Danh mục

Nghệ thuật trong bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy

Số trang: 3      Loại file: pdf      Dung lượng: 112.39 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (3 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Chúng ta xem xét về đặc sắc nghệ thuật trong bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy. Ghi nhớ Với giọng điệu tâm tình tự nhiên, hình ảnh giàu tính biểu cảm, Ánh trăng của Nguyễn Duy như một lời tự nhắc nhở về những năm tháng gian lao đã qua của cuộc đời người lính gắn bó với thiên nhiên, đất nước bình dị, hiền hậu. Bài thơ có ý nghĩa gợi nhắc, củng cố ở người đọc thái độ sống “ uống nước nhớ nguồn”, ân nghĩa thủy chung cùng quá khứ. ( Ngữ văn 9, tập...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghệ thuật trong bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy Nghệ thuật trong bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy Chúng ta xem xét về đặc sắc nghệ thuật trong bài thơ Ánh trăng của NguyễnDuy. Ghi nhớ Với giọng điệu tâm tình tự nhiên, hình ảnh giàu tính biểu cảm, Ánh trăng củaNguyễn Duy như một lời tự nhắc nhở về những năm tháng gian lao đã qua của cuộcđời người lính gắn bó với thiên nhiên, đất nước bình dị, hiền hậu. Bài thơ có ý nghĩagợi nhắc, củng cố ở người đọc thái độ sống “ uống nước nhớ nguồn”, ân nghĩa thủychung cùng quá khứ. ( Ngữ văn 9, tập một, nhà xuất bản Giáo dục, 2005, trang 157) Như vậy về nghệ thuật của bài thơ này có hai điểm chú ý là giọng điệu tâm tìnhtự nhiên, hình ảnh giàu tính biểu cảm. Nhưng nếu chỉ có vậy thì bài Ánh trăng củaNguyễn Duy có khác gì bài Nói với con của Y Phương ở Ngữ văn 9 tập hai? YPhương cũng dùng giọng điệu tâm tình tự nhiên; hình ảnh trong thơ Y Phương cũnggiàu sức gợi cảm. Và nói rộng ra, hình ảnh của bài thơ nào mà không giàu sức biểucảm hay gợi cảm? Thế thì nghệ thuật của bài thơ Ánh trăng này có điều gì đáng chú ý? Trước hết, đây là một bài thơ đậm yếu tố tự sự có hai nhân vật đó là Trăng vànhân vật trữ tình từng là bạn tri kỉ với Trăng. Câu chuyện về hai người được kể với bamốc thời gian: Một thời khó khăn, gian khổ - Trăng và người gắn bó như tri kỉ; thờihòa bình về thành phố - Trăng thành người dưng; khi mất điện Trăng hiện ra “imphăng phắc” khiến cho người giật mình. Chính thời gian và hoàn cảnh đã cho ngườiđọc thấy được sự đổi thay từ tri kỉ thành người dưng, và sự đối mặt khi mất điện làmcho nhân vật rưng rưng rồi giật mình, làm cho tư tưởng chủ đề của bài thơ hiện rõ. Điều thứ hai là bài thơ đã sử dụng biện pháp nhân hóa thành công. Trăng làmột người bạn, một người vô tư, trong sáng, dù trong hoàn cảnh nào vẫn thủy chung,tròn đầy, lặng lẽ, sáng trong: “ Trăng cứ tròn vành vạnh/ Kể chi người vô tình”. Điều thứ ba là giọng thơ kể chuyện nhỏ nhẹ, như là một lời tâm tình, trong đókhông dùng từ nhân xưng. Nhân vật trữ tình kể chuyện nhưng trong suốt bài thơkhông dùng một từ nhân xưng nào. Các câu thơ không chủ ngữ nối tiếp nhau xuất hiệntrong toàn bài. Suốt các khổ thơ có một chủ thể như là vô danh đã sống, đã ngỡ, đã vềthành phố, đã bật tung cửa sổ, đã ngửa mặt lên nhìn mặt. Chỉ đến dòng thơ cuối cùngmới có một từ nhân xưng. Đó không phải là từ nào khác mà là “ta”: Ánh trăng im phăng phắc Đủ cho ta giật mình Như vậy tác giả đã thành công khi để cho câu chuyện này là chuyện không phảicủa riêng ai. Có thể là của tôi, của bạn, của các bạn và rộng ra là của chúng ta. Vì mỗingười đều từng có quá khứ của mình. Điều cuối cùng là tính chất tượng trưng của nhan đề bài thơ. Dù trong bài thơtác giả bốn lần nhắc đến vầng trăng: - vầng trăng thành tri kỉ - cái vầng trăng tình nghĩa - vầng trăng đi qua ngõ - đột ngột vầng trăng tròn và một lần nhắc đến trăng không kèm từ vầng: - trăng cứ tròn vành vạnh chỉ có một câu thơ nhắc đến ánh trăng: - ánh trăng im phăng phắc nhưng bài thơ lại được đặt tên là Ánh trăng. Phải chăng, tác giả muốn đemphần tốt đẹp, phần nhân ái, thủy chung của vầng trăng tượng trưng cho ánh sáng đểsoi vào chỗ bóng tối, soi rọi vào sự lãng quên, vô tình trong tâm hồn con người, khiếnngười ta nhìn rõ mình, khiến người ta giật mình để rồi từ đó sống ân nghĩa, thủychung với quá khứ dù quá khứ đó nhọc nhằn, gian khổ và trần trụi? Đấy là những nét nghệ thuật làm nên sự khác biệt và làm nên thành công củabài thơ Ánh trăng.

Tài liệu được xem nhiều: