Thông tin tài liệu:
Ông bị cáo buộc “làm hỏng ngôn ngữ truyền thông, huỷ hoại ý nghĩa ngôn từ bằng việc tránh sử dụng động từ, pha trộn danh từ với động từ, và không ngừng lặp lại các cụm từ cho đến khi không thể dùng được nữa”. Đó là những nhận xét của hãng Reuters về tổng thống Mỹ George W. Bush.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghệ thuật lôi cuốn khách hàng theo cách George W Bush thắng cử tổng thống
Nghệ thuật lôi cuốn khách hàng theo cách George W
Bush thắng cử tổng thống
Ông bị cáo buộc “làm hỏng ngôn ngữ truyền thông, huỷ hoại ý nghĩa ngôn từ
bằng việc tránh sử dụng động từ, pha trộn danh từ với động từ, và không ngừng lặp lại
các cụm từ cho đến khi không thể dùng được nữa”. Đó là những nhận xét của hãng
Reuters về tổng thống Mỹ George W. Bush.
Mặc dù vậy, Bush đã trở thành tổng thống người Đảng Cộng hoà đầu tiên tái
đắc cử kể từ tổng thống Ronald Reagan vào năm 1984. Và ở ông có không ít các bí
mật về diễn thuyết kinh doanh và lôi cuốn khách hàng mà tất cả chúng ta đều có thể
học hỏi.
Chính khả năng diễn thuyết này đã giúp tổng thống Bush động viên công chúng
Mỹ bỏ phiếu cho mình với những con số kỷ lục. Trong các thời điểm khủng hoảng và
sức ép lớn, Bush vẫn có khả năng kết nối hiệu quả tới số đông mọi người.
Tại cuộc tái tranh cử năm 2004, G W Bush đã giành phần thắng với 3,5 triệu
phiếu nhiều hơn đối thủ Kerry. Tại sao Bush lại thắng lớn như vậy khi mà các nhà
phân tích dự đoán đây sẽ là một bầu cử sít sao nhất trong nhiều năm trở lại đây?
Quả vậy, câu trả lời chính là việc Bush và các cố vấn của ông đã sử dụng thành
thục các kỹ năng lôi cuốn mọi người và diễn thuyết hiện đại. Trong kinh doanh, bạn sẽ
có được những gì nếu sở hữu kỹ năng này? Bạn sẽ thu hút được sự chú ý của đông đảo
khách hàng, nhà đầu tư,... và gia tăng đáng kể số lượng giao dịch mua sắm.
Dưới đây là 10 bí quyết diễn thuyết và lôi kéo mọi người còn ít được biết đến
về việc làm thế nào George W. Bush dành phần thắng trong hai kỳ bầu cử liên tiếp.
Bởi vì chúng là những nguyên tắc phổ biến và hiện đại, bạn hoàn toàn có thể áp dụng
chúng vào công việc kinh doanh của mình.
1. Niềm tin mạnh mẽ
Bush luôn có một ý thức mạnh mẽ về mục tiêu “xây dựng một thế giới an toàn
hơn” và tạo ra sự khác biệt. Ông luôn kiên định với niềm tin của mình và sứ mệnh
hoàn thành nó.
Một trong những dòng đáng nhớ nhất trong bài phát biểu khi trúng cử tổng
thống của Bush đã biểu lộ niềm tin nội tâm và nhận thức sứ mệnh: “Một thành ngữ cổ
đã nói: Đừng cầu nguyện cho những nhiệm vụ tương xứng với sức mạnh của bạn, hãy
cầu nguyện vì những sức mạnh tương xứng với nhiệm vụ của bạn”.
Niềm đam mê và mục tiêu kinh doanh của bạn là gì? Hãy bộc lộ nó trong các
bài diễn thuyết và mọi giao tiếp với khách hàng?
2. Kiên định trong quãng thời gian 'sóng gió'
Trong quãng thời gian 'sóng gió' của sự sợ hãi và bất an, những nhà chính trị
kiên định luôn có cơ hội lớn hơn để được tái đắc cử.
Bush luôn củng cố thông điệp này trong tất cả các bài phát biểu của mình. Ví
dụ: “Để đưa đất nước mạnh mẽ hơn và tôi đẹp hơn, tôi sẽ cần tới sự giúp đỡ của các
bạn và tôi sẽ làm việc hết mình để có được nó. Tôi sẽ làm tất cả có thể để xứng đáng
với lòng tin của các bạn”.
Niềm tin và sự chắc chắn là thông điệp then chốt trong chiến dịch tranh cử của
Bush, qua đó chiếm được tình cảm của những người dân còn đang lo lắng về tương
lai.
Chủ đề trung tâm của bạn là gì trong các bài diễn thuyết kinh doanh và giao tiếp
với khách hàng? Hãy bộc lộ một niềm tin về sự chắc chắn và ổn định trong tương lai?
3. Ngôn ngữ hình ảnh
Ngôn ngữ hình ảnh cũng không kém phần quan trọng với ngôn ngữ câu chữ
trong bài diễn thuyết, đặc biệt cho những người đón nhận thông tin qua hình ảnh thị
giác nhiều hơn là kênh thông tin thính giác.
Bush và các cố vấn của ông luôn có được những phương cách thông minh để
tối ưu hoá hình ảnh thị giác trong các cuộc vận động tranh cử trên đường phố hay trên
truyền hình.
Các bức hình về gia đình của ông, bao gồm những tấm hình trong đêm bầu cử
tuyệt vời khi George W. Bush thư giãn tại nhà trắng với ba thế hệ gia đình Bush, bao
gồm cón gái, bố và mẹ luôn được sử dụng nhằm mục đích quảng bá. Trên nét mặt của
người mẹ Barbara Bush thể hiện niềm tự hào với người con trai khi bà nhìn thẳng vào
George W Bush.
Ông cũng sử dụng những minh chứng hữu hình về quyền lực của mình chẳng
hạn như bước xuống từ máy bay trực thăng của tổng thống,... để củng cố thông điệp
niềm tin và an ninh quốc gia. Hay lá cờ nước Mỹ ông đeo trên tay áo đã giúp đỡ củng
cố hình ảnh lòng yêu nước.
Rất thú vị, Bush luôn đeo cà vạt xanh trong hai lần phát biểu trúng cử tổng
thống. Điều này khá tế nhị và gửi đi thông điệp “Tôi đã ở một giai đoạn khác biệt, tôi
đã giành phần thắng và đến lúc để hành động”.
Hình thức bên ngoài cùng những hình ảnh bạn bộc lộc trong diễn thuyết và giao
tiếp với khách hàng truyền tải thông điệp bất thành văn nào tới các khách hàng? Trong
kinh doanh, hãy xem hình ảnh như một yếu tố giúp khách hàng nhìn nhận ở bạn một
cấp độ tinh tế và sâu sắc hơn?
4. Nhãn hiệu cá nhân “The Bush”
Nhãn hiệu cá nhân “The Bush” thật là thú vị. Đương nhiên nó được xây dựng
trên cơ sở các câu chuyện và mọi người đều biết tới câu chuyện về sự nghiện rượu,
làm việc cật lực của nhà đầu tư dầu mỏ liều lĩnh vùng Texas - người mà ở độ tuổi 40
đã từ bỏ rượu, tìm đến với chúa và gắn kết bản thân với hoạt động quần chúng.
Trong nhiều bài phát biểu của mình, Bush luôn tái củng cố câu chuyện cá nhân
này và mối quan hệ đặc biệt với mọi người ở Texas - nơi mà sự nghiệp chính trị của
ông bắt đầu.
“Trên những cánh động rộng lớn ở Texas, lần đầu tiên tôi nhận ra tính cách của
đất nước chúng ta: cứng cáp và thật thà, cùng những hy vọng tràn đầy. Tôi sẽ luôn biết
ơn những con người trên đất nước này. Và cho dù bất cứ con đường nào phía trước,
chúng đều dẫn tôi về nhà”, Bush cho biết.
Bạn có thể sử dụng kỹ thuật này như thế nào trong các diễn thuyết kinh doanh
sắp tới của mình? Hãy bộc lộ một hình ảnh nhãn hiệu riêng biệt về công ty, về sản
phẩm hay dịch vụ của công ty và quan trọng nhất là về bản thân bạn. Có thể mọi người
sẽ nhìn nhận tốt đẹ ...