Thông tin tài liệu:
Nỗ lực phục hồi Trong nỗ lực phục hồi một ngành đang yếu và dần suy yếu, những người đề xuất dự án hạt nhân đã lấy vấn đề biến đổi khí hậu làm lý do tranh luận nhằm khôi phục ngành này. Ngành năng lượng hạt nhân đã rót hàng triệu đô-la vào một chiến dịch tiếp thị nhằm thay đổi hình ảnh về công nghệ từ quan niệm đây là ngành gây ô nhiễm và nguy hiểm sang ý nghĩ về một công nghệ sạch sẽ và an toàn. Để làm được điều này, họ phải vượt qua...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Năng lượng hạt nhân không phải là giải pháp cho nguồn năng lượng sạch
Năng lượng hạt nhân không phải là giải pháp cho
nguồn năng lượng sạch
Nỗ lực phục hồi
Trong nỗ lực phục hồi một ngành đang yếu và dần suy yếu, những người đề
xuất dự án hạt nhân đã lấy vấn đề biến đổi khí hậu làm lý do tranh luận
nhằm khôi phục ngành này. Ngành năng lượng hạt nhân đã rót hàng triệu
đô-la vào một chiến dịch tiếp thị nhằm thay đổi hình ảnh về công nghệ từ
quan niệm đây là ngành gây ô nhiễm và nguy hiểm sang ý nghĩ về một công
nghệ sạch sẽ và an toàn. Để làm được điều này, họ phải vượt qua một vấn đề
khó khăn: các trạm năng lượng hạt nhân vận hành trong năm 2010 cần phải
giống như mô hình được vận hành từ những năm 70 của thế kỷ trước.
Các nhà máy này vẫn đang đóng góp vào khả năng phát triển sản xuất vũ khí
hạt nhân ở một số nước. Họ vẫn thải ra lượng chất thải hạt nhân lớn có thể
cần đến 100 ngàn năm mới có thể xử lý. Dù hiếm hoi nhưng chúng vẫn tiềm
tàng nguy cơ có thể xảy ra những vụ tai nạn có sức hủy hoại nặng nề. Chi
phí vốn đang tăng ở mức cao, được ước tính tăng lên gấp đôi trong vòng từ
5-7 năm. Các nhà máy này cũng thiếu nguồn quặng uranium chất lượng cao
theo xu hướng chung trên toàn cầu. Mặc dù hiện có khá nhiều uranium chất
lượng thấp, khả năng sử dụng nguyên liệu này khá hạn chế bởi số lượng
nhiên liệu cần để khai thác và chế biến thải ra lượng CO2 lớn.
Ngành hạt nhân và những người ủng hộ ngành này đang chuyển hướng chú
ý từ những thực tế khắc nghiệt này bằng việc vẽ ra bức tranh thế hệ vũ khí
hạt nhân mới sắp được phát minh. Họ tuyên bố rằng những lò phản ứng trên
lý thuyết sẽ an toàn hơn và sẽ thải ra chất thải cao cấp chỉ cần xử lý trong
một vài thế kỷ. Trong thực tế, không có lò phản ứng hạt nhân như vậy tồn tại
bởi hệ thống hiện tại không thể đạt tới giai đoạn này trong vòng 15 năm tới.
Lò phản ứng hạt nhân thế hệ thứ tư
Một trong những loài lò phản ứng hạt nhân thế hệ thứ tư này là lò phản ứng
thorium, loại không cần các quặng uranium cao cấp khan hiếm. Loại lò này
sử dụng thorium, một nguyên tố phổ biến hơn. Tuy nhiên, khác với uranium
235 được dùng trong các lò phản ứng hạt nhân truyền thông, thorium khó có
thể phân tách để giải phóng năng lượng tách hạt nguyên tử hoặc trong bom
hạt nhân. Ấn Độ hiện đang phát triển một quy trình để biến thorium thành
uranium bằng cách cho nổ với neutron sinh ra trong lò phản ứng hạt nhân
dùng nguyên liệu uranium truyền thống. Hệ thống này khá phức tạp và
không tránh khỏi chi phí cao hơn lò phản ứng hạt nhân thông thường.
Một loại lò lò phản ứng thế hệ thứ tư khác được chào hàng là lò phản ứng
nhanh đang được thử nghiệm vận hành. Loại lò này sử dụng uranium hiệu
quả hơn lò phản ứng hạt nhân truyền thống và có thể sinh ra nhiều nhiên liệu
hạt nhân hơn, dưới dạng plutonium hơn mức sử dụng thông thường. Như
vậy, lò phản ứng loại này có thể giải quyết vấn đề khí CO2, khí thải từ việc
khai thác mỏ và chế biến quặng uranium mức thấp. Tuy nhiên, chi phí xây
dựng và vận hành rất cao. Lò phản ứng hạt nhân này có thể sản xuất nhiều
plutonium hơn lò truyền thống, đồng nghĩa với việc nó có thể tạo nên những
tiếng nổ hạt nhân khủng khiếp từ các kho bom.
Dù vậy, những người ủng hộ việc sản xuất năng lượng hạt nhân cho rằng
mọi người không nên lo lắng bởi người ta có thể chế tạo một hệ thống tái
chế tất cả những nhiên liệu đã đốt khó xử lý trở lại lò phản ứng hạt nhân mà
không cần phân tách plutonium nguy hiểm và có thể tiếp cận với bom.
Trong giai đoạn thử nghiệm này, chất thải hạt nhân tồn tại lâu dài, thường là
phóng xạ và chứa plutonium sẽ được tách từ những sản phẩm nguyên tử
phóng xạ. Sau đó, trên lý thuyết, chất thải hạt nhân khó phân hủy trở thành
nhiên liệu hạt nhân và các sản phẩm nguyên tử tách biệt được chuyển sang
giai đoạn xử lý 500 năm ở một địa điểm nhất định.
Một khi các sản phẩm của phản ứng phân tách hạt nhân được tách khỏi
thành phần chất thải tồn tại lâu trong không khí, việc phá vỡ quy luật và
chiết suất plutonium từ rác thải khó phân hủy sẽ dễ dàng hơn. Tuy nhiên,
nếu chính phủ xử trí không đúng hướng, hệ thống này sẽ trở thành thảm họa
khủng khiếp. Đó là nguyên nhân tại sao chính phủ Mỹ không tiếp tục nghiên
cứu loại lò phản ứng này
Năng lượng tái sinh
Một vấn đề nghiêm trọng khác mà những người tiếp thị năng lượng hạt nhân
đang phải đối mặt là sự cạnh tranh từ những nguồn năng lượng tái sinh khác
đang áp dụng một số công nghệ chính có tỉ lệ tăng trưởng và vốn đầu tư
hàng năm cùng khả năng tạo việc làm lớn. Ở Châu Âu, vào năm 2008 và
năm 2009, năng lượng gió là nguồn cung cấp năng lượng lớn nhất trong các
nhà máy sản xuất điện năng. Trung Quốc đã tăng gấp đôi năng lực sản xuất
năng lượng gió hàng năm trong vòng 5 năm qua. Công nghệ mặt trời và gió
có thể được phát triển nhanh chóng bởi nó đang đ ược sản xuất. Năng lượng
hạt nhân chỉ có thể phát triển chậm là tốt nhất vì chúng cần có các dự án xây
dựng nhà máy khổng lồ.
...