Thông tin tài liệu:
Xã hội Người cô độc thiếu thốn tình bạn - Paul Valery (1927). "Người ta phải khám phá ra lịch sử trước khi có thể khai thác nó. Những thông điệp của quá khứ đến với ta trước tiên qua những nghệ thuật của trí nhớ, rồi qua chữ viết và sau cùng, bùng nổ qua sách in. Kho di tích không thể nghi ngờ của trái đất trở thành cái gì vượt hẳn ra ngoài một kho huyền thoại hay một sổ liệt kê những điều đã biết. Các thế giới mới trên bộ và trên biển mở...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghệ thuật bảo tồn mọi nghệ thuật Những phát hiện về vạn vật và con người ghệ thuật bảo tồn mọi nghệ thuật Xã hội Người cô độc thiếu thốn tình bạn - Paul Valery (1927). Người ta phả i khám phá ra lịch sử trước khi có thể khai thác nó.Những thông điệp của quá khứ đến với ta trước tiên qua nh ững nghệ thuậtcủa trí nhớ, rồi qua chữ viết và sau cùng, bùng nổ qua sách in. Kho di tíchkhông thể nghi ngờ của trái đất trở thành cái gì vượt hẳn ra ngoài một khohuyền thoại hay một sổ liệt kê những điều đã biết. Các thế giới mới trên bộvà trên biển mở ra những viễn tưởng về sự tiến bộ và sự mớ i mẻ. Xã hội, đờisống hàng ngày của con người trong cộng đồng, đã trở thành một khungcảnh để khám phá những cái mới mẻ và đa dạng. Mở rộng những cộ ng đồng tri thức … xây dựng một thư viện mà ranh giới của nó là cả thế giới -Erasmus, cách ngôn (1508). Những thuật giúp trí nhớ đã bị mất Trước khi có sách in, trí nhớ đã chi phối đời sống và kho tàng tri thứcbí truyền và hoàn toàn xứng đáng với cái tên được đặt cho ngành in sau này,là “nghệ thuật bảo tồn mọi nghệ thuật” (ars artium omnium conservatrix).Trí nhớ của cá nhân và cộng đồng đã chuyển tải tri thức qua thời gian vàkhông gian. Suốt nhiều thiên niên kỷ, trí nhớ của cá nhân đã thống trị việcgiải trí và thông tin, sự bảo tồn và hoàn thiện các nghề thủ công, sự th ựchành thương mạ i và các ngành nghề. Nhờ trí nhớ và trong trí nhớ , kết quảcủa việc giáo dục được thu hoạch, bảo tồn và lưu giữ. Trí nhớ là một khảnăng kinh ngạc mà mọi người phải luyện tập, bằng những cách thức và vìnhững lý do mà chúng ta đã quên mất từ lâu. Người Hi Lạp thờ i cổ đại đã mặc vào cho trí nhớ một hình dáng thầnthoại. Nữ thần Trí nhớ (Mnemosyne) là một người Titan, con gái thầnuranus (Trời) và Gaea (Đất) và là mẹ của tất cả chín Nghệ nữ (Muses). Theotruyền thuyết, chín chị em Nghệ nữ này là Nữ thần Thi ca (Calliope), Lịchsử (Clio), chơi Sáo (Enterpe), Kịch nghệ (Melpomene), Khiêu vũ(Terpischore), chơi Đàn (erato), Thánh ca (Polythymnia), Thiên văn (urania)và Hài kịch (Thalia). Khi chín cô công chúa của vua Pierus thách đố chín nữthần này về ca hát, các cô đã bị hóa thành những con chim ác là, ch ỉ biết lặpđi lặp lại nh ững âm thanh đơn điệu nhàm chán. Mọi ngườ i đều cần đến nghệ thuật Trí nhớ và cũng giống như cácnghệ thuật khác, Trí nhớ có thể luyện tập. Khả năng trí nhớ có thể được hoànthiện và những người giỏi trí nhớ đều được ca tụng. Chỉ tới thời đại gần đây,việc “luyện trí nhớ” mới bị người ta khinh b ỉ và trở thành một bửu bối củacác tay lang băm. Các nghệ thuật giúp trí nhớ truyền thống đã phát triển tạichâu Âu suốt nhiều thế kỷ, theo những tài liệu rất hấp dẫn được sử giaFrances A. Yates ghi lại. Người phát minh ra nghệ thuật giúp trí nhớ có lẽ là một thi s ĩ trữ tìnhHi Lạp tên là Simonides Ceos (khoảng 556-468? Trước CN). Ông cũng làngười đầu tiên làm thơ để lấy tiền. Nh ững nguồn gốc này đã đ ược kể lạitrong tác phẩm về hùng biện của Cicero, bản thân cũng nổi tiếng về khảnăng trí nhớ. Một hôm nhân một bữa tiệc tại nhà của Scopas ở Thessaly,Simonides được thuê tới hát một bản ca trữ tình để ca tụng chủ nhà. Nhưngchỉ một nửa bài thơ của Simonides là ca tụng chủ nhà, còn nửa kia ông dànhđể ca tụng hai thần sinh đôi Castor và Follux. Scopas tức giận đã quyết địnhchỉ trả nhà thơ một nửa số tiền đã thỏa thuận. Trong khi nhiều khách mờivẫn còn đang dùng tiệc, người ta nhắn cho Simonides rằng có hai thanh niênđang ở ngoài muốn ông đi ra ngoài. Khi ra ngoài, ông không thấy ai cả.Những người bí mật đó dĩ nhiên là hai thần Castor và Pollux, họ đã có cáchcủa mình để trả công cho Simonides về phần thơ ca tụng họ . Bởi vì ngay lúcSimonides rời bàn tiệc để ra ngoài, mái nhà đã sập xuống và chôn vùi tất cảnhững khách dự tiệc khác. Khi thân nhân đến kiếm xác những người thân đểchôn cất, họ không thể nhận diện được những người chết. Thế là Simonidesđã dùng trí nhớ tài tình của mình để chỉ cho những ngườ i thân đang thankhóc biết xác nào là ngườ i nào. Ông làm được điều này nhờ nhớ lạ i chỗ màmỗi người đã ngồ i khi ăn tiệc. Thế là nhờ biết được chỗ ngồi mà ông nhậndiện được các xác chết. Chính kinh nghiệm này đã gợi ý cho Simonides thuật giúp trí nhớ cổđiển nhờ đó ông được tiếng là người phát minh ra thuật giúp trí nhớ. Cicerolà người đã coi trí nhớ như là một trong năm phần chính yếu của tài hùngbiện, đã cắt nghĩa điều Simonides đã làm. Ông suy luận rằng những ai muốn luyện tập khả năng này phải ch ọnra những chỗ và tạo những hình ảnh trong trí khôn mà họ muốn nhớ lạ i rồicất giữ những hình ảnh này vào các chỗ, để cho thứ tự của những chỗ này sẽmô tả chính s ự vật và chúng ta sẽ dùng những chỗ và những hình ảnh tươngứng như một tấ m bảng bằng sáp và những chữ được viết trên đó. Thuật trí nhớ của Simonides đã được người châu Âu thời Trung cổtuâ ...