Thông tin tài liệu:
Những vần thơ chữ Hán Lê Thánh Tông được thể hiện dưới hình thức nghệ thuật chặt chẽ, đúng chuẩn mực của thơ ca trung đại. Đặc biệt, Lê Thánh Tông đã sử dụng linh hoạt, khéo léo nhiều điển tích, điển cố hoặc một phần điển cố trong sáu tập thơ. Điều đó phần nào thể hiện sự am hiểu kinh sử thi họa của vị minh vương có tâm hồn và tài năng thơ ca.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghệ thuật sử dụng điển cố trong thơ chữ Hán của Lê Thánh TôngHỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA CÁC NHÀ NGHIÊN CỨU TRẺ | 11/2019 NGHỆ THUẬT SỬ DỤNG ĐIỂN CỐ TRONG THƠ CHỮ HÁN CỦA LÊ THÁNH TÔNG NGUYỄN THỊ HOÀI AN Trường Đại học Quảng Bình Email: Hoaianqb86@gmail.com Tóm tắt: Vua Lê Thánh Tông (1442-1497) là một tác giả tiêu biểu của nền văn học Việt Nam thế kỷ XV. Nghiên cứu thơ văn Lê Thánh Tông để hiểu hơn về con người và những đóng góp của ông đối với sự phát triển của văn chương trung đại, nhất là mảng thơ chữ Hán. Ông có hơn chín tập thơ chữ Hán, nhiều bài thơ còn được in khắc trên bia đá, hang động… ở các danh lam thắng cảnh của mọi miền đất nước. Những vần thơ chữ Hán Lê Thánh Tông được thể hiện dưới hình thức nghệ thuật chặt chẽ, đúng chuẩn mực của thơ ca trung đại. Đặc biệt, Lê Thánh Tông đã sử dụng linh hoạt, khéo léo nhiều điển tích, điển cố hoặc một phần điển cố trong sáu tập thơ. Điều đó phần nào thể hiện sự am hiểu kinh sử thi họa của vị minh vương có tâm hồn và tài năng thơ ca. Từ khóa: Thơ chữ Hán Lê Thánh Tông, điển tích, điển cố.1. MỞ ĐẦU Thơ chữ Hán của Lê Thánh Tông tiêu biểu cho loại thơ đề vịnh do vua tôi xướng họa.Giọng thơ hùng hồn, từ ngữ trau chuốt, thấm đẫm lòng tự hào về cảnh đẹp đất nước và nhân tàiđất Việt. Những sáng tác thơ ca bằng chữ Hán của Lê Thánh Tông đạt chuẩn mực thơ ca trungđại, nghệ thuật thơ điêu luyện. Thơ ông vừa là sản phẩm của sáng tạo nghệ thuật vừa là nơi gửigắm nỗi niềm. Lê Thánh Tông là tác gia lớn được đưa vào giảng dạy trong các trường cao đẳng,đại học và chương trình Ngữ văn phổ thông. Các giáo trình văn học trung đại Việt Nam đềudành một chương để giới thiệu về Lê Thánh Tông và các sáng tác tiêu biểu của ông như cuốn:Giáo trình Văn học Việt Nam từ thế kỷ X đến giữa thế kỷ XVIII của Bùi Duy Tân, NXB Giáodục, 2005; Giáo trình Văn học trung đại Việt Nam (tập1) do Nguyễn Đăng Na chủ biên, NXBĐại học Sư phạm Hà Nội, 2006; Giáo trình Văn học trung đại Việt Nam (tập 1) do Lã NhâmThìn chủ biên, NXB Giáo dục Việt Nam, 2011. Sự xuất hiện của các đầu sách về Lê ThánhTông phần nào khẳng định vai trò và vị trí của ông trong dòng văn học trung đại Việt Nam.2. NỘI DUNG2.1. Đóng góp của Lê Thánh Tông vào sự phát triển của văn học dân tộc Bên cạnh sự nghiệp chính trị vẻ vang, vua Lê thánh Tông là nhà văn lớn, nhà thơ lớn củanền văn học trung đại Việt Nam thế kỷ XV. Lê Thánh Tông là vị vua yêu văn thơ, bản thân ôngsáng tác nhiều tác phẩm có giá trị lưu truyền cho hậu thế. Ông là người có công mở mang vàphát triển nền văn học trung đại nước ta. Dưới thời trị vì của ông, phong trào sáng tác vănchương học thuật diễn ra sôi nổi trong và ngoài cung đình. Chính ông là người lập nên hội vănhọc cung đình - Hội Tao đàn, đánh dấu sự hoạt động có quy củ, bài bản của Hội văn học đầutiên trong lịch sử văn học nước nhà. Không khí sáng tạo thơ văn trong niềm vui đất nước bìnhtrị đã tạo nên những tác phẩm tiêu biểu cho chủ nghĩa yêu nước thời kỳ này. Chính tư tưởngcoi trọng hiền tài của người đứng đầu triều đình đã cổ vũ lượng lực nho sĩ học tập, nghiên cứuvà sáng tạo văn chương nghệ thuật. Trong di sản thơ chữ Hán của Lê Thánh Tông hiện tồn, có hơn 170 bài thơ được sắp xếpvào 6 tập thơ tương đối đầy đủ: 古 心 百 咏 詩 集 Cổ tâm bách vịnh thi (trăm bài vịnh về tấmlòng người xưa); 瓊 苑 九 歌 詩 集 Quỳnh uyển cửu ca thi tập (chín khúc ca vườn quỳnh); 明 3TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ | HTKH 2019良 錦 綉 詩 集 Minh lương cẩm tú thi tập (gấm thêu vua sáng tôi hiền); 文 明 古 吹 詩 集 Vănminh cổ xúy thi (cổ xúy cho sự văn minh); 征 西 紀 行 詩 集 Chinh Tây kỷ hành thi tập (ghichép trên đường chinh phục phía tây); 珠 璣 勝 賞 詩 集 Châu cơ thắng thưởng thi tập (nhữngvần thơ châu báu thưởng ngoạn danh thắng). Thơ ca Lê Thánh Tông gắn liền với quan niệm “thi dĩ ngôn chí”, “tu tâm dưỡng tính”. LêThánh Tông đã thể hiện chân thành Ý, Chí, Khí, Thần qua sáng tác của ông. Đúng như lời nhậnxét “Trong lòng có điều gì, tất hình thành ở lời; cho nên thơ là để nói chí vậy” (Phan Phu Tiên- Từ trong di sản). Cả một đời trị vì đất nước, Lê Thánh Tông đêm ngày cần mẫn việc nước,lúc rảnh rỗi ngâm vịnh thi ca. Đối với trường hợp Lê Thánh Tông, có thể xem sự thịnh suy củathơ mà bình sự được mất của một đời”. Thế nên, thơ chữ Hán của Lê Thánh Tông là bản tổngkết độc đáo sự nghiệp chính trị bằng thơ. Thơ ông thể hiện màu sắc chính trị rõ nét, thơ gắn liềnvới chính trị.2.2. Nghệ thuật sử dụng điển cố2.2.1. Dùng nguyên điển cố Theo Từ điển Hán Việt từ nguyên, “典 điển: sác ...