinh doanh của các nữ doanh nhân cả nước nói chungvà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng đã tước đi cơ hội tiếp cận và mở rộng thị trường trong nướccũng như là thế giới trước thềm hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng của các nữ chủ doanh nghiệp. Do đó, việcnâng cao hiểu biết về năng lực kinh doanh của nữ doanh nhân trong tiến trình kinh doanh sẽ góp phần pháttriển và hoàn thiện hơn năng lực kinh doanh của họ và đến lượt nó thì kết quả hoạt động kinh doanh củadoanh nghiệp sẽ được nâng cao (Churchill, 1983; Low, 1988). Về mặt lý luận, các công trình nghiên cứu trong nước và quốc tế về mối quan hệ giữa năng lực kinhdoanh của doanh nhân và kết quả hoạt đông kinh doanh của doanh nghiệp đã nhận được sự quan tâm củamột số học giả trên thế giới tuy nhiên, vẫn chưa có sự thống nhất về mô hình nghiên cứu và một số nghiêncứu chỉ dừng lại ở góc độ đề xuất mô hình lý thuyết và phần lớn là tập trung vào các doanh nhân (chủ doanhnghiệp) nói chung nhưng chưa có một định hướng nghiên cứu trong nước nào đi sâu vào việc tìm hiểu mộtcách đầy đủ về vấn đề này trên đối tượng là nữ nghiệp chủ. Xuất phát từ những lý do trên, bài viết nàyhướng đến phân tích sự ảnh hưởng của năng lực kinh doanh của nữ doanh nhân đến kết quả hoạt động kinhdoanh của doanh nghiệp nhỏ v ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Năng lực kinh doanh Kinh doanh quốc tế Chỉ số khởi nghiệp Hội nhập kinh tế quốc tế Năng lực kinh doanh của nữ doanh nhânTài liệu liên quan:
-
205 trang 435 0 0
-
Những hạn chế trong xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam và giải pháp khắc phục hạn chế
18 trang 349 0 0 -
54 trang 308 0 0
-
46 trang 205 0 0
-
Tiểu luận: Sự thay đổi văn hóa của Nhật Bản và Matsushita
15 trang 175 0 0 -
11 trang 174 4 0
-
3 trang 174 0 0
-
23 trang 168 0 0
-
97 trang 163 0 0
-
Tiểu luận quản trị kinh doanh quốc tế: Chiến lược kinh doanh quốc tế của Ford
35 trang 155 0 0