Danh mục

NGHỆ THUẬT CA TRÙ

Số trang: 2      Loại file: pdf      Dung lượng: 153.38 KB      Lượt xem: 30      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (2 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nghệ thuật ca trù đã có mặt trên dải đất Việt Nam từ trên 10 thế kỷ. Bộ Việt Thông sử giám cương mục chép việc tháng 8 năm Ất sửu (1025) Lý Thái Tổ chính thức đặt chức quản giáp để quản lý các giáo phường và tuyển đào kép ca trù vào cung lập ra Ban nữ nhạc. Trên các bức chạm thời Lý hiện nay còn thấy rất rõ những cảnh vũ nữ dâng hoa, nhạc công (nam) vừa mú vừa gảy đàn, thổi sáo, đánh trống… Các bức chạm ở các chùa Phật Tích (Hà Bắc),...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
NGHỆ THUẬT CA TRÙ NGHỆ THUẬT CA TRÙ Nghệ thuật ca trù đã có mặt trên dải đất Việt Nam từ trên 10 thế kỷ. Bộ Việt Thông sử giám cương mục chép việc tháng 8 năm Ất sửu (1025) Lý Thái Tổ chính thức đặt chức quản giáp để quản lý các giáo phường và tuyển đào kép ca trù vào cung lập ra Ban nữ nhạc. Trên các bức chạm thời Lý hiện nay còn thấy rất rõ những cảnh vũ nữ dâng hoa, nhạc công (nam) vừa mú vừa gảy đàn, thổi sáo, đánh trống… Các bức chạm ở các chùa Phật Tích (Hà Bắc), Thái Lạc (Hải Hưng), Hoàng Xá (Hà Nam Ninh) và ở các đình như đình Hương Canh (Vĩnh Phú) cho chúng ta tìm lại được một số đường nét của các điệu múa Bài Bông, Đại Thạch với cách phục sức hoá trang của các diễn viên ca trù thời Trần và thời Lê. Riêng cái tên “ca trù” hiểu cho đúng nghĩa đã nói lên nguồn gốc hết sức xa xưa của môn nghệ thuật này. “ca” là ca hát (gồm cả đàn, phách và các nhạc cụ kèm theo), “trù” là trò vui (trù là biến âm của tiếng trò, như Động Thiên Trù là Động Trò, làng Phương Trù là làng Trò, chợ Đông Trù là chợ Trò) gồm cả tiết mục múa, nhào lộn, kéo co cách điệu, hề (vai Thầy Bèo). Cả làng, chạ có một phường nghệ thuật tổng hợp như vậy. Đó là vì văn hoá thời đó chưa phát triển cao, nghệ thuật chưa phân ngành tạo thành từng môn riêng biệt được. Dưới các vương triều phong kiến, đặc biệt dưới ba triều Lý, Trần, Lê ca trù phát triển rất nhanh; nhiều vua chúa, vương hầu, đại khoa tham gia sáng tác nhạc, múa ca trù như các vua Lý Cao Tông, Trần Thánh Tông, chiêu văn vương Trần Nhật Duật (tác giả điệu múa Bài Bông phục vụ cho hội lớn ba ngày “Thái bình diên yến” ăn mừng chiến thắng quân Nguyên). Dưới thời các chúa Trịnh, nhiều vị vua rất trọng chữ Nôm và nghệ thuật dân tộc, điển hình là Trịnh Cương, Trịnh Sâm (tác giả điệu Thát Nhạc và các bài Thổng Thiên Thai). Trong dân gian, nhất là ở vùng nông thôn ca trù cũng phát triển rất cao. Ca trù được dùng chính thức để tế thần, ca ngợi thành hoàng làng, chúc phúc cho dân làng và khuyến khích việc học hành canh cửi. Hội làng mở vào mùa xuân, đánh đu, đánh vật, bơi chải, thả chim… không thể thiếu tiếng hát ca trù nơi cửa đình. Nội dung các bài hát ca trù thường là ca ngợi đất nước, nhắc nhở truyền thống dân làng, giảng kinh truyện, khuyên đạo lý với các giọng hát sử, dã sử, đào luồn kép vói (loại song tấu sớm nhất), địa phú, ngâm thơ… và được điểm nhịp bằng tiếng trống, chiêng, đàn đáy, sênh phách giữa khói hương ngào ngạt. Từ giữa thế kỷ 17 trở đi lối hát nói một thể thơ mới của Việt Nam phát triển rất cao để đi sau hơn vào việc tả tình, tả cảnh, nói lên tâm sự của con người. Dương Quảng Hàm, tác giả bộ Việt văn giáo khoa thư đã nói về lối hát nói “có văn chương lí thú nhất” nhiều bài có thể coi là những áng kiệt tác trong văn nôm ta. Những bài như: Vịnh Tiền Xích Bích của Nguyễn Công Trứ, Hương Sơn phong cảnh của Chu mạnh Trinh, Đào Hồng Đào Tuyết của Dương Khuê, Chơi Hồ Tây của Nguyễn Khuyến… quả rất xứng đáng là những bài thơ tuyệt bút. Tiếng hát ca trù qua mười thế kỷ đã chứa đựng dầy đủ tâm hồn dân tộc Việt Nam. Về nghệ thuật ca nhạc, nó cũng rất đặc sắc: Năm 1973 và năm 1978, các Hội đồng sưu tầm âm nhạc truyền thống thế giới của tổ chức UNESCO và Châu Á đã trao giải thưởng lớn nhất cho tiếng hát ca trù Việt Nam qua giọng hát của lão nghệ sĩ Quách Thị Hồ CA TRÙ CÓ TỪ BAO GIỜ? Theo các tài liệu cổ để lại, ca trù có từ cách đây gần 1000 năm. Đến thời Lê Thánh Tông, bộ môn nghệ thuật này cực thịnh, trở thành một sinh hoạt văn hoá phổ biến. Thời trước, phố Khâm Thiên (Hà Nội) từng nổi tiếng với những “Đệ nhất danh cầm, ca cầm” như Chu Văn Du, Quách Thị Hồ (Nghệ sỹ Nhân dân đã 2 lần đoạt giải băng từ ca nhạc Hàn lâm Quốc tế)… Vốn được khởi phát từ chốn kinh kỳ ngàn năm văn vật, đất Bắc Hà-Thăng Long được coi là quê hương của ca trù. Hiện ở làng Lỗ Khê (xã Liên Hà, huyện Đông Anh, Hà Nội) vẫn còn ngôi đình thờ Thánh Ông Thánh Bà ca trù, mở hội 2 ngày trong năm: 5/4 và 13/11 âm lịch. Xưa, hàng năm tại làng đều tổ chức thi hát nhưng cuộc thi hát cuối cùng ở đình làng Lỗ Khê cũng đã cách đây hơn 60 năm. Ca trù có tới 80 làn điệu rất phong phú: Bắc phản, Mưỡu, Cửa đình, Hát nói, Gửi thư, Xẩm nhà trò 36 giọng… Trong đó, “Học mướt mồ hôi” và khó nhất là hát khúc “Tỳ bà hành”. Đặc biệt độc đáo là các làn điệu như: Thét nhục, Ngâm vọng, Đọc phú, Hát sử và Dã sử… chỉ có một bài duy nhất. Hát ca trù là hát lời thơ, diễn cảm thơ, tình thơ rất cao đòi hỏi phải tập luyện rất công phu và gian khổ. Người học hát phải là những cô gái trẻ, có giọng, theo học nhiều khi từ 5-7 năm mới thành tài. Hàng ngày phải tuân thủ chế độ ăn uống kiêng khem nghiêm ngặt như: không được ăn no (sợ kém hơi), không được uống rượu và ăn các thứ chua, cay (sợ kém giọng). Luật lệ của giáo phường rất nghiêm, khi hát phải ngồi xép bằng tròn, thẳng lưng, không đưa mắt, lộ răng mà vẫn phải “tròn vành rõ chữ”. Nghệ thuật hát ca trù sử dụng hơi là chủ yếu. Giọng ca phải trong, tiếng rung “từ trong ruột phát ra cuống họng to, rõ, gằn nén công ...

Tài liệu được xem nhiều: