NÉT ĐẶC SẮC LOẠI HÌNH NGHỆ THUẬT HÁT XOAN
2.1. Phong tục tập quán. 2.1.1.Lệ giữ cửa đình và tục kết nghĩa. Ở Phú Thọ có 21 làng có tục Hát Xoan song chỉ có 4 làng có người đi hát: Kim Đơi( Kẻ Đơi), Phù Đức, Thét ( ba làng này đều thuộc xã Kim Đức) và làng An Thái ( xã Phượng Lâu –thành phố Việt Trì). Bởi vậy vào mùa lễ hội, 4 phường Xoan của làng sau khi khai xuân bằng múa hát ở đình làng mình từ ngày mùng 1 đến ngày mùng 4 tết (...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
NÉT ĐẶC SẮC LOẠI HÌNH NGHỆ THUẬT HÁT XOAN
NÉT ĐẶC SẮC LOẠI HÌNH NGHỆ THUẬT HÁT XOAN
2.1. Phong tục tập quán.
2.1.1.Lệ giữ cửa đình và tục kết nghĩa.
Ở Phú Thọ có 21 làng có tục Hát Xoan song chỉ có 4 làng có người đi hát: Kim Đơi( Kẻ
Đơi), Phù Đức, Thét ( ba làng này đều thuộc xã Kim Đức) và làng An Thái ( xã Phượng
Lâu –thành phố Việt Trì). Bởi vậy vào mùa lễ hội, 4 phường Xoan của làng sau khi khai
xuân bằng múa hát ở đình làng mình từ ngày mùng 1 đến ngày mùng 4 tết ( âm lịch), thì
từ ngày mùng 5 tết các phường Xoan phải chia nhau đến hát ở các cửa đình làng bạn .
Ngoài 4 làng Xoan gốc, 17 làng ở Phú Thọ và Vĩnh Phúc có tục Hát Xoan là:
- Làng Tử Đà, xã Tử Đà huyện Phù Ninh,
- Làng Phù Ninh, xã Phù Ninh, huyện Phù Ninh
- Làng An Đạo, xã An Đạo, huyện Phù Ninh.
-Làng Tiên Du, xã Tiên Du, huyện Phù Ninh.
-Làng Cao Mại, xã Cao Mại, huyện Lâm Thao.
-Làng Hữu Bổ,xã Kinh Kệ, huyện Lâm Thao.
-Làng Thanh Mai,xã Thanh Đình, huyện Lâm Thao.
-Làng Cổ Tích, xã Hy Cương, huyện Lâm Thao.
-Làng Cẩm Đội, xã Thụy Vân, huyện Việt Trì.
-Làng Tử Du, xã Tử Du, huyện Lập Thạch.
-Làng Đức Bác,xã Đức Bác, huyện Lập Thạch.
-Làng Hoàng Chuế,xã Kim Xá, huyện Vĩnh Lạc.
-Làng Xậu, xã Kim Xá, huyện Vĩnh Lạc.
-Làng Tây Cốc,xã Tây Cốc, huyện Đoan Hùng.
-Làng Nông Trang, thành phố Việt Trì.
-Làng Dữ Lâu, thành phố Việt Trì.
-Làng Hương Nộn, xã Hương Nộn, huyện Tam Nông.
Cuộc lưu diễn của các phường Xoan thường diễn ra trong gần 3 tháng. Lệ giữ cửa đình
quy ước mỗi phường Xoan chỉ có một số cử đình chính để hang năm đến hát thờ. Ví dụ
phường Kim Đơi giữ cửa đình Hữu Bổ Thanh Mai, Nha Môn…phường Phù Đức giữ các
đình Phù Ninh Đức Bác, Y Kỳ, Tây Cốc…
Phường Xoan mời cá làng đến hát chung với nhau bằng “tục kết chạ” (nước nghĩa) anh
em. Phường Xoan là em, làng sở tại là anh. Mối tình anh em này rất được trân trọng. Tục
kết nghĩa cũng quy định đào, kép phường Xoan cũng không được kết hôn với trai gái của
làng mình kết nghĩa. Quy định này phản ánh tình cảm trong sang, lành mạnh giữa đào
kép phường Xoan với trai gái làng kết nghĩa.
2.1.2. Cơ cấu tổ chức và thành viên trong sinh hoạt Hát Xoan.
Những người đi Hát Xoan được tổ chức với lại gọi là phường Xoan( hoặc họ Xoan).
Phường Xoan từ 15-20 người, trong đó 4-5 là nam, nữ từ 15-20 người. Nam gọi là ké. Nữ
gọi là đà. Kép có thể đã có vợn nhưng trong phường ít nhất phải có một kép trẻ, tuổi từ
10-15. Đào đều là các cô gái xinh đẹp hát hay, tuổi từ 15-20. Đứng đầu phường Xoan là
một người đàn ông đã đứng tuổi, thuộc nhiều bài hát Xoan, biết chữ Nôm, được dân làng
tín nhiệm bầu làm trùm. Ông trùm vừa là người hướng dẫn đào kép hát , múa, vừa là
người quản lý, vừa là người giao dịch với các làng mà phường Xoan đến hát. Để có uy tín
với các làng kết nghĩa, vai trò của ông trùm rất quan trọng. Ông trùm phường Xoan
thường là kép của phường, đã tham gia đi hát rất nhiều năm, có nhiều kinh nghiệm, biết
nhiều điển tích đọc được văn bản Hát Xoan bằng chữ Nôm. Ông trùm vừa là nhạc công
thuần thục giữ nhịp trống phách, vừa là kép hát dẫn thành thạo, vừa là chỉ đạo nghệ thuật,
vừa là thày dạy dỗ các đào kép hát múa. Đặc biệt ông trùm phải có khả năng quản lý và
giao dịch. Hàng năm vào tháng chạp âm lịch, phường Xoan được tập hợp dưới luyện tập
hướng dẫn của ông trùm. Địa điểm luyện tập tại nhà ông trùm.
Phường Xoan hoạt động như một đơn vị hoạt động nghệ thuật bán chuyên nghiệp, do đó
khâu tuyển chọn đào kép rất được chú trọng. Kép trong phường Xoan không những là
diễn viên hát mà còn là nhạc công có tay trống tay phách điêu luệyn. Đào phường Xoan
phải đảm bảo có hai tiêu chuẩn nhanh và sắc. Thiếu một trong hai tiêu chuẩn không đươj
nhập phường. Khi đã có chồng thường các cô đào không theo chồng đi hát nữa. Ngoài
khẳ năng bẩm sinh về thanh sắc,các cô đào được truyền kỹ năng về hát múa, được giảng
dạy cặn kẽ về các điển tích, được trau dồi bồi dưỡng thường xuyên về kiến thức văn học
dân gian, âm nhạc dân gian và cả âm nhạc bác học.
Như một đơn vị nghệ thuât bán chuyên nghiệp, phường Xoan lưu diễn từ làng này qua
làng khác, mỗi làng sở tại đều có những yêu cầu riêng. Có làng yêu cầu ngoài phần hát lề
lối các cô đào cùng các chàng trai sở tại Hát Đúm giao duyên. Có làng có những tư gia
mời phường Xoan đến hát tại nhà, chủ yếu là hát bài bản, làn điệu thuộc giọng ngoài như:
Giọng Lý, Giọng Ru, Giọng Phú…đây là bài bản làn điệu có âm điệu , lời ca và lối hát
khác với Hát Xoan. Nhất là giọng Phú, chỉ hát những điển tích của văn chương bác học:
Phú Kiều, phú Lưu Bình Dương Lễ, phú Thị Kính.
Với những yê u cầu của các làng sở tại thì từ ông trùm đến các đào kép phải có một trình
độ nhất định và khả năng văn hoá âm nhạc tương đối phong phú mới đáp ứng được yêu
cầu.
2.1.3. Giao tiếp ứng xử và địa điểm diễn xướng.
Như đã nói ở trên thì mối quan hệ giữa phường Xoan với các làng phường Xoan đến ca
hát là quan hệ anh em, tục kết nghĩa giao ước phường Xoan là em, làng sở tạ là anh. Tuy
nhiên trong giao tiếp ứng xử hai bên đều hết sức trân trọng, xưng là anh em nhưng bình
đẳn ...