Danh mục

Nghệ thuật tạo hình ở Mỹ: Xóa mờ ranh giới

Số trang: 14      Loại file: pdf      Dung lượng: 201.71 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí tải xuống: 4,000 VND Tải xuống file đầy đủ (14 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đã có thời người ta có thể tổng kết những xu thế trong nghệ thuật của Mỹ với một vài cụm từ hoa mỹ - có lúc thì “hội họa mang tình cử chỉ, trừu tượng”, còn có lúc lại là “trở về với phong cách tượng hình”. Ngày nay, người ta khó có thể xác định được khuynh hướng chính một cách chính xác như vậy. Điều này một phần là do nghệ thuật đã thay đổi, một phầ là do thế giới đã thay đổi. Tuy nhiên, tôi tin rằng nghệ thuật ngày nay vẫn theo một số...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghệ thuật tạo hình ở Mỹ: Xóa mờ ranh giới Nghệ thuật tạo hình ở Mỹ: Xóa mờ ranh giới. Eleanor Heartney Đã có thời người ta có thể tổng kết những xu thế trong nghệ thuật của Mỹ với một vài cụm từ hoa mỹ - có lúc thì “hội họa mang tình cử chỉ, trừu tượng”, còn có lúc lại là “trở về với phong cách tượng hình”. Ngày nay, người ta khó có thể xác định được khuynh hướng chính một cách chính xác như vậy. Điều này một phần là do nghệ thuật đã thay đổi, một phầ là do thế giới đã thay đổi. Tuy nhiên, tôi tin rằng nghệ thuật ngày nay vẫn theo một số khuynh hướng nhất định. Những khuynh hướng này có thể được hiểu rõ nhất bằng cách nhìn vào những họa sỹ đại diện cho những khuynh hướng đó và nghĩ xem họ đã giúp chúng ta như thế nào trong việc mở mang sự hiểu biết và nhận thức của chúng ta về nghệ thuật. Nhưng trước khi làm điều đó có lẽ chúng ta nên xem xét kỹ lưỡng hơn về cái gọi là “nghệ thuật Mỹ”. Loại hình có vẻ như đơn giản này thực tế lại phức tạp hơn người ta tưởng nhiều. Lời thú nhận rằng có tồn tại một cái gọi là hội họa hay đ iê u khăắc theo “phong cách Mỹ” - một phần của phẩm chất tinh túy nhất của “Mỹ” – đã có thời là một nguyên lý không thể phủ nhận của oạt động phê bình nghệ thuật hiện đại. Tuy nhiên, ngày nay, “nghệ thuật Mỹ” không còn đơn giản là vấn đề về địa lý, về nguồn gốc quốc tịch, hay về quan điểm. Thay vào đó, sự toàn cầu hóa thị trường, sự dễ dàng trong giao tiếp quốc tế, và sự di chuyển dễ dàng của các họa sỹ từ nước này sang nước khác đều góp phần tạo nên một thế giới nghệ thuật không có khái niệm chắc chắn nào về bản sắc dân tộc. Xu hướng phổ biến của các họa sỹ ngày nay là coi một vài nước như quê hương của mình và tự coi mình là đa quốc tịch. Gần đây tôi có tham dự một cuộc triển lãm gồm họa sỹ đến từ khắp nơi trên thế giới. Tôi luôn được gặp những họa sỹ quốc tế rất thú vị - đến từ Cuba, từ Nigeria, từ Trung Quốc – và tôi nhận thấy một điều là họ chỉ sống cách nhà tôi ở New York có vài cây số mà thôi. Sự di chuyển dễ dàng này là một yếu tố quan trọng trong bất cứ cuộc thảo luận nào về nghệ thuật Mỹ ngày nay. Sự xóa nhòa biên giới giữa các quốc gia, ít nhất thì cũng trong lĩnh vực nghệ thuật, cũng giống như sự biến mất của những biên giới khác. Gìơ đây không còn mấy ai tỏ ra lo lắng về tính độc nhất của hội họa và điêu khắc nữa. Khi các họa sỹ đi chu du khắp nơi trên thế giới, họ có thể dễ dàng vượt qua những rào cản và sáng tác nên những tác phẩm nghệ thuật vừa thể hiện được những chất liệu dân tộc vừa lồng kép được công nghệ kỹ thuật số và yếu tố dàn dựng, nhiếp ảnh, biểu diễn, âm nhạc, phim và video. Tương tự như vậy, đã có thời “nghệ thuật quần chúng” có nghĩa là một khối điêu khắc đồ sộ được trưng bày trong một trung tâm công cộng. Nhưng ngày nay, nghệ thuật quần chúng rất có thể xuất hiện trên intertnet, hoặc là một tác phầm do một nhóm những thành viên trong một cộng đồng làm việc cùng nhau trong một dự án mang lại lợi ích cho địa phương. Một điều cũng thay đổi theo là quan niệm cũ cho rằng nghệ thuật không nên vượt quá ranh giới riêng của nó. Ngày nay, nghệ sĩ lồng ghép khoa học, chính trị, tôn giáo, kiến trúc, và sinh thái học vào tác phẩm của mình và hy vọng gây được ảnh hưởng không chỉ trong bốn bức tường của phòng triển lãm. Mở rộng định nghĩa về nghệ thuật Khám phá thế giới mới mẻ của nghệ thuật đòi hỏi phải có một trí óc nhạy bén và sự tự nguyện từ bỏ những định kiến trước đây của mình. Có thể thấy rõ điều này từ bất kỳ một sự đánh giá nào về những nghệ sỹ đáng chú ý ngày nay. Một trong những nghệ sỹ tên tuổi nhất hiện nay là Mathew Barney, một họa sỹ/nhà sản xuất phim mà tác phẩm của ông đã được trưng bày tại một cuộc triển lãm lớn mang tính hoài niệm tại Bảo tàng Guggenheim ở New York . Barney là một nhà làm phim vừa là một nghệ sỹ dàn dựng - mặc dù những gì do anh dàn dựng chủ yếu là những dụng cụ sân khấu cho các phim của anh. Tác phẩm sân khấu lớn của anh là bộ phim Cremaster gồm năm tập và kéo dài bảy tiếng đồng hồ. Mặc dù mỗi tập lại giống như một bộ phim truyện cả về độ dài và sự chải chuốt trong hình ảnh, nhưng vẫn có một số nét khác biệt đáng kể giữa những bộ phim mà bạn xem ở một rạp chiếu phim địa phương và phim của Barney. Toàn bộ tác phẩm của anh chỉ có 12 dòng thoại, và phim có rất nhiều những nhân vật và sinh vật kỳ lạ không biết thuộc giới tính nào hay thậm chí loài nào. Có một người phụ nữ đầu người mình báo, một sinh vật nửa người nửa dê, một người Êcốt thổi kèn túi, một người Hary Houdini tưởng tượng do tác giả kịch bản Norman Mailer thủ vai, và một nữ hoàng khổ hạnh do diễn viên Ursula Andress đóng. Năm tập của bộ phim chiếu mọi hình ảnh từ những điệu nhảy theo hàng của Hollywood thời những năm 30 của Busby Berkeley cho đến tên sát nhân Gary Gilmore cho đến những lễ nghi của Masonic. Câu chuyện mà bộ phim muốn kể rất khó hiểu, và giới bình luận hiện vẫn cãi nhau về ý nghĩa của nó. Điều làm cho Barney trở thành một trong những nghệ sỹ được bàn tán sôi nổi nhất hiện nay là cách ...

Tài liệu được xem nhiều: