Danh mục

Tiếng Việt thực hành: Phần 1

Số trang: 19      Loại file: pdf      Dung lượng: 267.66 KB      Lượt xem: 29      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tiếng Việt thực hành - Phần 1 trình bày một số nội dung về rèn luyện kỹ năng xây dựng ngôn bản, cụ thể là: khái quát ngôn bản, phân tích một tài liệu khoa học, thuật lại một tài liệu khoa học, xây dựng một tài liệu khoa học. Cùng tham khảo để có kiến thức tổng hợp về Tiếng Việt thực hành.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tiếng Việt thực hành: Phần 1 CHƯƠNG I: RÈN LUYỆN KỸ NĂNG XÂY DỰNG NGÔN BẢN (30 tiết) Bài 1: KHÁI QUÁT NGÔN BẢNI-Khái quát về ngôn bản:1-Ngôn bản ( Văn bản ) là gì?: Văn bản là sản phẩm được tạo ra trong hoạt động giao tiếp, đồng thời cũng làphương tiện để thực hiện hoạt động giao tiếp.Văn bản là một chỉnh thể ngôn ngữthường bao gồm một tập hợp các câu mang tính nhất quán về chủ đề, tính trọn vẹn vềnội dung được tổ chức theo một kết cấu chặt chẽ nhằm vào một định hướng giao tiếpnhất định. VD:Tác phẩm “Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi, một bản báo cáo, một lá đơn,một câu ca dao…2-Đoạn văn là gì?:Đoạn văn là một bộ phận của văn bản bao gồm một số câu liên kết với nhau chặtchẽ, thể hiện một tiểu chủ đề trong văn bản. Đoạn văn có cấu trúc nhất định và đượctách ra khỏi đoạn văn khác bằng dấu hiệu chấm qua hàng, được bắt đầu bằng chữ cáiviết hoa thụt đầu dòng, đây coi như một phần của văn bản. VD:”Cái thằng dế choắt người gầy gò và dài lêu nghêu như một gã nghiện thuốcphiện.Đã là thanh niên rồi mà cách chỉ ngắn ngủn đến giữa lưng, hở cả mạng sườnnhư người cởi trần mặc áo Gi lê. Đôi càng bè bè, nặng nề trông đến xấu. Râu ria gìmà cụt có một mẩu và mặt mũi thì lúc nào cũng ngẩn ngẩn ngơ ngơ.Đã vậy tính nếtlại ăn xổi ở thì, có một cái hang ở chỉ bới đất nông sát mặt đất, không biết đào sâu vàkhoét ra nhiều hang như hang tôi”II-Những yêu cầu khi tạo lập văn bản: 1-Văn bản phải đảm bảo tính mạch lạc và liên kết: a-Mạch lạc: thể hiện sự thống nhất về đề tài, nhất quán về chủ đề, sự chặt chẽ vềlôgic. +Đề tài: Là vấn đề được người viết nhận thức và thể hiện trong văn bản.Sự thốngnhất về đề tài được thể hiện qua việc văn bản đó chỉ nói đến phạm vi hiện thực đượcnhắc đến trong văn bản, thể hiện qua hệ thống các từ loại được sử dụng trong vănbản đó.+Chủ đề: là quan điểm thái độ của người viết thông qua đề tài . Khi viết phải nhấtquán về quan điểm hướng đến một đích nhất định ( khẳng định hoặc phủ định, nêugương hay phê phán)+Logic: Bao gồm logic khách quan và logic trình bày. Logic khách quan phản ánhchính xác quy luật tồn tại, vận động và phát triển của hiện thực, logic trình bày thểhiện sự sắp xếp, quan hệ giữa các hiện thực trong văn bản (nhân quả, tăng tiến, tươngphản, không gian, thời gian…).VD: “Sau trận mưa rào, mọi vật đều sáng và tươi (1). Những đoá hoa râm bụt thêmmàu đỏ chói (2). Bầu trời xanh bóng như vừa được gội rửa (4). Mấy đám mây bôngtrôi nhởn nhơ, sáng rực lên trong ánh mặt trời (5).”Tính mạch lạc có thể minh hoạ qua sơ đồ sau: Những đoá Mấy đám Mọi vật râm bụt Bầu trời mây bông Nhởn nhơ, Sáng và tươi Đỏ chói Xanh bóng sáng rực b-Tính liên kết: có liên quan đến tính mạch lạc. Muốn để cho văn bản mạch lạc vềnội dung phải dựa vào những yếu tố hình thức, các phương tiện ngôn ngữ ( sử dụngtừ, kiểu cấu tạo câu, liêt kết câu). Văn bản muốn có tính liên kết phải dựa vào cácphương tiện liên kết và phép liên kết trong văn bản. *Chú ý:Tính mạch lạc và liên kết văn bản được thể hiện qua các phương diện sau: +Liên kết các câu trong đoạn văn: Văn bản thường bao gồm nhiều câu tạo thànhmột chỉnh thể. Tuy nhiên đây không phải là sự ghép nối theo phép cộng đơn giản củacác câu rời rạc mà đòi hỏi giữa các câu có sự liên kết. Nếu từng câu có cấu tạo ngữ pháp đúng, thể hiện hợp lý nội dung thông báo nhưnggiữa chúng không có mối liên hệ nào thì không thể tạo thành văn bản được. Trong văn bản có thể có câu nếu xét riêng ra ngoài văn bản thì không chuẩn về cấutạo ngữ pháp, thậm chí vô nghĩa về nội dung nhưng do có mối liên hệ với câu khácvẫn được xem là văn bản ( thường thấy trong văn bản nghệ thuật). +Liên kết chủ đề chung và chủ đề bộ phận: Chủ đề chung phải được thể hiện xuyênsuốt trong toàn bộ văn bản thông qua các chủ đề bộ phận. Chủ đề bộ phận là sự cụthể hóa chủ đề chung( mối quan hệ giữa khái quát và cụ thể)2-Văn bản phải có mục đích giao tiếp thống nhất:Văn bản tạo ra đều hướng vào mục đích nhất định như: +Nhận thức trao đổi thông tin +Biểu lộ tình cảm quan hệ thái độ +Thống nhất hành động, điều khiển hoạt độngVăn bản luôn phải hướng vào mục đích nhất quán. Do vậy khi viết người viết phảixác định thật rõ mục đích giao tiếp, đối tượng giao tiếp để từ đó hình thành nội dung,phong cách viết (Viết để làm gì?, viết cho ai? Viết cái gì? Viết như thế nào?)3-Văn bản phải có một kết cấu rõ ràng: a-Kết cấu văn bản?: là cách tổ chức các yếu tố nội dung theo một mô hình nhấtđịnh. Kết cấu văn bản chặt chẽ sẽ giúp cho việc tiếp nhận văn bản được thuận lợi dễdàng. b-Các phần trong một văn bản: Văn bản thường kết cấu gồm 3 phần: +Phần mở đầu:có nhiệm vụ giới thiệu đề tài để xác lập mối quan hệ giữa tácgiả với đối tượng giao tiếp ...

Tài liệu được xem nhiều: