Tranh của Vladislav Erko (Nga) 1. Tôi không giỏi chơi món cờ bạc, hoặc nói cho đúng là không có máu ham cờ bạc (thì cũng máu mê cái khác bù vào thôi, hư hỏng chẳng kém gì… đàn ông khác). Thời sinh viên ở ký túc, lúc rảnh không biết làm gì, cánh sinh viên nam dù ở đâu cũng hay tụ tập bài lá, tá lả, chắn cạ,.. gọi là “họp” hay “xòe quạt” (bộ bài chắn khi xòe ra trên tay như cái quạt giấy xòe đỏ kiều diễm. Họa sĩ Trần Việt Phú có vẽ vài...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ngẫm về nghệ thuật, tình yêu và cờ bạc
Ngẫm về nghệ thuật, tình yêu
và cờ bạc
Tranh của Vladislav Erko (Nga)
1.
Tôi không giỏi chơi món cờ bạc, hoặc nói cho đúng là không có máu
ham cờ bạc (thì cũng máu mê cái khác bù vào thôi, hư hỏng chẳng kém
gì… đàn ông khác). Thời sinh viên ở ký túc, lúc rảnh không biết làm gì,
cánh sinh viên nam dù ở đâu cũng hay tụ tập bài lá, tá lả, chắn cạ,.. gọi
là “họp” hay “xòe quạt” (bộ bài chắn khi xòe ra trên tay như cái quạt
giấy xòe đỏ kiều diễm. Họa sĩ Trần Việt Phú có vẽ vài bức người đánh
chắn trong ký túc xá trường mỹ thuật rất đẹp, vì người đánh chắn say
mê ngồi yên rất lì, không kém người mẫu). Tôi thi thoảng cũng xúm
vào xem và học lỏm. Nhưng nhớ nhanh rồi mau quên, đến khi chơi
thực thì toàn xướng nhầm, bị ù đền, bị phạt. Thế là chán, không bao giờ
chơi nữa. Đánh cờ cũng vậy, cũng có lúc ham học chơi, gặp phải tay
ngang cơ, đánh suốt cả đêm, lúc ngủ toàn mơ nước cờ. Rồi cũng không
ham được lâu. Và cuối cùng thì biết loại giải trí này không phải là sở
trường; “trình” cờ bạc của mình luôn đứng đầu… nếu tính từ dưới lên,
chỉ biết đủ nước đi và luật chơi. Rút ra kết luận, cờ bạc là thứ say người
đáng sợ. Có thể trêu cho người ta cười bất cứ lúc nào. Nhưng đừng
hòng trêu thằng đang đánh cờ bạc làm cho nó cười được đấy.
Thế giới cờ bạc cũng là một thế giới mênh mông, đủ các loại người làm
đệ tử, đủ các “ngón” các chuyện từ dở đến hay. Nước mình, dân mình,
cũng là loại dân, nước máu mê cờ bạc. Cụ Trần Trọng Kim đã tổng kết
cái tật này của người mình thế này: “Tâm địa thì nông nổi, hay làm
liều, không kiên nhẫn, hay khoe khoang và ưa trương hoàng bề ngoài,
hiếu danh vọng, thích chơi bời, mê cờ bạc. Hay tin ma quỷ, sùng sự lễ
bái, nhưng mà vẫn không nhiệt tin tông giáo nào cả.” Còn muốn chứng
thực, thì hàng ngày, cứ lên mạng mà xem các vụ bắt cờ bạc hàng ngày
ở ta, tỷ dụ như bắt cờ bạc bóng đá Euro vừa rồi, thì biết.
Cờ bạc, là cách gọi chung cho hai loại trò chơi đều có tính chất thể thao
trí tuệ, mới đầu dùng để tiêu khiển. Đại thể: một loại bày phô ra hết cả
đấy, cái biến ảo của trò chơi là các nước đi quân và tình hình thế trận
luôn luôn thay đổi, quan sát được đấy nhưng chẳng lường được hết sự
thay đổi này. Đó là các loại cờ, cờ vua, cờ tướng, cờ vây, cờ bảy nước,
cờ ca rô… Còn một loại là giấu tiệt quân và nước đi, đến cuối bài “lật
tẩy, mở đĩa” mới rõ trắng đen, thua thắng. Đó là các loại bài lá, tổ tôm,
tam cúc, chắn, tú lơ khơ (với nhiều kiểu chơi tá lả, tấn, tiến, xì phé, xì
tố, xập xám..), mạt chược, thò lò, xóc đĩa, gieo xúc xắc, v.v… Vì đã tự
nhận là trẻ ranh trong thế giới cờ bài, nên tôi không dám ba hoa nhiều.
Tôi chỉ nói tới hai nguyên lý chơi khác nhau giữa cờ quạt và bài bạc để
móc ngoéo đến nghệ thuật và tình yêu. Nên túm lại, tôi nhấn mạnh chơi
cờ bạc là có hai nguyên lý khác nhau căn bản. Một loại bày ra để mà
chơi, một loại giấu đi mà chơi. Nực cười là cái loại bày ra ấy (cờ) thì
người chơi trong cuộc có khi lù lù ra, cùng trông vào mà cùng chẳng
thấy. Thế nên có câu “cờ ngoài, bài trong” là vậy. Về xếp hạng cao
thấp, thì có vẻ cờ (lộ ra) cao cấp thượng hạng hơn bài bạc (giấu đi).
Tuy vậy cái hạng bài bạc (giấu đi) lại tinh vi hơn, hấp dẫn say mê hơn,
dung tục nhưng nồng nhiệt… tóm lại là đời hơn. Chứng thực dễ thôi:
trong phim Tàu truyện Tây, chỉ thấy Tiên nhân ăn đào, uống rượu cúc,
đánh cờ, chứ không thấy tiên nào ăn thịt chó lòng lợn, uống rượu gạo
ngâm tắc kè bìm bịp, sát phạt bài bạc nhau chí chết bao giờ cả…
2.
Nghệ thuật, trên một nét nào đó, dù chơi (thưởng thức) hay sáng tạo,
cũng tạm có thể phân loại theo kiểu “cờ bạc”. Đó là có hai phương thức
căn bản là “bày ra”, và “giấu đi” trên cái trục thời-không vĩnh hằng.
Hai phương thức “giấu-lộ” này cứ đan xen, lẫn lộn, lấp lánh theo cả
chiều dọc và chiều ngang của tất cả các nghệ thuật. Chiếu vào đại thể
các thể loại nghệ thuật, cũng có loại phơi ra, loại giấu đi. Ví dụ như văn
với họa chẳng hạn. Họa là loại “phơi ra” vì xem một bức tranh là nhìn
thấy hết cùng lúc các điểm trên bề mặt không gian của nó ngay từ đầu.
Còn văn là loại “giấu đi” vì nó chạy theo trục thời gian, phải đọc từ
trang đầu tới trang cuối (mới biết cái kết nó lộ ra thế nào).
Bởi vì văn so với họa tựu trung là “giấu đi”, nên cũng nguy hiểm (cũng
như hấp dẫn hơn, phổ dụng hơn) hội họa. Một nhà văn trứ danh nói với
tôi: Tôi thấy tư duy của họa sĩ lành mạnh hơn nhà văn. Chữ “lành
mạnh” ở đây có lẽ nên hiểu là sẽ ít gây nguy hiểm hơn cho người
“cầm” nó. Bởi con đường của văn chương là khoan, thọc sâu xuống
thăm dò những tầng thẳm nhất của lòng người, của cõi đời, nơi có
nhiều xạ hiếm, nhưng cũng không ít thứ tối tăm “tởm lợm”, cũng như
văn chương kiểu gì thì cuối cùng cũng phải tuyên chiến với định chế và
đạo đức xã hội. Còn con đường của hội họa thì khác… Nó thường
hướng lên, và kết quả cuối cùng cao nhất thường là khoác lên tấm áo
minh bạch và bình dị của chân dung con người.
Đi sâu vào từng thể loại, cũng chia thêm ra được văn có loại văn “ ...