Một trong những nền văn minh nổi tiếng đầu tiên mà chúng ta biết đến là Ai Cập. Thời Ai Cập cổ đại, khí hậu ở đây nóng và khô hạn, phá huỷ độ ẩm đến mức tột độ. Chính sự đa dạng của các loại đá thiên nhiên như: hoa cương, thạch anh, pofia, v.v... đã giúp cho các dấu tích của nền văn minh Ai Cập cổ còn tồn tại được đến ngày nay, thậm chí một số tác phẩm điêu khắc hay những dòng chữ khắc vào đá vẫn còn nguyên vẹn....
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
NÉT NỔI BẬT TRONG NGHỆ THUẬT AI CẬP CỔ VÀ VÙNG TRUNG CẬN - ĐÔNG phần I
NÉT NỔI BẬT TRONG NGHỆ
THUẬT AI CẬP CỔ VÀ VÙNG
TRUNG - CẬN ĐÔNG
Một trong những nền văn minh nổi tiếng đầu tiên
mà chúng ta biết đến là Ai Cập. Thời Ai Cập cổ
đại, khí hậu ở đây nóng và khô hạn, phá huỷ độ
ẩm đến mức tột độ. Chính sự đa dạng của các loại
đá thiên nhiên như: hoa cương, thạch anh, pofia,
v.v... đã giúp cho các dấu tích của nền văn minh
Ai Cập cổ còn tồn tại được đến ngày nay, thậm
chí một số tác phẩm điêu khắc hay những dòng
chữ khắc vào đá vẫn còn nguyên vẹn. Đặc biệt
thời kỳ Ai Cập cổ đại, tôn giáo chiếm vị trí vô
Cột đỡ trần phía
cùng quan trọng, nhiều truyền thống xa xưa “nở
trên có nữ thần
Hathor (1478-1458 rộ” ở thời tiền sử, với những nghi lễ phức tạp của
các pharaon Ai Cập đã từng “mê hoặc” cả thời Cổ
TCN)
đại trước khi bị đạo Hồi thế chỗ. Đó là các nghi lễ
được tổ chức xung quanh nhiều vấn đề của cuộc sống, độc đáo là việc
bảo quản thi thể con người sau khi chết. Việc chuyển thi thể thành xác
ướp và chăm lo cất giấu dưới các ngôi mộ ở Ai Cập được quan tâm
nhiều hơn so với các nước khác. Mộ Ai Cập được xem như những con
tàu thực sự của Noé. Mặc dù xẩy ra rất nhiều cuộc cướp bóc trong
những ngôi mộ này, nhưng nó vẫn mang lại cho chúng ta sự hiện diện
của nền văn minh Ai Cập cổ đại nhờ các đồ vật, câu khắc, các tác phẩm
điêu khắc và những bức họa hay những di chỉ còn tồn tại.
Trải qua hàng nghìn năm, rất nhiều thành phố lớn đông đúc và thịnh
vượng, cùng kho tàng, thành quách, bến cảng, công trình nghệ thuật và
tất cả những gì thuộc về cuộc sống thường ngày của Ai Cập cổ đều bị
tàn phá. Người Ai Cập cổ đại có tục ướp xác tạo thành các “momi” và
chôn chúng trong những ngôi mộ đồ sộ gọi là Mastaba và Kim tự tháp.
Mastaba là lăng mộ của tầng lớp quý tộc được xây bằng đá, có mặt cắt,
mặt bằng. Trong Mastaba có ba phòng: phòng sảnh, phòng tế lễ và
phòng thờ (nơi đặt tượng người chết). Từ mặt trên của Mastaba người
ta đào một giếng tròn hoặc vuông, sâu khoảng 30m. Đáy giếng thông
sang một hành lang rồi đến phòng mai táng (nơi để quan tài). Sau khi
chôn người chết, giếng được lấp kín. ở Ai Cập còn tìm thấy nhiều nơi
có dấu vết của Masataba, ví dụ khu lăng mộ vua chúa ở Memphis, xây
dựng vào vương triều thứ ba, khoảng thế kỷ XVIII trước công nguyên
(CN). Loại hình kiến trúc này là nguồn gốc ban đầu của Kim tự tháp.
Các Kim tự tháp của Ai Cập cổ đại vô cùng nổi tiếng, đã được xếp vào
hàng bẩy kỳ quan thế giới bởi sự vĩ đại và vẻ đẹp của nó. Đó là những
kiệt tác của khoa học kiến trúc chứ không chỉ là kiệt tác của kiến trúc.
Cần phải khám phá nghệ thuật Ai Cập tại các ngôi đền, tuy nhiên hầu
như không một tác phẩm nào còn nguyên vẹn đến ngay nay. Người ta
đã tìm kiếm được hàng nghìn bức tượng và các tác phẩm điêu khắc,
nhưng hầu hết chúng bị vỡ hoặc tách rời thành từng mảng. Còn về hội
hoạ, các kiệt tác là vô cùng hiếm và được đặt ngầm dưới đất, cho đến
nay còn lại ít dấu tích, vì thế những đặc thù của hội họa Ai Cập cổ đại
không mấy ai nhắc tới. Ban đầu, hệ thống chữ viết Ai Cập trở nên bí
hiểm, kể từ khi thế giới Cổ đại sụp đổ đã dần để lộ ra bí mật của nó.
Nghệ thuật Ai Cập có thể khôi phục lại trong niên đại và địa lý của
mình với một sự chính xác lớn. Nhờ khám phá ra các ngôi mộ vua
chúa, chúng ta đã có vinh dự sở hưũ một vài kiệt tác vẫn còn nguyên
vẹn qua hàng nghìn năm.
Vùng Trung cận Đông chưa thấy được những đặc tính đẹp, nhất quán
như lịch sử Ai Cập cổ đại, nhưng ngành khảo cổ học đã giúp chúng ta
thấy được dân số và triều đại của vùng đất này không kém phần hùng
mạnh bởi lưu vực sông Nin. ở Trung cận Đông, tại I-rắc, người ta đã
phát hiện được năm nghìn bản viết ghi nhận sự phát triển của chữ viết
hình góc vào khoảng 3300 trước CN, thời gian này khá gần với giai
đoạn Ai Cập làm chủ chữ viết tượng hình (khoảng 3150 trước CN).
Nhờ sự thuận lợi về mặt địa lý của lưu vực sông Nin đã tạo điều kiện
cho nhiều mối quan hệ giao lưu trở nên chặt chẽ, từ đó văn hóa và nghệ
thuật ở vùng này đã phát triển một cách nhanh chóng. Trong khi đó
cũng ở Trung cận Đông, lịch sử vùng Mésopotamie (Lưỡng Hà) lại đầy
“sóng gió”, nhiều cuộc chiến tranh xâm lược giữa các vương quốc diễn
ra không ngừng. Qua nghiên cứu cho thấy: ở vùng Trung cận Đông,
tính đến khi Đế chế Achéminide ra đời (năm 550 trước CN) các nền
văn hóa thường “nở rộ” trong một khoảng thời gian ngắn rồi vụt tắt.
Vốn kiến thức của chúng ta về vùng Trung cận Đông chủ yếu nhờ việc
khai quật các khu mộ. Tuy nhiên, ngay cả các công trình với kích thước
khổng lồ cũng để lại rất ít dấu vết, vì thế các bằng chứng nghệ thuật của
vùng Trung cận Đông để lại cho ngày nay khá hiếm. Trong số đó phải
kể đến những bức điêu khắc thời vua Gudea với hình nộm là chính ông,
được làm bằng những khối khoáng vật học diorit. Chính nhờ sự sáng
tạo này mà vua Gudea giữ một vị trí khá quan trọng trong lịch sử.
Để tránh việc so sánh giá trị kho tàng nghệ thuật Ai Cập cổ với nghệ
thuật vùng Trung cận Đông, vì mọi điều so sánh đều khập khiễng,
chúng ta hãy chiêm ngưỡng các mảnh vỡ khá quý, được giữ gìn tốt và
các bức chạm khắc miêu tả vua Sargon II hay một quan chức nào khác
được trưng bày ở bảo tàng Louvre. Những thứ này đã góp phần trang
trí nên cung điện Khorsabad (ra đời khoảng cuối thế kỷ XIII trước CN).
Bức chạm khắc được đẽo gọt bằng alêbat trắng nuột như thạch cao, là
một tác phẩm vô cùng tinh tế, pha trộn giữa sự giản dị của tổng thể với
kiểu cách của chi tiết. Chúng ta hãy tiếp tục chiêm ngưỡng, vẫn tại bảo
tàng Louvre bức chạm nổi lớn có xuất xứ từ mộ của Séthi I tại Thèbes
(khoảng 1303 - 1209 trước CN). ở đây, đức vua còn khá trẻ, được tô
điểm bởi vô số đồ trang sức, ông đang tiếp chuyện với nữ thần Hathor.
Những hình ảnh biểu lộ trên các tác phẩm nà ...