Nên tiếp tục 'tháo' trần lãi suất huy động!
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nên tiếp tục “tháo” trần lãi suất huy động! Nên tiếp tục “tháo” trần lãi suất huy động! Sẽ hình thành mặt bằng lãi suất cho vay minh bạch, rõ ràng và phản ánh đúng tín hiệu của thị trường. Thông tư 07 ra đời là rất bình thường. Đây không phải là lần đầu tiên các ngân hàng thương mại được thực hiện cơ chế “lãi suất thỏa thuận”. Trước đây, ngày 1/6/2002, Ngân hàng Nhà nước đã cho phép áp dụng cơ chế lãi suất thỏa thuận trong cả huy động vàng cho vay vốn. Năm 2009, đối với cho vay tiêu dùng, Ngân hàng Nhà nước cũng cho phép các ngân hàng thương mại áp dụng cơ chế này. Song từ năm 2008 đến nay, vì nhiều lý do khách quan và chủ quan, Ngân hàng Nhà nước đã khống chế trần lãi suất cho vay và sau đó khống chế cả trần lãi suất huy động. Việc khống chế trần cho vay và huy động đã dẫn đến tình trạng “méo mó” giá vốn. Thị trường vốn trung và dài hạn không được khơi thông. Do lãi suất huy động bị khống chế dẫn đến tình trạng không huy động được. Một kiểu “méo mó” khác là mức lãi suất huy động cho các kỳ hạn ngắn, trung và dài là như nhau mặc dù độ rủi ro là rất khác nhau. Kết quả là, các ngân hàng thương mại phải tìm mọi cách lách thông qua các hình thức tặng tiền, tặng quà..., nên chi phí vốn của ngân hàng thương mại vượt cả 12% theo mức trần quy định. Để bù đắp chi phí này, cũng như doanh nghiệp vay được vốn trung và dài hạn, giữa các ngân hàng thương mại và doanh nghiệp đã ngầm chấp nhận một số loại phí mà chỉ có tổ chức tín dụng với khách hàng đó mới tường tận. Như vậy, cho phép áp dụng lãi suất thỏa thuận vừa tạo điều kiện cho doanh nghiệp vay được vốn với giá thỏa thuận minh bạch, vừa chấm dứt tình trạng phí “ngầm” trong bản thân mỗi tổ chức tín dụng mà Ngân hàng Nhà nước cũng khó kiểm soát. Thế nhưng, Ngân hàng Nhà nước chỉ mới “tháo” trần lãi suất cho vay, doanh nghiệp và ngân hàng thương mại được lợi trong khi người gửi tiền lại thiệt? Chỉ những người gửi tiền nhỏ lẻ là không được lợi còn các doanh nghiệp, tập đoàn vốn có khoản tiền gửi lớn đã và đang được hưởng mức lãi suất cao hơn mức lãi suất công bố. Các hình thức thưởng lũy tiến trên giá trị và thời hạn gửi tiền cho thấy mức lãi suất thực tế không chỉ dừng lại ở 10,499%/năm cho các kỳ hạn khác nhau nh ư các ngân hàng thương mại niêm yết. Điều này cho thấy nếu không xử lý đầu ra của lãi suất sẽ dẫn đến tình trạng méo bạch về giá vốn. mó và không minh Tất nhiên, một khi các khoản vay trung và dài hạn được thực hiện theo lãi suất thỏa thuận, trong khi lãi suất các khoản vay ngắn hạn lại bị chặn bởi các giới hạn hành chính, sẽ lại làm nảy sinh kiểu méo mó khác. Ranh giới giữa ngắn và dài hạn rất gần và thể bị lợi dụng. là có Ví dụ, khoản vay ngắn hạn là 365 ngày không được áp dụng lãi suất thỏa thuận, nhưng cho vay 366 ngày sẽ được chuyển sang thời hạn trung và dài hạn, lại có thể thỏa thuận. Khắc phục vấn đề này cần một sự thanh tra giám sát chặt chẽ của Ngân hàng Nhà nước, cũng như tiếp tục thực hiện lãi suất thỏa thuận đối với lãi suất cho ngắn hạn và suất huy động vốn. vay lãi Và vậy, lãi suất bản giữ vai trò gì? như cơ Đã có rất nhiều ý kiến xung quanh vấn đề n ày, và trong chỉnh sửa Luật Các tổ chức tín dụng tới đây trình Quốc hội cũng có ý kiến cho rằng nên bỏ hoặc thay thế lãi suất cơ bản. Thực ra, lãi suất cơ bản chỉ đóng vai trò định hướng, để xem xét, liệu xu hướng giá vốn trên thị trường. tiên Do đó, một khi bỏ lãi suất cơ bản cần có một loại lãi suất khác để trên cơ sở đó định hướng thị trường. Tuy nhiên, chọn loại lãi suất nào làm đựơc vai trò này cũng cần tính tới.
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Cho vay tín dụng hoạt động ngân hàng hệ thống ngân hàng lãi suất huy động cơ cấu tín dụng chìa khóa của lãi suấtGợi ý tài liệu liên quan:
-
Hoàn thiện quy định của pháp luật về thành viên quỹ tín dụng nhân dân tại Việt Nam
12 trang 289 0 0 -
Bài giảng học Lý thuyết tài chính- tiền tệ
54 trang 174 0 0 -
Báo cáo thực tập nhận thức: Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Chi nhánh Bắc An Giang
31 trang 166 0 0 -
Bài giảng Kế toán ngân hàng - Chương 5: Kế toán các nghiệp vụ thanh toán vốn giữa các ngân hàng
13 trang 152 0 0 -
Luận văn: Nâng cao năng lực cạnh tranh trong dài hạn bằng việc củng cố thị phần trong phân phối
61 trang 149 0 0 -
Bài giảng Quản trị Ngân hàng thương mại - Bài 1: Tổng quan về ngân hàng và hoạt động ngân hàng
23 trang 145 0 0 -
Đề tài: Nâng cao chất lượng dịch vụ cho thuê tài chính tại Công ty cho thuê tài chính II
75 trang 140 0 0 -
Quản trị Ngân hàng Thương Mại - ThS. Thái Văn Đại
128 trang 128 0 0 -
Giáo trình Quản trị ngân hàng thương mại: Phần 1 - TS. Trương Quang Thông (chủ biên)
102 trang 116 1 0 -
Giáo trình Kinh tế học đại cương: Phần 2
152 trang 99 0 0