Nghệ thuật Thị giác (Visual Arts), với đa số người Việt Nam, được hiểu là thế giới của những Dali, Picasso v.v… nói chung, là thế giới của những cái gì hết sức “cao sang”, “siêu phàm”, không can dự gì đến cuộc sống của mình-biết cũng được, không biết cũng chẳng sao. Oái oăm là ngay cả những người đang điều hành các thiết chế văn hóa-nghệ thuật ở Việt Nam, dường như cũng đang hiểu vấn đề theo kiểu như vậy....
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghệ thuật Thị giác Việt Nam, cần được hỗ trợ cách khác
Nghệ thuật Thị giác Việt Nam,
cần được hỗ trợ cách khác
Nghệ thuật Thị giác (Visual Arts), với đa số người Việt Nam, được
hiểu là thế giới của những Dali, Picasso v.v… nói chung, là thế giới
của những cái gì hết sức “cao sang”, “siêu phàm”, không can dự gì
đến cuộc sống của mình-biết cũng được, không biết cũng chẳng sao.
Oái oăm là ngay cả những người đang điều hành các thiết chế văn
hóa-nghệ thuật ở Việt Nam, dường như cũng đang hiểu vấn đề theo
kiểu như vậy. Họ cũng chỉ muốn làm sao cho có thật nhiều Dali, thật
nhiều Picasso-Việt Nam…
Đôi điều nhìn lại
Trước hết, Nghệ thuật Thị giác là gì?
Nghệ thuật Thị giác (Visual Arts) là tên gọi chung chỉ các loại hình
nghệ thuật ĐƯỢC TIẾP NHẬN, cơ bản, thông qua KÊNH thị giác, và
ĐƯỢC SÁNG TẠO, chủ yếu, dựa trên các đặc thù của TƯ DUY thị
giác…
Nghệ thuật Thị giác bao trùm một phạm vi rộng, gồm: Kiến trúc, Nghệ
thuật Môi trường (một không gian đô thị, một thắng cảnh…), Hội họa,
Điêu khắc, Nhiếp ảnh, Nghệ thuật Sắp đặt, Nghệ thuật Thực địa, Thủ
công Mỹ nghệ, Đồ họa ứng dụng, Thời trang, Tạo dáng công nghiệp
v.v…
Nghệ thuật Thị giác có ảnh hưởng như thế nào đối với đời sống con
người và xã hội?
Mỗi người, mỗi ngày mở mắt ra là chung đụng với cơ man sản phẩm
Nghệ thuật Thị giác. Và, trong đời sống mỗi ngày, ai cũng phải thường
xuyên phán đoán, đánh giá, lựa chọn đủ thứ theo các tiêu chuẩn Nghệ
thuật Thị giác: từ việc chọn một bộ đồ để mặc, đến chọn mua những
thứ vụn vặt như một cái hộp quẹt, một cái mũ v.v… Các tiêu chuẩn
này, ý thức hay không ý thức, đều có 2 khía cạnh: một, là khía cạnh
thẩm mỹ (đẹp/xấu), và hai, là khía cạnh đẳng cấp tượng trưng (sành
điệu/không sành điệu, cao cấp/bình dân, tân tiến/lạc hậu…). Tóm lại,
sự tiếp nhận, đánh giá và lựa chọn các sản phẩm Nghệ thuật Thị giác là
một trong các yếu tố quan trọng làm nên DIỆN MẠO VĂN HÓA một
con người. Làm nên hình ảnh người đó trong mắt nhìn người khác. Và
đó, là một trong những yếu tố quan trọng (bên cạnh vấn đề năng lực)
quyết định sự thành/bại, được tôn trọng/không được tôn trọng của
người đó trong xã hội… Do đó, ý thức về Nghệ thuật Thị giác, tích lũy
kinh nghiệm xúc cảm thị giác, nâng cao và mở rộng năng lực đánh
giá thế giới sự vật chung quanh và biết sáng tạo hình ảnh bản thân
mình theo các tiêu chuẩn Nghệ thuật Thị giác là điều kiện cần để
mỗi cá nhân hòa nhập vào thế giới đương đại.
Nghệ thuật thị giác, như đã nói ở trên, thực chất là toàn bộ các yếu
tố làm nên THẾ GIỚI SỰ NHÌN của một cộng đồng văn hóa. Các
yếu tố: Một, tạo nên sự đồng cảm của các thành viên trong cộng đồng
đó (ví dụ; người Hà Nội tự hào về hồ Hoàn Kiếm, về Phố Cổ-đi đâu
cũng nhớ về…). Hai, góp phần làm nên cái gọi là bản sắc (tượng
trưng)-một mặt, tác động lên tâm tư, tình cảm người dân địa phương,
khiến họ tự hào và phải sống sao cho xứng đáng (như người Huế tự hào
là dân đất Thần Kinh và phải sống sao cho ra “Mệ”; như người Hà Nội
tự hào là dân Thủ đô và phải sống sao cho lịch duyệt…); mặt khác, tác
động đến người khác, từ nơi khác đến, như những giá trị độc đáo, hấp
dẫn… cần được khám phá…Xin lưu ý thêm một chút về chuyện hình
ảnh. Hình ảnh không phải là sản phẩm của một cú bấm máy (ảnh) hay
cái gì giới hạn trong không gian hai, ba chiều. Hình ảnh là sản phẩm
tổng hợp được mã hóa trong nhận thức mỗi người về một đối tượng
được nhìn thấy. Hình ảnh một con người trong xã hội không phải là
một tấm chân dung, mà là tổng hợp của tất cả, từ áo, quần, tóc tai, từ cử
chỉ, ngôn ngữ đến hành vi v.v... Kể cả vai trò và vị trí xã hội của người
đó. Tóm lại, hình ảnh luôn là một tượng trưng. Ba, sự đa dạng về loại
hình, sự phong phú và độc đáo về hình thức…, thể hiện một năng lực
sáng tạo năng động thích ứng với điều kiện tự nhiên và có một ý thức
xuyên suốt về bản sắc của Nghệ thuật Thị giác, là yếu tố phản ánh
TRÌNH ĐỘ VĂN MINH và TÍNH CÁCH VĂN HÓA của một cộng động.
Đó là các yếu tố làm nên SỨC HẤP DẪN và THẾ GIÁ của một cộng
đồng giữa bao cộng đồng khác… Nó quyết định sự thành bại của một
THỊ TRƯỜNG DU LỊCH , và làm nên HÌNH ẢNH ĐỊA PHƯƠNG…
Cơ chế tương tác ảnh hưởng này diễn ra như thế nào?
Nhìn ra thế giới, bất cứ ai cũng đều dễ dàng nhận thấy, mọi nền nghệ
thuật có sức sống đều tồn tại trong một chỉnh thể văn hóa nghệ thuật.
Chỉnh thể tự nhiên có mô hình kim tự tháp, mà đỉnh là những tìm tòi
sáng tạo mang tính tiên phong, độc sáng của các thành phần ưu tú. Và
đáy, là đại chúng với khả năng tiêu thụ và sản xuất. Ðỉnh và đáy có
quan hệ hữu cơ. Ðỉnh chỉ lên cao khi đáy không ngừng được mở rộng.
Và đáy chỉ mở rộng khi những giá trị mang tính bác học tìm thấy ở
đỉnh được chuyển hóa thành những giá trị mang tính phổ cập làm
nguồn dinh dưỡng bồi bổ cho đáy. Chính nhờ những mối quan hệ này
mà những giá trị nghệ thuật được chuyển hóa thành những giá trị văn
hóa. Và cũng chính nhờ những mối quan hệ này mà những giá trị văn
hóa mang tính truyền thống (và ngoại lai) được tích hợp, biến đổi trong
những giá trị mỹ thuật làm nên những ...