Danh mục

Nét đẹp Việt trong lễ ăn hỏi

Số trang: 3      Loại file: doc      Dung lượng: 35.00 KB      Lượt xem: 18      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (3 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nét đẹp Việt trong lễ ăn hỏiLễ ăn hỏi còn được gọi là lễ đính hôn là một nghi thức trong phong tục hôn nhân truyền thống của người Việt. Đây là sự thông báo chính thức về việc hứa gả
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nét đẹp Việt trong lễ ăn hỏiNét đẹp Việt trong lễ ăn hỏiLễ ăn hỏi còn được gọi là lễ đính hôn là một nghi thức trong phong tục hôn nhân truyềnthống của người Việt. Đây là sự thông báo chính thức về việc hứa gả con cho nhau giữahai gia đình, hai họ. Và đây cũng là giai đoạn quan trọng trong quan hệ hôn nhân: cô gáitrở thành vợ sắp cưới của chàng trai, và chàng trai sau khi mang lễ vật đến nhà gái làđã chính thức xin được nhận làm rể của nhà gái và tập gọi bố mẹ xưng con.Trong lễ ăn hỏi, nhà nhà trai mang lễ vật tới nhà gái. Nhà gái nhận lễ ăn hỏi tức là chính danhcông nhận sự gả con gái cho nhà trai, và kể từ ngày ăn hỏi, đôi trai gái có thể coi là đôi vợchồng chưa cưới, chỉ còn chờ ngày cưới để công bố với hai họ.Trải qua thời gian năm tháng, lễ ăn hỏi ngày nay đã có sự đổi thay phần nào phù hợp với sựphát triển của xã hội. Lễ ăn hỏi ngày nay bao gồm cả lễ dẫn cưới. Đó chính là sự thích nghicủa văn hóa cổ truyền trong xã hội đương đại.Mô hình lễ ăn hỏi chung trong xã hội Việt Nam đương đại như sau:Về thành phần tham dự:-Nhà trai: Chú rể, bố mẹ, ông bà, đại diện họ hàng,bạn bè và một số thanh niên chưa vợ bưngmâm quả (hoặc bê tráp). Thường thì người bê tráp là nữ nhưng do mâm quả bây giờ khá nặngnên có thể thay thế bằng nam. Số người bê tráp là số lẻ, 3, 5, 7, 9 hoặc 11.-Nhà gái: Cô dâu, bố mẹ, ông bà, gia đình và một số nữ chưa chồng để đón lễ ăn hỏi, số nữđón lễ vật tương ứng với số nam bưng mâm.Lễ vật:Trầu và cau tươi: 1 buồng;Bánh cốm: 200 chiếcBánh phu thê (bánh xu xê)”: 200 hoặc 20 chiếcBánh đậu xanh: 200 chiếcMứt sen: 2 kg.Chè: 2 kgRượu: 2 chaiThuốc lá: 2 tútLợn sữa quay: 1 conTiền dẫn cưới cho vào 2 phong bì….Những gia đình xưa thường dùng bánh cặp nghĩa là gồm hai thứ bánh tượng trưng cho âmdương. Những cặp bánh thường dùng trong lễ ăn hỏi là bánh phu thê và bánh cốm - bánh phuthê tượng trưng cho Dương, bánh cốm tượng trưng cho Âm; hoặc bánh chưng và bánh dày -bánh chưng vuông là Âm, bánh dày tròn là Dương. Thường thường cùng kèm với bánh chưngvà bánh dày thường có quả nem. Bánh cốm, bánh xu xê, bánh chưng, bánh dày và quả nem dùngtrong lễ ăn hỏi đều được đựng trong hộp giấy màu đỏ hoặc bọc trong giấy đỏ, màu đỏ chỉ sựvui mừng. Cũng có gia đình thay vì các thứ bánh trên, dùng xôi gấc và lợn quay.Đó là những lễ vật tối thiểu theo tục lệ cổ truyền; tất nhiên, chất lượng và số lượng thêm bớtthì tùy thuộc vào năng lực kinh tế của từng gia đình. Theo phong tục Hà Nội truyền thốngthường có lợn sữa quay, còn theo phong tục miền Nam có thể có một chiếc nhẫn, một dâychuyền hay bông hoa tai đính hôn. Tuy nhiên, số lượng lễ vật nhất thiết phải là số chẵn (bộisố của 2, tượng trưng cho có đôi có lứa), nhưng lễ vật đó lại được xếp trong số lẻ của tráp (sốlẻ tượng trưng cho sự phát triển).Lễ vật dẫn cưới thể hiện lòng biết ơn của nhà trai đối với công ơn dưỡng dục của cha mẹ côgái. Nói theo cách xưa là: nhà trai bỗng dưng được thêm người, còn nhà gái thì ngược lại, Congái là con người ta. Mặt khác, lễ vật cũng biểu thị được sự quý mến, tôn trọng của nhà traiđối với cô dâu tương lai.Trong một chừng mực nào đó, đồ dẫn cưới cũng thể hiện thiện ý của nhà trai: xin đóng gópmột phần vật chất để nhà gái giảm bớt chi phí cho hôn sự.Rước lễ vậtTất cả các lễ vật phải được sắp xếp gọn gàng và thẩm mỹ. Và nhất thiết phải được bày vàoquả sơn son thếp vàng (hay mâm đồng đánh bóng, phủ vải đỏ). Có như thế mới nhấn mạnhđược tính biểu trưng của lễ vật. Xưa, người đội lễ phải khăn áo chỉnh tề, thắt dây lưng đỏ.Nay, các cô gái đội lễ đã có áo dài đỏ thay thế nên không cần phải dùng thắt lưng đỏ nữa. Dùdùng phương tiện đi lại là: ô tô, xích lô, xe máy, hay đi bộ thì đoàn ăn hỏi cũng nên dừng lạicách nhà gái khoảng l00 m, sắp xếp đội hình, rồi mới đội lễ vào nhà gái. Đây thực sự là mộthình thái độc đáo trong văn hóa dân tộc.Tiếp kháchVì đây là một lễ trọng nên nhà gái phải chuẩn bị chu đáo hơn lễ chạm mặt. Tuy nhiên, do nộidung chủ yếu của lễ này là sự bàn bạc cụ thể, chính thức của hai gia đình về việc chuẩn bị lễcưới, nên nhà gái không bày tiệc mặn mà chỉ bày tiệc trà. Ngày nay hầu hết các gia đình gáiđều chuẩn bị tiệc mặn để thết đãi gia đình trai mong tạo hòa khí gắn bó và hàn huyên. Nghithức trao nhận lễ vật cũng nên trở thành nghi thức bắt buộc.Cô dâuPhải ngồi trong phòng cho đến khi nào chú rể vào đón hoặc cha mẹ gọi mới được ra. Ra mắttổ tiên bằng cách thắp hương lên bàn thờ. Sau đó cô dâu sẽ cầm ấm trà đi từng bàn để rót nướcmời khách.Nhà gáiNhà gái nhận lễ rồi đặt một phần lên bàn thờ gia tiên. Khi lễ ăn hỏi xong, bánh trái, cau, chèđược nhà gái lại quả (trả lại) cho nhà trai một ít, còn nhà gái dùng để chia cho họ hàng vàngười thân.Cần phải lưu ý rằng: đối với cau thì phải xé c ...

Tài liệu được xem nhiều: