Nếu Gan Bị Nhiễm Mỡ: Nên Ăn Ngô
Số trang: 4
Loại file: pdf
Dung lượng: 103.82 KB
Lượt xem: 14
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Ngô là thứ ngũ cốc đặc biệt thích hợp với người bị gan nhiễm mỡ do chứa nhiều acid béo không no, giúp thúc đẩy chuyển hóa chất béo. Rau cần, nhộng, nấm hương cũng là thực phẩm thích hợp với bệnh này.
Trong y học cổ truyền không có bệnh danh gan nhiễm mỡ, nhưng căn cứ vào các triệu chứng lâm sàng, có thể thấy bệnh thuộc phạm vi chứng “tích tụ”. Người bị gan nhiễm mỡ nên ăn các thực phẩm sau:
Ngô: Theo nghiên cứu của y học hiện đại, ngô chứa nhiều acid béo không no, có...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nếu Gan Bị Nhiễm Mỡ: Nên Ăn Ngô Nếu Gan Bị Nhiễm Mỡ: Nên Ăn Ngô Ngô là thứ ngũ cốc đặc biệt thích hợp với người bị gan nhiễm mỡ do chứa nhiều acid béo không no, giúp thúc đẩy chuyển hóa chất béo. Rau cần, nhộng, nấm hương cũng là thực phẩm thích hợp với bệnh này. Trong y học cổ truyền không có bệnh danh gan nhiễm mỡ, nhưng căn cứ vào các triệu chứng lâm sàng, có thể thấy bệnh thuộc phạm vi chứng “tích tụ”. Người bị gan nhiễm mỡ nên ăn các thực phẩm sau: Ngô: Theo nghiên cứu của y học hiện đại, ngô chứa nhiều acid béo không no, có khả năng thúc đẩy quá trình chuyển hóa của chất béo nói chung và cholesterol nói riêng. Trong dinh dưỡng học cổ truyền, ngô thường được dùng cho những trường hợp tỳ vị hư yếu, chán ăn, tiểu tiện bất lợi, phù thũng, rối loạn lipid máu, thiểu năng mạch vành. Thường dùng dưới dạng bánh hoặc cháo bột ngô. Nhộng: Theo dược lý học hiện đại, nhộng có tác dụng làm giảm cholesterol huyết thanh và cải thiện chức năng gan. Thường dùng dưới dạng các món ăn hoặc tán bột uống. Nấm hương: Là thực phẩm lý tưởng cho người bị gan nhiễm mỡ. Trong nấm hương có những chất làm giảm cholesterol trong máu và tế bào gan. Thường dùng dưới dạng thực phẩm. Lá trà: Kinh nghiệm dân gian cho rằng lá trà có tác dụng giải trừ các chất bổ béo. Kết quả nghiên cứu hiện đại cho thấy trà có khả năng làm tăng tính đàn hồi thành mạch, làm giảm cholesterol máu và phòng chống sự tích tụ mỡ trong gan. Lá sen: Cũng có tác dụng làm giảm mỡ máu, giảm béo và phòng chống sự tích tụ mỡ trong tế bào gan. Được dùng dưới dạng hãm với nước sôi uống thay trà hoặc nấu cháo lá sen. Rau cần: Chứa nhiều vitamin, có công dụng làm mát gan, hạ cholesterol máu, thúc đẩy quá trình bài tiết các chất phế thải và làm sạch huyết dịch. Thường dùng làm rau ăn. Kỷ tử: Kết quả nghiên cứu thực nghiệm cho thấy, kỷ tử có tác dụng ức chế quá trình tích tụ chất mỡ trong tế bào gan, thúc đẩy sự tăng sinh tế bào gan và cải thiện chu trình chuyển hóa chất béo. Ngoài ra, người bị gan nhiễm mỡ nên trọng dụng: - Cải xanh, cải cúc, rau muống... có công dụng giải nhiệt, làm mát gan. - Cà chua, cà rốt, măng, bí đao, mướp, dưa gang, dưa chuột... có công dụng thanh nhiệt, lợi niệu. - Các loại dầu thực vật như dầu lạc, dầu vừng, dầu đậu tương chứa nhiều acid béo không no có tác dụng làm giảm cholesterol máu. - Các loại thịt cá ít mỡ và các thức ăn chế từ đậu tương, đậu xanh, đậu đen... Đồ uống cho bệnh nhân gan nhiễm mỡ • Trà khô 3 g, trạch tả 15 g. Hai thứ hãm với nước sôi trong bình kín, sau 20 phút thì dùng được; có công dụng bảo vệ gan, tiêu mỡ, lợi niệu, giảm béo. Nghiên cứu hiện đại cho thấy, trạch tả có tác dụng điều chỉnh rối loạn lipid máu, làm hạ cholesterol, triglycerid và lipoprotein có tỷ trọng thấp, góp phần phòng chống tình trạng vữa xơ động mạch. • Trà khô 2 g, uất kim 10 g (có thể thay bằng nghệ vàng), cam thảo sao vàng 5 g, mật ong 25 g. Tất cả thái vụn, hãm với nước sôi, uống trong ngày. Có công dụng làm cho gan thư thái, tiêu trừ tích trệ và lợi niệu. Uất kim đã được chứng minh là có tác dụng điều chỉnh hội chứng rối loạn lipid máu khá tốt. • Trà khô 3 g, cát căn (sắn dây thái phiến) 10 g, lá sen 20 g. Tất cả thái vụn hãm uống thay trà. Có công dụng giải độc, hạ mỡ máu, giảm béo. Cũng có thể chỉ cần dùng lá sen tươi hoặc khô thái vụn hãm uống thay trà hằng ngày cũng tốt. • Rễ cây trà 30 g, trạch tả 60 g, thảo quyết minh 12 g. Tất cả thái vụn hãm uống hằng ngày. Có công dụng làm giảm mỡ máu và phòng chống béo phì. Loại trà rất thích hợp với những người bị nhiễm mỡ gan kèm theo tình trạng rối loạn lipid máu, bệnh lý mạch vành. • Trà tươi 30 g, sinh sơn tra 10-15 g. Hai vị hãm nước sôi uống hằng ngày. Có công dụng tiêu mỡ giảm béo. Nghiên cứu dược lý hiện đại đã chứng minh sơn tra có tác dụng điều chỉnh rối loạn lipid máu rất tốt và góp phần thúc đẩy quá trình chuyển hóa chất đường và chất béo trong gan. • Hoa trà 2 g, trần bì 2 g, bạch linh 5 g. Ba thứ thái vụn hãm với nước sôi trong bình kín, sau 20 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày. Có công dụng kiện tỳ hóa thấp, lợi niệu trừ đàm. • Cần chú ý kiêng kỵ các thực phẩm và đồ ăn quá béo bổ như mỡ động vật, lòng đỏ trứng, não và gan gia súc, bơ, các thứ quá cay nóng như gừng, tỏi, ớt, hạt tiêu, rượu, cà phê, trà đặc. ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nếu Gan Bị Nhiễm Mỡ: Nên Ăn Ngô Nếu Gan Bị Nhiễm Mỡ: Nên Ăn Ngô Ngô là thứ ngũ cốc đặc biệt thích hợp với người bị gan nhiễm mỡ do chứa nhiều acid béo không no, giúp thúc đẩy chuyển hóa chất béo. Rau cần, nhộng, nấm hương cũng là thực phẩm thích hợp với bệnh này. Trong y học cổ truyền không có bệnh danh gan nhiễm mỡ, nhưng căn cứ vào các triệu chứng lâm sàng, có thể thấy bệnh thuộc phạm vi chứng “tích tụ”. Người bị gan nhiễm mỡ nên ăn các thực phẩm sau: Ngô: Theo nghiên cứu của y học hiện đại, ngô chứa nhiều acid béo không no, có khả năng thúc đẩy quá trình chuyển hóa của chất béo nói chung và cholesterol nói riêng. Trong dinh dưỡng học cổ truyền, ngô thường được dùng cho những trường hợp tỳ vị hư yếu, chán ăn, tiểu tiện bất lợi, phù thũng, rối loạn lipid máu, thiểu năng mạch vành. Thường dùng dưới dạng bánh hoặc cháo bột ngô. Nhộng: Theo dược lý học hiện đại, nhộng có tác dụng làm giảm cholesterol huyết thanh và cải thiện chức năng gan. Thường dùng dưới dạng các món ăn hoặc tán bột uống. Nấm hương: Là thực phẩm lý tưởng cho người bị gan nhiễm mỡ. Trong nấm hương có những chất làm giảm cholesterol trong máu và tế bào gan. Thường dùng dưới dạng thực phẩm. Lá trà: Kinh nghiệm dân gian cho rằng lá trà có tác dụng giải trừ các chất bổ béo. Kết quả nghiên cứu hiện đại cho thấy trà có khả năng làm tăng tính đàn hồi thành mạch, làm giảm cholesterol máu và phòng chống sự tích tụ mỡ trong gan. Lá sen: Cũng có tác dụng làm giảm mỡ máu, giảm béo và phòng chống sự tích tụ mỡ trong tế bào gan. Được dùng dưới dạng hãm với nước sôi uống thay trà hoặc nấu cháo lá sen. Rau cần: Chứa nhiều vitamin, có công dụng làm mát gan, hạ cholesterol máu, thúc đẩy quá trình bài tiết các chất phế thải và làm sạch huyết dịch. Thường dùng làm rau ăn. Kỷ tử: Kết quả nghiên cứu thực nghiệm cho thấy, kỷ tử có tác dụng ức chế quá trình tích tụ chất mỡ trong tế bào gan, thúc đẩy sự tăng sinh tế bào gan và cải thiện chu trình chuyển hóa chất béo. Ngoài ra, người bị gan nhiễm mỡ nên trọng dụng: - Cải xanh, cải cúc, rau muống... có công dụng giải nhiệt, làm mát gan. - Cà chua, cà rốt, măng, bí đao, mướp, dưa gang, dưa chuột... có công dụng thanh nhiệt, lợi niệu. - Các loại dầu thực vật như dầu lạc, dầu vừng, dầu đậu tương chứa nhiều acid béo không no có tác dụng làm giảm cholesterol máu. - Các loại thịt cá ít mỡ và các thức ăn chế từ đậu tương, đậu xanh, đậu đen... Đồ uống cho bệnh nhân gan nhiễm mỡ • Trà khô 3 g, trạch tả 15 g. Hai thứ hãm với nước sôi trong bình kín, sau 20 phút thì dùng được; có công dụng bảo vệ gan, tiêu mỡ, lợi niệu, giảm béo. Nghiên cứu hiện đại cho thấy, trạch tả có tác dụng điều chỉnh rối loạn lipid máu, làm hạ cholesterol, triglycerid và lipoprotein có tỷ trọng thấp, góp phần phòng chống tình trạng vữa xơ động mạch. • Trà khô 2 g, uất kim 10 g (có thể thay bằng nghệ vàng), cam thảo sao vàng 5 g, mật ong 25 g. Tất cả thái vụn, hãm với nước sôi, uống trong ngày. Có công dụng làm cho gan thư thái, tiêu trừ tích trệ và lợi niệu. Uất kim đã được chứng minh là có tác dụng điều chỉnh hội chứng rối loạn lipid máu khá tốt. • Trà khô 3 g, cát căn (sắn dây thái phiến) 10 g, lá sen 20 g. Tất cả thái vụn hãm uống thay trà. Có công dụng giải độc, hạ mỡ máu, giảm béo. Cũng có thể chỉ cần dùng lá sen tươi hoặc khô thái vụn hãm uống thay trà hằng ngày cũng tốt. • Rễ cây trà 30 g, trạch tả 60 g, thảo quyết minh 12 g. Tất cả thái vụn hãm uống hằng ngày. Có công dụng làm giảm mỡ máu và phòng chống béo phì. Loại trà rất thích hợp với những người bị nhiễm mỡ gan kèm theo tình trạng rối loạn lipid máu, bệnh lý mạch vành. • Trà tươi 30 g, sinh sơn tra 10-15 g. Hai vị hãm nước sôi uống hằng ngày. Có công dụng tiêu mỡ giảm béo. Nghiên cứu dược lý hiện đại đã chứng minh sơn tra có tác dụng điều chỉnh rối loạn lipid máu rất tốt và góp phần thúc đẩy quá trình chuyển hóa chất đường và chất béo trong gan. • Hoa trà 2 g, trần bì 2 g, bạch linh 5 g. Ba thứ thái vụn hãm với nước sôi trong bình kín, sau 20 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày. Có công dụng kiện tỳ hóa thấp, lợi niệu trừ đàm. • Cần chú ý kiêng kỵ các thực phẩm và đồ ăn quá béo bổ như mỡ động vật, lòng đỏ trứng, não và gan gia súc, bơ, các thứ quá cay nóng như gừng, tỏi, ớt, hạt tiêu, rượu, cà phê, trà đặc. ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
văn hóa ẩm thực đề thi văn hóa ẩm thực khuynh hướng ẩm thực chuyên ngành ẩm thực công nghệ thực phẩmGợi ý tài liệu liên quan:
-
Bài thu hoạch Công nghệ thực phẩm: Quy trình sản xuất sữa tươi sạch TH True Milk
25 trang 416 0 0 -
Giáo trình Văn hóa ẩm thực Việt Nam và thế giới: Phần 2
135 trang 297 6 0 -
Báo cáo khoa học Bước đầu tìm hiểu văn hóa ẩm thực Trà Vinh
61 trang 250 0 0 -
Giáo trình Văn hóa ẩm thực (Trình độ: Cao đẳng & Trung cấp) - Cao đẳng Cộng đồng Lào Cai
98 trang 246 5 0 -
69 trang 229 5 0
-
Bài thu hoạch Công nghệ thực phẩm: Quy trình sản xuất bia và các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng bia
47 trang 227 0 0 -
BÀI BÁO CÁO : THIẾT BỊ PHÂN TÍCH THỰC PHẨM
24 trang 207 0 0 -
Tiểu luận: Quá trình công nghệ sản xuất xúc xích heo tiệt trùng
86 trang 200 0 0 -
Tiểu luận: Văn hóa ăn uống của người Hàn
21 trang 195 0 0 -
14 trang 192 0 0