Tìm hiểu nghề in và đồ họa sách ở Việt Nam thời xưa không thể không nhắc đến Lương Nhữ Hộc và nghề làm giấy của tiền nhân ta. Phần Chư công nghệ tổ trong sách Liệt tiên truyện có chép: Hộc người Hồng Lục huyện Trường Tân lộ Hải Dương. Đỗ Thám khoa Nhâm Tuất niên hiệu Đại Bảo thứ 3 (1442). Làm quan đến chức Đô ngự sử. Từng hai lần sang sứ Tầu và học được cách chế bản in. Sứ về, Hộc dạy cho dân Hồng lục và Liễu Tràng (gọi liền là Hồng...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghề in và Đồ họa sách thời Nguyễn
Nghề in và Đồ họa sách
thời Nguyễn
1. Tìm hiểu nghề in và đồ họa sách ở Việt Nam thời xưa không thể không
nhắc đến Lương Nhữ Hộc và nghề làm giấy của tiền nhân ta.
Phần Chư công nghệ tổ trong sách Liệt tiên truyện có chép: Hộc người Hồng Lục
huyện Trường Tân lộ Hải Dương. Đỗ Thám khoa Nhâm Tuất niên hiệu Đại Bảo
thứ 3 (1442). Làm quan đến chức Đô ngự sử. Từng hai lần sang sứ Tầu và học
được cách chế bản in. Sứ về, Hộc dạy cho dân Hồng lục và Liễu Tràng (gọi liền là
Hồng - Liễu). Vì vậy dân Hồng - Liễu mới có nghề này. Sau Hộc mất, dân lập đền
thờ, tôn làm Tổ Sư. Triều đình cũng ban Sắc chỉ phong làm Phúc thần.
Điều này cần được coi là một sự kiện quan trọng mang ý nghĩa căn bản với cơ sở
pháp lý chính thống khẳng định rằng: có một vị Tổ nghề và làng nghề khắc in mộc
bản trong lịch sử ở nước ta. Song vẫn có thể cân nhắc suy xét cho thật kỹ thì
không có nghĩa là trước đó ở nước ta không có nghề khắc in mộc bản. Dầu sao
trên thực tế mà nói, sự hoạch định thành Làng nghề hay Phường hội thì lại rất có
thể phải từ sau khi Lương Nhữ Hộc đi sứ về nước và đem nghề khắc in mộc bản
truyền dạy cho dân Hồng - Liễu. Hơn nữa cho đến nay chúng ta cũng chưa tìm
thêm được tư liệu mang tính chất văn kiện lịch sử của Nhà nước phong kiến Việt
Nam nào để có thể chứng minh sâu sắc hơn về vấn đề này.
2. Vậy còn vấn đế nghề làm giấy?
Mọi người đều biết rõ, giấy là một trong Văn phòng tứ bảo (bút, giấy, mực và
nghiên). Giấy thực sự cần thiết không riêng gì đối với các quốc gia sử dụng Văn tự
hình khối vuông.
Việt Nam là một nước có nền văn hiến lâu đời. Nhu cầu ghi chép, sáng tác và chế
định các văn bản thành văn từ trung ương xuống các địa phương đến người có học,
thậm chí đối với dân thường đã trở thành một tất yếu từ ngàn đời nay. Do đó nghề
làm giấy ở nước ta ắt phải có truyền thống rất lâu đời, như một lẽ không có gì khó
hiểu.
Có một tư liệu của người phương Bắc đã ghi nhận sự kiện quan trọng mà ta đặt
thành vấn đề khảo cứu ở trên. Đó là cuốn sách Giao lưu văn hóa và quan hệ hữu
nghị của nhân dân hai nước Trung - Việt (Bắc Kinh, 1957), tác giả Trần Tu Hòa
có viết: “vào thế kỷ 3 sau Công Nguyên, người Việt đã dùng gỗ mật hương làm
thứ giấy bản rất tốt gọi là giấy Mật Hương. Loại giấy này vào năm 284 đã được
các thương nhân La Mã mua đến hàng vạn tờ”.
Ngoài ra qua các sách như Thập di ký của Vương Gia (thế kỷ IV), Vân đài loại
ngữ (phần Âm Tự Loại), Phủ Biên Tạp Lục (phần Vật phẩm phong tục) của Lê
Quý Đôn, cùng với một số chi tiết ghi trong các bộ sử lớn đều hé mở cho biết về
những địa danh sản xuất của các loại giấy. Đó là các làng xung quanh khu vực
Bưởi - Cầu Giấy như làng Yên (An) Thái, Tây Dương (tên nôm là Cầu Giấy) là hai
làng chuyên làm Giấy Lệnh; làng Yên (An) Hoà, Yên (An) Quyết (tên nôm là làng
Cót) là hai làng làm giấy thô; làng Hồ Khẩu (gọi nôm là Hồ) thường làm Giấy
Moi; làng Động Xá thì làm Giấy Quỳ; làng Trung Nghĩa và Nghĩa Đô lại tập trung
vào làm Giấy Sắc. Còn một số làng khác ở gần nhau thành Cụm Làng ở các xứ
như Kinh Bắc (nay là Bắc Ninh và cả Bắc Giang), Nghệ - Tĩnh (gồm Nghệ An và
Hà Tĩnh), Thanh Hoa (nay gọi là Thanh Hóa)… cũng đều có làm các loại giấy.
Tìm hiểu về chủng loại giấy thời xưa, ta có thể thấy mấy loại như sau:
1. Giấy Bản, thường dùng để viết sách,
2. Giấy Lệnh, được dùng để viết lệnh chỉ,
3. Giấy Nghè, lại chuyên dùng viết sắc phong,
4. Giấy Quỳ, thường được dát vàng qu ỳ,
5. Giấy Moi, dân chúng thường dùng gói hàng,
6. Giấy Xuề, thường dai, bèn và dùng phất quạt giấy,
7. Giấy Thô, cũng dai và bền. Hai thứ giấy Xuề và Thô được dân các làng làm
quạt như Kim Lũ (Lủ) Thanh Đàm (Thanh Trì nay), Lũ Xá (Lủa) Hà Đông,… mua
về làm quạt giấy.
8. Giấy Nhũ Tương, dùng để viết đối liễn (câu đối), nền giấy thường có ngân nhũ
điểm xuyết như hoa Mai trông rất đẹp;
9. Giấy Điệp, thường được các làng in khắc tranh dân gian như Hàng Trống (Trinh
Kỳ, nay là Hà Nội), làng Đông Hồ (Hà Bắc), làng Kim Bảng và làng Hoàng Bảng
(gọi liền là Kim – Hoàng, còn gọi theo nghề in tranh là làng Tranh Đỏ) rất ưa
chuộng.
Đấy là chưa kể đến các loại giấy quý thuộc vào hàng thượng phẩm như:
1. Giấy Mật Hương,
2. Giấy Trắc Lý(1),
3. Giấy Hoa Tiên,
4. Giấy Ngự(2)…
Điểm qua các thuyết nói về vấn đề in khắc, có thể thấy như sau:
Theo Trí Văn trong Tìm hiều Kinh Pháp Hoa (đặc san Vu Lan 2, TC Hoằng Pháp,
Hội Phật giáo Sài Gòn, 1973) thì: Suốt từ thế kỉ I đến TK III, đất Luy Lâu đã là
một trung tâm Phật giáo và đã từng cho khắc in kinh Phật.
Còn theo Mâu Bác (tài liệu Lý hoặc luận), hay qua chùm thư tranh lu ận giữa Đạo
Cao, Pháp Minh, Lý Miễu(3) thì sẽ có thể hiểu Phật giáo ở nước ta thời Bắc thuộc
như thế nào.
Nếu án cứ vào ngôn từ trong lá thư của Đàm Thiên gửi Tùy Văn Đế nói về việc in
khắc các bộ kinh ở Giao Châu cơ hồ ít chứng liệu để ta có một ý niệm tự hào về
lịch sử ngành in nước nhà. Vì thế muốn đi đến một nhận định khoa học lại là điều
phải hết sức dè dặt. Ta biết, Trung Quốc vào đầu thế kỷ II, Thái Luân mới cải tiến
phươ ...