Ngân sách nhà nước trong TPP: Một số vấn đề chính sách
Số trang: 8
Loại file: pdf
Dung lượng: 366.13 KB
Lượt xem: 13
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết trình bày tình hình Ngân sách Nhà nước Việt Nam; Cấu trúc chi ngân sách đang có chuyển biến xấu: chi đầu tư phát triển không những không tăng mà còn có xu hướng giảm nhẹ, trong khi chi thường xuyên tăng mạnh; Về tình hình thu chi ngân sách năm 2016.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ngân sách nhà nước trong TPP: Một số vấn đề chính sách NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRONG TPP: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHÍNH SÁCH Nguyễn Võ Khánh Việt Viện Kinh tế Việt NamTóm tắt Các dự báo đều cho thấy Việt Nam sẽ được hưởng lợi đáng kể từ TPP(Bloomberg, 2015; Eurasia Group, 2015; Petri, Plummer và Zhai, 2012).Eurasia Group tuyên bố rằng đến năm 2025 GDP của Việt Nam sẽ tăng thêm11%, tương đương 36 tỷ USD, so với khi không có Hiệp định thương mại này(Eurasia Group, 2015). Bộ Công thương cũng tuyên bố rằng TPP có thể giúpGDP của Việt Nam tăng thêm 33,5 tỷ USD và xuất khẩu tăng thêm 68 tỷ USDtrong vòng một thập niên (Bộ Công Thương, 2015). Như vậy, có thể thấy tìnhhình nền kinh tế rất lạc quan trong bối cảnh Việt Nam tham gia Hiệp định TPP.Thế nhưng liệu tình hình ngân sách trong thời gian tới sẽ ra sao? Bài viết sẽ điểmqua một số nét về thực trạng ngân sách Việt Nam thời gian gần đây và đưa ramột số nhận xét về ngân sách giai đoạn tới.1. Tình hình Ngân sách Nhà nước Việt Nam1.1. Quy mô chi ngân sách lớn Biểu đồ 1. Chi ngân sách và tăng trưởng kinh tế Việt Nam Nguồn: GSO, MOF và tính toán của tác giả 475 Có thể thấy chi ngân sách Việt Nam giai đoạn vừa qua vẫn giữ ở mức caotrên 25% và có xu hướng tăng dần tiệm cận 30% vào năm 2015. Theo lý thuyếtđường cong Rahn, chi tiêu của Chính phủ một khi đã vượt quá ngưỡng tối ưucủa đường cong Rahn sẽ cản trở tăng trưởng kinh tế do nó gây ra sự phân bổnguồn lực một cách không hiệu quả, tham nhũng thất thoát và chèn ép khu vựctư nhân. Dựa trên những phân tích thực nghiệm, các nhà kinh tế thống nhất vớinhau rằng quy mô chi tiêu công tối ưu đối với các nền kinh tế đang phát triểnnằm trong khoảng từ 15-20% GDP (Ủy ban Kinh tế Quốc hội, 2013). Trong khiđó, quy mô chi tiêu ngân sách, gồm chi đầu tư và chi thường xuyên, của ViệtNam đang nằm ở phía trên rất xa ngưỡng tối ưu này, phía bên kia đường dốccủa đường cong Rahn.1.2. Cấu trúc chi ngân sách đang có chuyển biến xấu: chi đầu tư phát triểnkhông những không tăng mà còn có xu hướng giảm nhẹ, trong khi chithường xuyên tăng mạnh Biểu đồ 2. Tỷ trọng chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên trong tổng chi ngân sách nhà nước Nguồn: MOF và tính toán của tác giả, 2014 và 2015 là ước thực hiện Cấu trúc chi Ngân sách Nhà nước đang có chuyển biến xấu theo hướng tỷtrọng chi thường xuyên ngày càng tăng chiếm tỷ trọng rất lớn, còn chi đầu tư pháttriển lại chiếm tỷ trọng nhỏ hơn rất nhiều với chiều hướng giảm. Tính đến năm2015 chi đầu tư phát triển chỉ còn chiếm 16.7% tổng chi ngân sách nhờ những nỗlực cắt giảm chi tiêu công nhằm bình ổn nền kinh tế. Tỷ trọng chi đầu tư trongngân sách suy giảm mạnh cho thấy một cơ cấu chi thiếu tích cực khi phần lớn cáckhoản chi ngân sách không phục vụ cho mục tiêu đầu tư hỗ trợ tăng trưởng màtập trung vào chi thường xuyên. Tỷ trọng chi thường xuyên có xu hướng tăngnhanh, từ mức 44.3% năm 2010 lên 72.2% năm 2015, với đỉnh điểm là 79.4%476năm 2014. Điều này phần nào cho thấy sự cồng kềnh và chi tiêu tốn kém của bộmáy công quyền. Tính trung bình trong giai đoạn 2010-2015, chi thường xuyênchiếm 58.4% tổng chi ngân sách, gấp 2.85 lần chi đầu tư phát triển với 20.5%. Nguyên nhân chủ yếu của việc chi thuờng xuyên chiếm tỷ trọng lớn trongtổng chi là do trong những năm qua, kinh tế Việt Nam bị ảnh hưởng bởi suy thoáikinh tế thế giới nên nhu cầu chi cho đảm bảo an ninh xã hội có xu hướng tăng lên.Ðồng thời, giai đoạn này cũng là giai đoạn Chính phủ đang thực hiện chươngtrình cải cách tiền lương trong các đơn vị hành chính, sự nghiệp để phù hợp vớitình hình thực tiễn nên chi thường xuyên vẫn luôn giữ tỷ trọng lớn trong chi tiêuhàng năm. Do khoản chi tiêu này chiếm tỷ trọng lớn, nếu tiếp tục tăng lên sẽ làmột trong những tác nhân đẩy thâm hụt ngân sách tăng theo.1.3. Tỷ lệ thu cao so với một số nước trong khu vực, tuy nhiên có xu hướnggiảm dần Với quy mô chi tiêu tăng cao, cơ cấu chi không hợp lý đã gây ra áp lực đốivới thu ngân sách. Trước cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, tỷ lệ thu thuế vàphí của Việt Nam nằm ở mức cao hơn hẳn, đạt 26.2% năm 2007, trong khi con sốnày ở các nước trong khu vực khoảng từ dưới 10 đến hơn 16% (cụ thể Cambodia9.7%, Indonesia 12.4%, Lào 11.6%, Malaysia 14.3%, Philippines 13.5% và TháiLan 16.1%, số liệu được tổng hợp và tính toán của tác giả). Tỷ lệ này hiện đangcó có xu hướng giảm dần, từ 26.2% xuống còn 19.3% vào năm 2015, tuy nhiênvẫn ở mức cao khi so sánh với các nước khác trong khu vực, do huy động từ thuếcủa các nước này không biến động nhiều, vẫn nằm trong khoảng 10-16%. Biểu đồ 3. Tỷ lệ thu thuế, phí/GDP của Việt Nam và một số nước trong khu vực giai đoạn 2010-2015 (%) Nguồn: WB, TRADING ECONOMICS, The Heritage Foundation, GSO, MOF và tính toán của tác giả 477 Từ năm 2009, nhằm ứng phó với cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoáikinh tế toàn cầu 2008-2009, Chính phủ chủ trương kích cầu đầu tư và tiêu dùng,ngăn chặn suy giảm kinh tế, tháo gỡ khó khăn đối với doanh nghiệp, thể hiện qua2 văn bản là Quyết định số 16/2009/QĐ-TTg ngày 21/01/2009 và Quyết định số58/2009/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 quy định việc giảm thuế giá trị gia tăng vàgiảm một số loại phí. Tuy nhiên các biện pháp này dường như không có tác độngrõ ràng đến nền kinh tế nói chung và tỷ lệ thu thuế nói riêng khi con số này chỉgiảm nhẹ 1% vào năm 2009 và sau đó lại tăng cao hơn vào năm 2010. Phải đếngiai đoạn 2011-2013, khi hàng loạt các giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ngân sách nhà nước trong TPP: Một số vấn đề chính sách NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRONG TPP: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHÍNH SÁCH Nguyễn Võ Khánh Việt Viện Kinh tế Việt NamTóm tắt Các dự báo đều cho thấy Việt Nam sẽ được hưởng lợi đáng kể từ TPP(Bloomberg, 2015; Eurasia Group, 2015; Petri, Plummer và Zhai, 2012).Eurasia Group tuyên bố rằng đến năm 2025 GDP của Việt Nam sẽ tăng thêm11%, tương đương 36 tỷ USD, so với khi không có Hiệp định thương mại này(Eurasia Group, 2015). Bộ Công thương cũng tuyên bố rằng TPP có thể giúpGDP của Việt Nam tăng thêm 33,5 tỷ USD và xuất khẩu tăng thêm 68 tỷ USDtrong vòng một thập niên (Bộ Công Thương, 2015). Như vậy, có thể thấy tìnhhình nền kinh tế rất lạc quan trong bối cảnh Việt Nam tham gia Hiệp định TPP.Thế nhưng liệu tình hình ngân sách trong thời gian tới sẽ ra sao? Bài viết sẽ điểmqua một số nét về thực trạng ngân sách Việt Nam thời gian gần đây và đưa ramột số nhận xét về ngân sách giai đoạn tới.1. Tình hình Ngân sách Nhà nước Việt Nam1.1. Quy mô chi ngân sách lớn Biểu đồ 1. Chi ngân sách và tăng trưởng kinh tế Việt Nam Nguồn: GSO, MOF và tính toán của tác giả 475 Có thể thấy chi ngân sách Việt Nam giai đoạn vừa qua vẫn giữ ở mức caotrên 25% và có xu hướng tăng dần tiệm cận 30% vào năm 2015. Theo lý thuyếtđường cong Rahn, chi tiêu của Chính phủ một khi đã vượt quá ngưỡng tối ưucủa đường cong Rahn sẽ cản trở tăng trưởng kinh tế do nó gây ra sự phân bổnguồn lực một cách không hiệu quả, tham nhũng thất thoát và chèn ép khu vựctư nhân. Dựa trên những phân tích thực nghiệm, các nhà kinh tế thống nhất vớinhau rằng quy mô chi tiêu công tối ưu đối với các nền kinh tế đang phát triểnnằm trong khoảng từ 15-20% GDP (Ủy ban Kinh tế Quốc hội, 2013). Trong khiđó, quy mô chi tiêu ngân sách, gồm chi đầu tư và chi thường xuyên, của ViệtNam đang nằm ở phía trên rất xa ngưỡng tối ưu này, phía bên kia đường dốccủa đường cong Rahn.1.2. Cấu trúc chi ngân sách đang có chuyển biến xấu: chi đầu tư phát triểnkhông những không tăng mà còn có xu hướng giảm nhẹ, trong khi chithường xuyên tăng mạnh Biểu đồ 2. Tỷ trọng chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên trong tổng chi ngân sách nhà nước Nguồn: MOF và tính toán của tác giả, 2014 và 2015 là ước thực hiện Cấu trúc chi Ngân sách Nhà nước đang có chuyển biến xấu theo hướng tỷtrọng chi thường xuyên ngày càng tăng chiếm tỷ trọng rất lớn, còn chi đầu tư pháttriển lại chiếm tỷ trọng nhỏ hơn rất nhiều với chiều hướng giảm. Tính đến năm2015 chi đầu tư phát triển chỉ còn chiếm 16.7% tổng chi ngân sách nhờ những nỗlực cắt giảm chi tiêu công nhằm bình ổn nền kinh tế. Tỷ trọng chi đầu tư trongngân sách suy giảm mạnh cho thấy một cơ cấu chi thiếu tích cực khi phần lớn cáckhoản chi ngân sách không phục vụ cho mục tiêu đầu tư hỗ trợ tăng trưởng màtập trung vào chi thường xuyên. Tỷ trọng chi thường xuyên có xu hướng tăngnhanh, từ mức 44.3% năm 2010 lên 72.2% năm 2015, với đỉnh điểm là 79.4%476năm 2014. Điều này phần nào cho thấy sự cồng kềnh và chi tiêu tốn kém của bộmáy công quyền. Tính trung bình trong giai đoạn 2010-2015, chi thường xuyênchiếm 58.4% tổng chi ngân sách, gấp 2.85 lần chi đầu tư phát triển với 20.5%. Nguyên nhân chủ yếu của việc chi thuờng xuyên chiếm tỷ trọng lớn trongtổng chi là do trong những năm qua, kinh tế Việt Nam bị ảnh hưởng bởi suy thoáikinh tế thế giới nên nhu cầu chi cho đảm bảo an ninh xã hội có xu hướng tăng lên.Ðồng thời, giai đoạn này cũng là giai đoạn Chính phủ đang thực hiện chươngtrình cải cách tiền lương trong các đơn vị hành chính, sự nghiệp để phù hợp vớitình hình thực tiễn nên chi thường xuyên vẫn luôn giữ tỷ trọng lớn trong chi tiêuhàng năm. Do khoản chi tiêu này chiếm tỷ trọng lớn, nếu tiếp tục tăng lên sẽ làmột trong những tác nhân đẩy thâm hụt ngân sách tăng theo.1.3. Tỷ lệ thu cao so với một số nước trong khu vực, tuy nhiên có xu hướnggiảm dần Với quy mô chi tiêu tăng cao, cơ cấu chi không hợp lý đã gây ra áp lực đốivới thu ngân sách. Trước cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, tỷ lệ thu thuế vàphí của Việt Nam nằm ở mức cao hơn hẳn, đạt 26.2% năm 2007, trong khi con sốnày ở các nước trong khu vực khoảng từ dưới 10 đến hơn 16% (cụ thể Cambodia9.7%, Indonesia 12.4%, Lào 11.6%, Malaysia 14.3%, Philippines 13.5% và TháiLan 16.1%, số liệu được tổng hợp và tính toán của tác giả). Tỷ lệ này hiện đangcó có xu hướng giảm dần, từ 26.2% xuống còn 19.3% vào năm 2015, tuy nhiênvẫn ở mức cao khi so sánh với các nước khác trong khu vực, do huy động từ thuếcủa các nước này không biến động nhiều, vẫn nằm trong khoảng 10-16%. Biểu đồ 3. Tỷ lệ thu thuế, phí/GDP của Việt Nam và một số nước trong khu vực giai đoạn 2010-2015 (%) Nguồn: WB, TRADING ECONOMICS, The Heritage Foundation, GSO, MOF và tính toán của tác giả 477 Từ năm 2009, nhằm ứng phó với cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoáikinh tế toàn cầu 2008-2009, Chính phủ chủ trương kích cầu đầu tư và tiêu dùng,ngăn chặn suy giảm kinh tế, tháo gỡ khó khăn đối với doanh nghiệp, thể hiện qua2 văn bản là Quyết định số 16/2009/QĐ-TTg ngày 21/01/2009 và Quyết định số58/2009/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 quy định việc giảm thuế giá trị gia tăng vàgiảm một số loại phí. Tuy nhiên các biện pháp này dường như không có tác độngrõ ràng đến nền kinh tế nói chung và tỷ lệ thu thuế nói riêng khi con số này chỉgiảm nhẹ 1% vào năm 2009 và sau đó lại tăng cao hơn vào năm 2010. Phải đếngiai đoạn 2011-2013, khi hàng loạt các giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Cấu trúc chi Ngân sách Nhà nước Ngân sách Nhà nước Hiệp định thương mại Hiệp định TPP Tăng trưởng kinh tế Việt NamGợi ý tài liệu liên quan:
-
51 trang 241 0 0
-
5 trang 226 0 0
-
12 trang 158 0 0
-
200 trang 142 0 0
-
Tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản công và những vấn đề đặt ra
4 trang 119 0 0 -
Báo cáo tiểu luận công nghệ môi trường: Thuế ô nhiễm
18 trang 119 0 0 -
Hướng dẫn quản lý, sử dụng chi phí quản lý dự án đầu tư của các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước
32 trang 118 0 0 -
Quyết định số 23/2012/QĐ-UBND
4 trang 110 0 0 -
Đề tài Thực trạng của việc huy động vốn và sử dụng các nguồn vốn nước ta hiện nay
14 trang 96 0 0 -
Một số vấn đề đổi mới quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn
5 trang 91 0 0