Ngành tài chính là đích ngắm của quỹ ngoại
Số trang: 3
Loại file: pdf
Dung lượng: 96.85 KB
Lượt xem: 13
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Nhiều quỹ đầu tư cho rằng, ngoài hàng tiêu dùng thì tài chính ngân hàng là lĩnh vực tiềm năng để bỏ vốn đầu tư. “Chúng ta phải bắt đầu từ các đường cong trên thị trường, trong đó có thực trạng mua bán, sáp nhập. Đồng thời, nhà đầu tư cần nhìn vào thực tế ở từng quốc gia. Chẳng hạn, ở Việt Nam, một số lĩnh vực, như tài chính, bán lẻ còn nhiều tiềm năng…”, ông Dominic, Giám đốc điều hành Quỹ đầu tư Dragon Capital nói. Phó giám đốc Bank Invets, ông Anirban Lahyri cho biết,...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ngành tài chính là đích ngắm của quỹ ngoại Ngành tài chính là đích ngắm của quỹ ngoại Nhiều quỹ đầu tư cho rằng, ngoài hàng tiêu dùng thì tài chính ngân hàng là lĩnh vực tiềm năng để bỏ vốn đầu tư. “Chúng ta phải bắt đầu từ các đường cong trên thị trường, trong đó có thực trạng mua bán, sáp nhập. Đồng thời, nhà đầu tư cần nhìn vào thực tế ở từng quốc gia. Chẳng hạn, ở Việt Nam, một số lĩnh vực, như tài chính, bán lẻ còn nhiều tiềm năng…”, ông Dominic, Giám đốc điều hành Quỹ đầu tư Dragon Capital nói. Phó giám đốc Bank Invets, ông Anirban Lahyri cho biết, danh mục đầu tư của Bank Invets rất đa dạng, từ thiết kế, xây dựng, sắt thép đến tài chính và hàng tiêu dùng. “Trong danh mục này, ngành hàng tiêu dùng của Việt Nam rất tiềm năng. Ngoài ra, lĩnh vực dịch vụ tài chính cũng nằm trong tầm ngắm của Bank Invets”, ông Anirban Lahyri cho biết. Mặc dù thời gian gần đây, có những thông tin không tốt ở một số ngân hàng, nhưng ông Anirban Lahyri cho rằng, đó chỉ là khó khăn trong ngắn hạn, còn về dài hạn, lĩnh vực tài chính - ngân hàng Việt Nam là mảnh đất màu mỡ để khai thác dịch vụ. Ông Anirban Lahyri cho rằng, Việt Nam là một thị trường đủ lớn mạnh và tiềm năng để Bank Invets bỏ vốn. “Bên cạnh lĩnh vực tài chính, ngành hàng tiêu dùng được đánh giá còn nhiều tiềm năng và dư địa để Quỹ khai thác. Quy mô đầu tư nhỏ nhất của Bank Invets hiện khoảng 10 - 12 triệu USD/khoản và Bank Invets rất linh hoạt vốn cho từng khoản đầu tư”, ông Anirban Lahyri cho biết. Nhà sáng lập, kiêm Chủ tịch Savvi Investors Forum, ông Christopher Quang Zobrist cũng đưa ra nhận định, Việt Nam có nhiều cơ hội để đầu tư. “Giống như các quốc gia khác đang phát triển, Việt Nam có chi phí thấp và dân số trẻ tay nghề cao. Vì thế, với mức vốn đầu tư ban đầu nhỏ, cũng có thể tìm kiếm cơ hội đầu tư vào Việt Nam. Bên cạnh đó, các lãnh đạo là những người trẻ, năng động và có ý định, nhưng lại rất khó nhận được ưu tiên trong việc cấp vốn ban đầu”, ông Christopher cho biết. Khi nói về doanh nghiệp Việt Nam, nhà đầu tư nước ngoài luôn nghĩ đến các lĩnh vực mà nhu cầu của người dân đang gia tăng. Chẳng hạn, tài chính - ngân hàng, giáo dục, y tế hay xử lý chất thải… Bên cạnh đó, nhà đầu tư nước ngoài cũng quan tâm đến tầng lớp trung lưu đang đòi hỏi nhu cầu cao hơn trước đây. Vì thế, theo các quỹ đầu tư, nếu đầu tư vào Việt Nam, họ sẽ tập trung vào những phân khúc này. Bà Mã Thanh Loan, đồng Chủ tịch Trung tâm Quỹ Đầu tư Thunderbird khu vực châu Á, Giám đốc điều hành Công ty Tư vấn đầu tư Auxesia Holdings cho rằng, hiện tại, yếu tố vĩ mô bất ổn là một vấn đề mà nhà đầu tư lo ngại khi quyết định đầu tư vào Việt Nam. Tuy nhiên, trong con mắt của một số quỹ đầu tư, đây là thời điểm thuận lợi. Trước đây, quỹ đầu tư nước ngoài khó tiếp cận các cơ hội đầu tư tốt tại Việt Nam. Điều này không có nghĩa là, Việt Nam không phải là thị trường không hấp dẫn, mà do một số doanh nghiệp có thương hiệu và làm ăn hiệu quả được quỹ đầu tư nhắm tới còn e dè với nguồn vốn đầu tư ngoại, do lo ngại bị thâu tóm, bị can thiệp vào bộ máy quản lý… Trong khi đó, các doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và vừa, nên quy mô không đáp ứng các tiêu chí của quỹ đầu tư nước ngoài. Trước tác động từ khủng hoảng kinh tế thế giới và các bất ổn vĩ mô tại Việt Nam, một số doanh nghiệp nhận thấy rằng, việc hợp tác với đối tác nước ngoài có tiềm lực về tài chính, kinh nghiệ m quản lý, mối quan hệ… là chiến lược khả thi, giúp doanh nghiệp Việt Nam phát triển lớn mạnh và ổn định trong trung và dài hạn. Do đó, trong giai đoạn hiện nay, các quỹ đầu tư nước ngoài khá quan tâm đến thị trường Việt Nam và cảm thấy cơ hội tiếp cận doanh nghiệp dễ dàng hơn thông qua mua bán và sáp nhập.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ngành tài chính là đích ngắm của quỹ ngoại Ngành tài chính là đích ngắm của quỹ ngoại Nhiều quỹ đầu tư cho rằng, ngoài hàng tiêu dùng thì tài chính ngân hàng là lĩnh vực tiềm năng để bỏ vốn đầu tư. “Chúng ta phải bắt đầu từ các đường cong trên thị trường, trong đó có thực trạng mua bán, sáp nhập. Đồng thời, nhà đầu tư cần nhìn vào thực tế ở từng quốc gia. Chẳng hạn, ở Việt Nam, một số lĩnh vực, như tài chính, bán lẻ còn nhiều tiềm năng…”, ông Dominic, Giám đốc điều hành Quỹ đầu tư Dragon Capital nói. Phó giám đốc Bank Invets, ông Anirban Lahyri cho biết, danh mục đầu tư của Bank Invets rất đa dạng, từ thiết kế, xây dựng, sắt thép đến tài chính và hàng tiêu dùng. “Trong danh mục này, ngành hàng tiêu dùng của Việt Nam rất tiềm năng. Ngoài ra, lĩnh vực dịch vụ tài chính cũng nằm trong tầm ngắm của Bank Invets”, ông Anirban Lahyri cho biết. Mặc dù thời gian gần đây, có những thông tin không tốt ở một số ngân hàng, nhưng ông Anirban Lahyri cho rằng, đó chỉ là khó khăn trong ngắn hạn, còn về dài hạn, lĩnh vực tài chính - ngân hàng Việt Nam là mảnh đất màu mỡ để khai thác dịch vụ. Ông Anirban Lahyri cho rằng, Việt Nam là một thị trường đủ lớn mạnh và tiềm năng để Bank Invets bỏ vốn. “Bên cạnh lĩnh vực tài chính, ngành hàng tiêu dùng được đánh giá còn nhiều tiềm năng và dư địa để Quỹ khai thác. Quy mô đầu tư nhỏ nhất của Bank Invets hiện khoảng 10 - 12 triệu USD/khoản và Bank Invets rất linh hoạt vốn cho từng khoản đầu tư”, ông Anirban Lahyri cho biết. Nhà sáng lập, kiêm Chủ tịch Savvi Investors Forum, ông Christopher Quang Zobrist cũng đưa ra nhận định, Việt Nam có nhiều cơ hội để đầu tư. “Giống như các quốc gia khác đang phát triển, Việt Nam có chi phí thấp và dân số trẻ tay nghề cao. Vì thế, với mức vốn đầu tư ban đầu nhỏ, cũng có thể tìm kiếm cơ hội đầu tư vào Việt Nam. Bên cạnh đó, các lãnh đạo là những người trẻ, năng động và có ý định, nhưng lại rất khó nhận được ưu tiên trong việc cấp vốn ban đầu”, ông Christopher cho biết. Khi nói về doanh nghiệp Việt Nam, nhà đầu tư nước ngoài luôn nghĩ đến các lĩnh vực mà nhu cầu của người dân đang gia tăng. Chẳng hạn, tài chính - ngân hàng, giáo dục, y tế hay xử lý chất thải… Bên cạnh đó, nhà đầu tư nước ngoài cũng quan tâm đến tầng lớp trung lưu đang đòi hỏi nhu cầu cao hơn trước đây. Vì thế, theo các quỹ đầu tư, nếu đầu tư vào Việt Nam, họ sẽ tập trung vào những phân khúc này. Bà Mã Thanh Loan, đồng Chủ tịch Trung tâm Quỹ Đầu tư Thunderbird khu vực châu Á, Giám đốc điều hành Công ty Tư vấn đầu tư Auxesia Holdings cho rằng, hiện tại, yếu tố vĩ mô bất ổn là một vấn đề mà nhà đầu tư lo ngại khi quyết định đầu tư vào Việt Nam. Tuy nhiên, trong con mắt của một số quỹ đầu tư, đây là thời điểm thuận lợi. Trước đây, quỹ đầu tư nước ngoài khó tiếp cận các cơ hội đầu tư tốt tại Việt Nam. Điều này không có nghĩa là, Việt Nam không phải là thị trường không hấp dẫn, mà do một số doanh nghiệp có thương hiệu và làm ăn hiệu quả được quỹ đầu tư nhắm tới còn e dè với nguồn vốn đầu tư ngoại, do lo ngại bị thâu tóm, bị can thiệp vào bộ máy quản lý… Trong khi đó, các doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và vừa, nên quy mô không đáp ứng các tiêu chí của quỹ đầu tư nước ngoài. Trước tác động từ khủng hoảng kinh tế thế giới và các bất ổn vĩ mô tại Việt Nam, một số doanh nghiệp nhận thấy rằng, việc hợp tác với đối tác nước ngoài có tiềm lực về tài chính, kinh nghiệ m quản lý, mối quan hệ… là chiến lược khả thi, giúp doanh nghiệp Việt Nam phát triển lớn mạnh và ổn định trong trung và dài hạn. Do đó, trong giai đoạn hiện nay, các quỹ đầu tư nước ngoài khá quan tâm đến thị trường Việt Nam và cảm thấy cơ hội tiếp cận doanh nghiệp dễ dàng hơn thông qua mua bán và sáp nhập.
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Môi giới chứng khoán ngành tài chính phân tích tài chính phân tích tài chính tài liệu ngành tài chính chuyên ngành tài chínhGợi ý tài liệu liên quan:
-
13 trang 186 0 0
-
Giải thuật ngữ Chứng khoán, Môi giới, Đầu tư
217 trang 147 0 0 -
35 trang 134 0 0
-
Giáo trình Quản trị tài chính công ty: Phần 2 - TS. Nguyễn Quốc Khánh, ThS. Đàng Quang Vắng
313 trang 115 2 0 -
Giáo trình Quản trị tài chính doanh nghiệp: Phần 1
141 trang 77 0 0 -
Bài giảng Lập dự án đầu tư - Bài 3: Phân tích tài chính và kinh tế xã hội dự án đầu tư (Phần 1)
18 trang 75 0 0 -
Bài giảng Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư: Chương 5 - ThS. Phạm Bảo Thạch
118 trang 69 0 0 -
Giáo trình Phân tích tài chính doanh nghiệp (Tái bản lần thứ 1): Phần 1
192 trang 64 1 0 -
Giáo trình Tài chính doanh nghiệp (Tái bản lần thứ ba): Phần 1
107 trang 60 0 0 -
90 trang 53 0 0