Danh mục

Nếu giao cho cụ thì ra thế này…

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 406.15 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (7 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bà cụ đã phục chế hỏng tranh nhà thờ Nhân chuyện bà cụ người Tây Ban Nha tự động phục chế tranh trong nhà thờ, làm hỏng hoàn toàn rồi sau đó tự ra đầu thú, các trang mỹ thuật đua nhau phân tích động cơ, bút pháp của bà. Họ không hiểu sao bà lại đổi vòng gai trên đầu Chúa thành một cái mũ lông (quá thời trang so với tình cảnh Chúa lúc đó), và vì sao lại vẽ miệng Chúa há ra như thế, hay chính Chúa cũng phải ngạc nhiên vì đã bị sửa thành thế...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nếu giao cho cụ thì ra thế này… Nếu giao cho cụ thì ra thế này… Bà cụ đã phục chế hỏng tranh nhà thờ Nhân chuyện bà cụ người Tây Ban Nha tự động phục chế tranh trong nhà thờ, làm hỏng hoàn toàn rồi sau đó tự ra đầu thú, các trang mỹ thuật đua nhau phân tích động cơ, bút pháp của bà. Họ không hiểu sao bà lại đổi vòng gai trên đầu Chúa thành một cái mũ lông (quá thời trang so với tình cảnh Chúa lúc đó), và vì sao lại vẽ miệng Chúa há ra như thế, hay chính Chúa cũng phải ngạc nhiên vì đã bị sửa thành thế này? Có trang đặt tên bà là “The Punk Restorer™”, tức là nhà phục chế thô lậu; nói cho nhẹ là “phục chế mạnh tay”. Một trang đùa là đã mời bà bắt tay vào phục chế một số bức của danh họa. Lúc đầu bà ngần ngừ, sau thì nhận lời, mở ra một phong trào phục chế đầy tính cách mạng (tức cách cái mạng của tranh gốc đi). Sau đây là một số bức nổi tiếng, mà trên phân tích bút pháp, người ta đoán nếu giao cho phục chế, cụ bà hoàn toàn có thể cho ra những kết quả sau: Bạn và tôi đều biết (mà không dám nói ra), rằng nàng Mona Lise của Leonardo chưa bao giờ là đẹp cả. Và cuối cùng, cũng phải có ai đó ra tay sửa lại nụ cười gượng gạo của nàng chứ! Van Gogh đã tự lừa dối chính mình. Một bức chân dung tự họa phải trở thành một thứ gì đó bộc lộ được tâm hồn chứ, và sao phải vẽ một cái tai trong khi đằng nào cuối cùng cũng mất tai? Để chứng tỏ đẳng cấp phục chế mạnh tay thực thụ – The Punk Restorer™ – lại được ảnh hưởng bởi phong cách của họa sĩ Na Uy theo trường phái hiện đại Edvard Munch, bà cụ quyết định chuyển tác phẩm “Tiếng Thét” của bậc tiền bối theo một hướng khác (dễ tiêu hơn). Mà này, sao lại có mấy cái thuyền trên dòng nước thế nhỉ? – một nhà phục chế giỏi là phải biết khi nào cần “biên tập”. Không có gì quyến rũ hơn “Cô gái đeo hoa tai ngọc trai” của Vermeer. Nhưng nói thật, tinh tế không còn hợp thời nữa, đây có phải thế kỷ 17 đâu! Elizabeth Taylor trên tranh in của Andy Warhol ngó khô như rơm, nhưng trong tác phẩm sau khi qua bàn tay phục chế tài tình của cụ bà Tây Ban Nha, tóc Elizabeth Taylor rõ là đã bồng bềnh và tỏa hào quang hơn.

Tài liệu được xem nhiều: