Danh mục

NGHỆ THUẬT TẠO DÁNG VÀ TRANG TRÍ CỦA LỌ GỐM BÁT TRÀNG HIỆN NAY

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 139.28 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Vài năm gần đây, gốm Bát Tràng đang bước vào mạch phát triển “trăm hoa đua nở”. Hay nói đúng hơn là từ năm 2009 đến nay, các lò gốm Bát Tràng ngày càng sáng tạo nhiều mẫu gốm mới để đáp ứng thị trường trong nước, khi các đơn hàng xuất khẩu chỉ còn lại ở một số gia đình, công ty giữ được uy tín với khách hàng nước ngoài và cũng do kinh tế thế giới suy giảm nên Bát Tràng đã mất nhiều bạn hàng ngoài nước. ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
NGHỆ THUẬT TẠO DÁNG VÀ TRANG TRÍ CỦA LỌ GỐM BÁT TRÀNG HIỆN NAY NGHỆ THUẬT TẠO DÁNG VÀ TRANG TRÍ CỦA LỌ GỐM BÁT TRÀNG HIỆN NAY Vài năm gần đây, gốm Bát Tràng đang bước vào mạch phát triển “trăm hoa đua nở”. Hay nói đúng hơn là từ năm 2009 đến nay, các lò gốm Bát Tràng ngày càng sáng tạo nhiều mẫu gốm mới để đáp ứng thị trường trong nước, khi các đơn hàng xuất khẩu chỉ còn lại ở một số gia đình, công ty giữ được uy tín với khách hàng nước ngoài và cũng do kinh tế thế giới suy giảm nên Bát Tràng đã mất nhiều bạn hàng ngoài nước. Cũng chính vì vậy, mà các ông chủ sản xuất gốm phải tìm thợ giỏi, nghĩ ra nhiều mẫu hàng gốm mới lạ, chất lượng cao để cạnh tranh thị trường trong nước. Bên cạnh đó, nhu cầu bày trí trong gia đình, văn phòng... của người dân ngày một nâng cao về thẩm mỹ, người mua đã sẵn sàng trả tiền tương đối cao để có được những mặt hàng gốm đẹp đáp ứng thị hiếu của họ. Vì vậy, trong nhiều mặt hàng gốm, thể loại lọ xuất hiện đa dạng, phong phú về hình dáng, màu sắc và mô típ trang trí nhất. Chúng tôi xin đi sâu vào một số kiểu lọ truyền thống và hiện đại của Bát Tràng đang được bán đại trà trên thị t Lọ hoa tạo hình theo dáng truyền thống có nhiều kiểu dáng và tên gọi. Đây là loại hình có hình khối rất dễ sáng tạo, chỉ thay đổi về chiều cao, chiều rộng của cổ, thân lọ hay độ loe của miệng lọ đôi chút là hình dáng những chiếc lọ đã có sự khác nhau khá nhiều, nó sẽ thể hiện sự thon thả, mảnh mai hay sự chắc khoẻ, thô mộc. Vì vậy, người thợ gốm có thể tạo ra nhiều mẫu hàng cho khách mua chọn lựa, từ kiểu dáng đến các mô típ, đề tài trang trí, hay thay đổi màu men. Những người thợ gốm đặt tên lọ theo tạo dáng hay giống đồ vật, củ, quả trong thiên nhiên như: lọ bí, lọ bương, lọ củ tỏi, lọ miệng lượn, lọ ống giấy, lọ giọt lệ, lọ chân đèn, lọ bí,... Hay họ gọi theo thói quen như lọ lan, lọ huệ là hai loại lọ thường thấy ở Bát Tràng, hai tên gọi cho hai kiểu tạo dáng chứ không phải lọ vẽ hoa lan, hoa huệ. Với các lọ kể trên, người dân có thể sử dụng cả hai chức năng thờ cúng và gia dụng. Nếu thiên về chức năng gia dụng, để cắm hoa trang trí thì các loại lọ li, lọ bí, lọ ống giấy, lọ miệng lượn... sử dụng men kết tinh, men huyết dụ, men rạn trứng, men cát, men khô... hay làm sơn mài và với nhiều kiểu trang trí hiện đại, có màu tươi sáng, vui mắt phù hợp để trang trí trong nhà. Lọ li có hình dáng ống tròn đơn giản, lượn thắt eo giữa thân, miệng lọ và đáy có đường kính bằng nhau. Lọ bí có hình quả bí, miệng thẳng hoặc loe, thân lượn phình ra nhưng không nhiều làm dáng lọ vẫn giữ được nét thanh, mảnh. Lọ ống giấy có hình như ống giấy cuộn lệch, đáy nhỏ có độ vát đáy, miệng rộng có một phần nhô lên giống góc tờ giấy. Lọ miệng lượn có nhiều hình dáng nhưng cùng có hình thức phần miệng lượn sóng. Hiện nay, các kiểu lọ này ít vẽ men lam mà chủ yếu trang trí bằng màu men. Các loại lọ với chức năng thờ cúng thường có tạo dáng truyền thống. Những đồ gốm bày ở bàn thờ gia đình hay theo tỉ lệ tương đối cân xứng với nhau, không theo một con số qui định mà theo thói quen nhìn thuận mắt của người dân nước ta. Thợ gốm Bát Tràng cũng làm kích thước đồ thờ theo kinh nghiệm lâu năm và kích thước nào người mua nhiều thì họ làm kích thước ấy. Hiện nay, lọ hoa thờ cao khoảng trên 20cm bán nhiều trên thị trường có cốt gốm mỏng hơn trước, men trắng, vẽ lam, sử dụng nhiều kiểu đề tài, mô típ trang trí truyền thống như: Rồng, phượng, hoa điểu, sơn thủy... có sự sáng tạo thêm chi tiết, đường nét nhưng không nhiều. Có lẽ do tính chất tôn nghiêm ở nơi thờ nên người mua cũng không thích các mô típ, đề tài lạ. Lọ hoa để ở ban thờ thường là loại lọ có dáng truyền thống như: lọ lan, lọ huệ, lọ củ tỏi, lọ giọt lệ, lọ tỳ bà... Lọ lan có tạo dáng gần giống bình, nên nhiều người dễ nhầm loại bình nhỏ và vừa là lọ. Cách tạo hình của lọ lan mềm mại hơn bình và có một số điểm khác: Phần miệng loe rộng được tiện vát nên độ chuyển êm không gọt cứng như miệng bình và thường uốn lượn; so tỉ lệ của lọ, phần cổ chiếm gần 1/2 chiều cao, từ điểm cuối cổ lọ tiếp nối đến thân có độ chuyển rộng dần rồi mới đến phần rộng nhất của thân (từ cổ bình đến thân được mở rộng ngay và toàn thân bình chỉ vát thu dần vào đến đáy, nên bình có xu hướng vươn lên về chiều cao hơn lọ lan); Đặc biệt, điểm dễ nhận, lọ lan có đáy loe ra và thường vẽ hoa văn đường riềm ở đáy nếu là lọ trắng, vẽ lam. Nhìn chung, bình và lọ lan, tuy giống nhau, nhưng mỗi loại có vẻ đẹp riêng trong tạo hình. Bình nhìn chắc chắn, trang trọng nên khi phóng to sẽ trở thành kiểu lộc bình hay độc bình lớn rất hợp với để nơi thờ cúng trang nghiêm, hay đặt bên những đồ gỗ cổ sẽ làm tăng phần sang trọng trong ngôi nhà. Lọ lan mềm mại, dân giã như cô gái thôn quê nên hợp với tỉ lệ nhỏ, vừa, to nhất cũng chỉ trên 60cm, để cắm hoa để ở ban thờ hay trong nhà. Lọ huệ phần lớn cũng có chức năng thờ cúng. Tạo dáng lọ huệ mảnh mai h ơn lọ lan, miệng loe, phần rộng nhất của lọ bằng 1/3 chiều cao và ở gần đáy, nên từ cổ lọ mở rộng dần đến điểm rộng nhất được chuyển cong gần như giọt nước kéo dài và thắt lại ở điểm giữa đáy với thân, nên đáy loe tạo cảm giác vững vàng cho lọ. Lọ lan và lọ huệ sử dụng được khá nhiều mô típ trang trí khi vẽ men lam, như: hoa đào, hoa phù dung, công và phù dun g, đào và chim trĩ, phong cảnh sơn thủy... Lọ củ tỏi (hay còn gọi là lọ củ hành) có hình dáng khá độc đáo. Lọ có tạo hình giống củ tỏi, miệng loe, cổ nhỏ cao chiếm hơn nửa chiều cao lọ, phần thân ngắn tròn, bề ngang rộng hơn chiều cao thân lọ, đáy có đế mỏng vài mm, thường đánh chỉ (vẽ một đường chỉ lam) nếu là gốm men trắng, vẽ lam. Kiểu lọ củ tỏi chỉ vẽ được những mô típ có bố cục thiên về chiều ngang hay giới hạn trong hình vuông, như: rồng, phượng, cuốn thư, đồng tiền... Lọ giọt lệ có hình dáng giống giọt nước, cũng là kiểu lọ truyền thống có tạo hình khá đẹp, đường cong từ miệng lọ đến đáy mềm mại như chiếc khóa son. Miệng loe nhưng miệng và cổ lọ đều nhỏ, bề ngang cổ lọ chỉ bằng 1/4 chiều rộng nhất của thân, vì vậy phần thân nở tròn như giọt nước đang rơ ...

Tài liệu được xem nhiều: