Phạm Thái Bình (1978), Cướp vợ đêm trăng, 120 x 46cm, đồng mạ Một cách tự nhiên, chúng tôi may mắn được cùng nhau làm việc hàng ngày. Chúng tôi đang hăng say và thích thú làm ra một thứ gì đó, cái mà chẳng ai có thể ngăn cản chúng tôi làm. Và chúng tôi nghĩ bất kỳ động lực nào thúc đẩy việc chúng tôi sáng tạo cũng đều tốt đẹp. Ðôi khi chúng tôi thành công, đôi khi chúng tôi thất bại, chúng tôi chẳng có sự an toàn nào cả. Chúng tôi muốn sáng tạo ra...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
NEW FORM: “Những gì chúng tôi làm ra không nhất thiết phải thật nghệ thuật”
NEW FORM: “Những gì chúng tôi làm
ra không nhất thiết phải thật nghệ
thuật”
Phạm Thái Bình (1978), Cướp vợ đêm trăng, 120 x 46cm, đồng mạ
Một cách tự nhiên, chúng tôi may mắn được cùng nhau làm việc hàng
ngày. Chúng tôi đang hăng say và thích thú làm ra một thứ gì đó, cái
mà chẳng ai có thể ngăn cản chúng tôi làm. Và chúng tôi nghĩ bất kỳ
động lực nào thúc đẩy việc chúng tôi sáng tạo cũng đều tốt đẹp. Ðôi khi
chúng tôi thành công, đôi khi chúng tôi thất bại, chúng tôi chẳng có sự
an toàn nào cả. Chúng tôi muốn sáng tạo ra thứ có thể nối liền nghệ
thuật và cuộc sống, dù chúng không thể tự sinh ra, nhưng chúng tôi
nghĩ: tác phẩm điêu khắc được tạo ra mạnh mẽ nhất khi nó bất chấp bố
cục, hình khối, chất liệu. . . Nó hiện ra như một sự kiện, như hiển nhiên
nó phải thế, như một mảnh xúc cảm thẩm mỹ được kết tinh từ nghệ
thuật và cuộc sống, nó hoàn toàn khác với thứ đồ kỷ vật tinh xảo, nó
cũng không phải là món đồ design hiện đại. Nó là thứ biểu hiện cho sự
giao lưu giữa tính nội tại với ước mơ của con người.
Chúng tôi yêu nghệ thuật. Chúng tôi sống nghệ thuật. Chúng tôi là
nghệ thuật và chúng tôi hành động nghệ thuật.
Hoàng Mai Thiệp (1982), Chân dung, cao 30cm, đồng
Những gì chúng tôi làm ra không nhất thiết phải thật nghệ thuật, những
thứ chúng tôi làm là cuộc sống của chúng tôi. Ðã quá lâu rồi các nhà
điêu khắc Việt Nam hoặc thỏa hiệp với công việc mưu sinh hoặc chọn
cách sống như những nhà “hiền triết” ẩn mình xa lánh thế tục, để đứa
con “tinh thần” của mình lạc lõng với xã hội. Chúng tôi khác, chúng tôi
muốn chính mình và tác phẩm sống cùng hơi thở với xã hội, bởi đơn
giản chúng tôi và tác phẩm của chúng tôi đã và đang là “đương đại”. Vì
thế chúng tôi biết rằng tác phẩm điêu khắc chỉ sống khi nó được đem
đến cho công chúng chiêm ngưỡng, người xem thưởng ngoạn và chọn
một không gian mà chúng thuộc về. Ðể làm được điều đó rõ ràng
không nơi nào làm tốt hơn các gallery. Và thật may mắn, chúng tôi
được Mai Gallery giúp đỡ và tạo điều kiện để điều đó xảy ra – tìm một
cơ duyên để những tác phẩm điêu khắc của chúng tôi thuộc về một mái
ấm, một không gian tốt, một chủ nhân biết trân trọng nghệ thuật.
Chúng tôi sẽ làm việc liên tục và triển lãm thường kỳ tại gallery, và
chúng tôi muốn mời các bạn đến tham gia cùng chúng tôi, để chúng ta
được đối thoại, được tắm mình trong một không gian đầy tính nghệ
thuật. Bởi đó là việc chúng tôi muốn, là thứ mà chúng tôi có thể làm tốt
nhất và vì đó là cuộc sống của chúng tôi.
Hãy đến và thưởng lãm những điều mà chúng tôi gửi gắm vào nghệ
thuật.Vì chính cuộc sống của bạn.
Khổng Đỗ Tuyền (1974), Số 1, cao 30cm, nhôm đúc
Nguyễn Hữu Thái (1983), Người đang đi, cao 15cm, đá
Nguyễn Huy Tính (1974), Con mèo. cao 82cm, gỗ sơn mài
Nguyễn Ngọc Lâm (1977), Sự cứng nhắc, 15 x 25 x 25cm, đất nung
Phạm Bảo Sơn (1979), Đàn gà, 105 x 15 x 25cm, sắt hàn
Thái Nhật Minh (1984), Con sên II, 36 x 12 x 10cm, nhựa trong pha
màu
Trần Trọng Tri (1978), Ý chí và tình yêu, 25 x 30 x 80cm, nhôm đúc