Danh mục

NỀN VĂN MINH SÔNG HỒNG CƠ SỞ HÌNH THÀNH, THÀNH TỰU, ĐẶC TRƯNG, CÁC TÊN GỌI VÀ Ý NGHĨA_2

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 128.81 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Sau một thời kỳ dài sống định cư và mở rộng lãnh thổ, phát triển nền kinh tế với nông nghiệp trồng lúa nước là chủ đạo, vượt qua nông nghiệp dùng cuốc đến nông nghiệp dùng cày (bằng lưỡi cày đồng tiến lên lưỡi cày sắt) có sức kéo là trâu bò cùng với những tiến bộ khác
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
NỀN VĂN MINH SÔNG HỒNG CƠ SỞ HÌNH THÀNH, THÀNH TỰU, ĐẶC TRƯNG, CÁC TÊN GỌI VÀ Ý NGHĨA_2 NỀN VĂN MINH SÔNG HỒNG - CƠ SỞ HÌNH THÀNH, THÀNHTỰU, ĐẶC TRƯNG, CÁC TÊN GỌI VÀ Ý NGHĨASau một thời kỳ dài sống định cư và mở rộng lãnh thổ, phát triển nềnkinh tế với nông nghiệp trồng lúa nước là chủ đạo, vượt qua nôngnghiệp dùng cuốc đến nông nghiệp dùng cày (bằng lưỡi cày đồng tiếnlên lưỡi cày sắt) có sức kéo là trâu bò cùng với những tiến bộ khác,người Việt cổ đã đưa xã hội vượt qua thời tiền sử, vượt qua hình tháikinh tế - xã hội nguyên thuỷ sang hình thái kinh tế xã hội đầu tiênthuộc phạm trù của thời đại văn minh, của xã hội phân hóa giai cấpvà có nhà nước (Nhà nước Văn Lang của các vua Hùng tiếp đến lànước Âu Lạc của vua Thục). Đồng thời, người Việt cổ đã xây dựngđược một nền văn minh đầu tiên, đó là nền văn minh Văn Lang - ÂuLạc hay còn gọi là nền văn minh sông Hồng, đây là nền văn minh bảnđịa. Sự ra đời một hình thái nhà nước đầu tiên dù còn sơ khai nhưngđã đánh dấu một bước tiến quan trọng của lịch sử Việt Nam. Nó xácnhận quá trình dựng nước thời Hùng Vương - với nhà nước Văn Langvà đặt cơ sở cho sự hình thành cộng đồng dân tộc Việt Nam, cộngđồng quốc gia Việt Nam. Nhà nước Văn Lang - Âu Lạc với nhữngthành tựu dựng nước và bước đầu giữ nước, với nền Văn minh sôngHồng (Văn minh Văn Lang - Âu Lạc hay còn gọi là văn minh Việt cổ)rực rỡ đã khẳng định vị trí của nó trong lịch sử dân tộc, mở đầu sựnghiệp dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam.- Nền văn minh sông Hồng - cơ sở hình thành:+ Nền Văn minh sông Hồng được hình thành từ những nền văn hóatiền sử xa xôi và được trực tiếp tạo thành trong một quá trình liên tụctừ Sơ kỳ thời đại đồng thau đến Sơ kỳ thời đại đồ sắt (tiêu biểu là vănhóa Đông Sơn). Công cụ kim loại sắc bén và thuận lợi hơn nhiều sovới công cụ bằng đá đã tạo nên những chuyển biến về chất trong sảnxuất và đời sống xã hội.+ Quá trình hình thành nền văn minh sông Hồng đồng thời là quátrình liên kết các bộ lạc và liên minh bộ lạc thành cộng đồng quốc gia,cộng đồng bộ tộc với cơ cấu nhà nước sơ khai của người Việt cổ. Đócũng chính là quá trình tác động và dung hợp nhiều nền văn hóa củanhững thành phần cư dân khác nhau, thành một nền văn hóa thốngnhất với nhiều loại hình địa phương, gồm nhiều thành phần dân tộcgần gũi nhau về nhân chủng và văn hóa. Cộng đồng người Việt Cổđược hình thành qua nhiều quá trình: Nhóm Môngôlôit hỗn chủng vớinhóm Ôxơralôit tạo thành người Lạc Việt, nhóm Lạc Việt hòa nhập vớinhóm Tây Âu tạo thành người Âu Lạc. Cộng đồng cư dân đó bước đầuđược gắn bó bởi ý thức về một dòng giống chung (là con rồng cháutiên), bởi sự cố kết trong cuộc đấu tranh với thiên nhiên (bão lụt, hạnhán) và với xã hội (giặc ngoại xâm).+ Lúc này người Việt Cổ đã từ vùng gò đồi cao tràn xuống vùng đồngbằng và vùng ven biển để sinh sống. Lưu vực sông Hồng, sông Mã,sông Cả,... đã tạo nên vùng đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ trùphú - một địa bàn thuận lợi cho người Việt cổ sinh sống.- Thành tựu của nền văn minh sông Hồng:Nền văn minh sông Hồng được hình thành cùng với sự ra đời của nhànước Văn Lang - Âu Lạc và sự phát triển của đời sống vật chất và tinhthần của người Việt cổ. Trên cơ sở một nền kinh tế phát triển mạnh vàphạm vi lãnh thổ được mở rộng từ vùng đồi núi, trung du đến vùngđồng bằng rộng lớn của sông Hồng, sông Mã, sông Cả,... đời sống vậtchất, tinh thần được nâng cao rõ rệt; tổ chức xã hội đạt đến một trìnhđộ cao hơn, vượt khỏi thời nguyên thuỷ, bước sang thời đại văn minhđầu tiên của người Việt cổ - nền văn minh sông Hồng.+ Về đời sống vật chất:Thóc gạo là nguồn lương thực chính của cư dân Văn Lang - Âu Lạc,chủ yếu là gạo nếp. Người bấy giờ dùng gạo nếp để thổi cơm, xôi, làmbánh chưng, bánh giầy. Sách Lĩnh nam chích quái ghi rằng ở thờiHùng Vương trồng được nhiều gạo nếp, lấy ống tre mà thổi cơm.Nhiều chiếc chõ gốm dùng để thổi xôi đã được tìm thấy ở các địa điểmthuộc văn hoá Đông Sơn. Ngoài thóc gạo là nguồn lương thực chính,cư dân Văn Lang - Âu Lạc còn sử dụng các loại hoa màu, rau quả,nhất là các loại cây có củ cung cấp chất bột như củ từ, khoai lang,sắn, củ mài, khoai sọ. Lúc thiếu thốn, người ta còn dùng các loại câycó bột khác như cây quang lang, búng, báng.Thức ăn cũng khá phong phú, gồm các loại cá, tôm, cua, ốc hến, baba, các loại rau củ (bầu, bí, cà, đậu...). Thức ăn được chế biến theonhiều cách khác nhau theo sở thích từng vùng, từng gia đình (đunnấu, nướng, muối, ăn sống...) Nghề chăn nuôi và săn bắn phát triểnđã cung cấp thêm nguồn thức ăn cho mỗi gia đình. Cư dân bấy giờ đãbiết chăn nuôi nhiều loại gia súc, gia cầm (trâu, bò, lợn, gà, chó...).Trong thức ăn quen thuộc của cư dân Văn Lang - Âu Lạc còn có nhiềuloại hoa quả vùng nhiệt đới như: vải, nhãn, mơ, mận, chuối, dưa hấu,cam, quýt,... Người ta cũng đã biết sử dụng nhiều thứ gia vị có nguồngốc thực vật như gừng, hẹ,... Nguồn lương thực và thực phẩm củangười Việt cổ rất phong phú, đa dạng và r ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: