Danh mục

Ngành Sa sùng (Sâu đất = Sipunculida)

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 144.89 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Hiện nay biết có khoảng 350 loài sống ở biển, chui rúc trong đáy cát hoặc bùn, các vỏ rỗng của các vật khác, kể cả độ sâu 7.000 – 10.000m. Căn cứ vào đặc điểm trứng phân cắt xoắn ốc, sự có mặt của ấu trùng trochophora và lá phôi giữa chia đốt trong một giai đoạn phát triển nên nhiều ý kiến cho rằng nhóm động vật này thuộc vào ngành Giun đốt bị mất đốt do đời sống chui luồn trong bùn đất....
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ngành Sa sùng (Sâu đất = Sipunculida) Ngành Sa sùng (Sâu đất = Sipunculida)Hiện nay biết có khoảng 350 loài sống ở biển,chui rúc trong đáy cát hoặc bùn, các vỏ rỗng củacác vật khác, kể cả độ sâu 7.000 – 10.000m.Căn cứ vào đặc điểm trứng phân cắt xoắn ốc,sự có mặt của ấu trùng trochophora và lá phôigiữa chia đốt trong một giai đoạn phát triển nênnhiều ý kiến cho rằng nhóm động vật này thuộcvào ngành Giun đốt bị mất đốt do đời sống chuiluồn trong bùn đất.Tuy nhiên, nhiều tác giả căn cứ vào dẫn liệumới về sinh học phân tử cho thấy chúng gần gũivới ngành Thân mềm hơn nên lại muốn xếp Sasùng vào nhóm động vật thân mềm.1. Đặc điểm cấu tạo Kích thước cơ thể thay đổi(từ vài mm đến hàng mét), hình giun. Cơ thểcủa Sa sùng không phân đốt, lỗ miệng nằm phíatrước cơ thể, còn hậu môn nằm ở trên mặt lưnggần gốc vòi. Có một vòi phía trước cơ thể vàphần thân ở phía sau. Trên vòi có các nhú cảmgiác hoá học. Vòi có thể thu vào trong thân nhờcơ và dịch thể xoang, đỉnh vòi có lỗ miệng, baoquanh vòi là các tua miệng. Tua miệng thu lượmthức ăn là các vụn bã hữu cơ, chúng hoạt độngđược nhờ các cơ co duỗi nằm trên thực quản,tách biệt với thể xoang theo cơ chế hoạt độngcủa hệ chân ống như ở da gai.Thành cơ thể có lớp biểu mô, xen lẫn là nhiều tếbào tuyến da. Bao cơ có 3 lớp là lớp cơ dọc, lớpcơ vòng và lớp cơ xiên. Tiếp theo là lớp biểu môthành thể xoang giới hạn nội quan với thể xoangrộng. Thể xoang chia làm 3 phần: Phần trướcbé bao quanh miệng và xoang tua miệng, phầnsau có 2 túi thể xoang. Ngoài chức năng thamgia chuyển vận, dịch thể xoang còn chứa các tếbào làm nhiệm vụ của tế bào máu. Cơ quan bàitiết là 1 – 3 hậu đơn thận (hình 8.1).Sa sùng phân tính. Sản phẩm sinh dục đượchình thành trong thể xoang và khi chín đượcchuyển ra ngoài theo hậu đơn thận.Quá trình thụ tinh xảy ra ngoài cơ thể. Ống tiêuhoá dài, cuộn khúc ở phần cuối cơ thể. Hệ thầnkinh phát triển yếu, gồm hạch não, vòng hầu vàdây thần kinh bụng. Giác quan chỉ có vành tiêmmao quanh miệng. Hô hấp tiến hành trên khắpbề mặt cơ thể2. Phát triểnTrứng sa sùng phân cắt xoắn ốc và xácđịnh. Ấu trùng rất giống ấu trùngtrochophora của giun đốt, có 2 lá giữa xếp đốixứng 2 bên, mỗi lá giữa sau đấy hình thành 3 -4 túi thể xoang và các túi thể xoang sau đó mớitập trung thành túi đôi thể xoang và cuối cùng làtúi thể xoang chung. Ấu trùng biến thái phức tạpđể hình thành trưởng thành.Ở biển Việt Nam biết 21 loài sa sùng.Thường các giống Phascolosoma,Sipunculus và Siphonosoma ở vùng triều vàdưới triều. Trong vùng đá san hô thườnggặp các loài trong giống Aspidosophon,Cloeosophon và Lithacrosiphon, trong đóloài Aspidosiphon steenstrupii là loài phá hoạirạn san hô. Một số loài được dùng làm thựcphẩm như sâu đấtPhascolosoma arcuatum cómật độ cao trong bùn ở vùng ngập mặn và sasùng Sipunculus nudus sống ở vùng triều, dướitriều trong nền đáy.Thảo Hiên (theo giáo trình ĐVKXS)

Tài liệu được xem nhiều: