Nghèo đa chiều: Mô hình định lượng và hàm ý chính sách (Trường hợp nghiên cứu ở Đồng bằng sông Cửu Long)
Số trang: 13
Loại file: pdf
Dung lượng: 876.20 KB
Lượt xem: 28
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Nghiên cứu này nhằm xác định cách đo lường nghèo đa chiều và đánh giá các yếu tố ảnh hưởng nghèo đa chiều. Nhóm tác giả chọn mẫu đại diện ở Đồng bằng sông Cửu Long (450 quan sát của 3 tỉnh, 3 huyện và 9 Xã), kết hợp sử dụng hàm hồi quy Binary Logistic. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ hộ nghèo với cách tiếp cận đa chiều tăng lên so với cách tiếp cận đơn chiều. Các yếu tố ảnh hưởng đến nghèo đa chiều bao gồm: Trình độ văn hóa; ngành nghề; quy mô diện tích; tiếp cận tín dụng; tham gia bảo hiểm y tế; có sử dụng dịch vụ viễn thông và khoảng cách đến trạm y tế.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghèo đa chiều: Mô hình định lượng và hàm ý chính sách (Trường hợp nghiên cứu ở Đồng bằng sông Cửu Long) NGHÈO ĐA CHIỀU: MÔ HÌNH ĐỊNH LƯỢNG VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH (TRƯỜNG HỢP NGHIÊN CỨU Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG) PGS. TS. Đinh Phi Hổ1, PGS. TS. Nguyễn Tiến Dũng2, ThS. Huỳnh Đinh Phát3 (1) Trường Đại học Kinh tế TP. HCM; (2)Trường Đại học Kinh tế - Luật (3) Trường Đại học Phạm Văn Đồng Tóm tắt: Nghiên cứu này nhằm xác định cách đo lường nghèo đa chiều và đánh giá các yếu tố ảnh hưởng nghèo đa chiều. Nhóm tác giả chọn mẫu đại diện ở Đồng bằng sông Cửu Long (450 quan sát của 3 tỉnh, 3 huyện và 9 Xã), kết hợp sử dụng hàm hồi quy Binary Logistic. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ hộ nghèo với cách tiếp cận đa chiều tăng lên so với cách tiếp cận đơn chiều. Các yếu tố ảnh hưởng đến nghèo đa chiều bao gồm: Trình độ văn hóa; ngành nghề; quy mô diện tích; tiếp cận tín dụng; tham gia bảo hiểm y tế; có sử dụng dịch vụ viễn thông và khoảng cách đến trạm y tế. Từ khóa: Nghèo đa chiều; Mô hình hồi quy Binary logistic; Đồng bằng sông Cửu Long. 1. Giới thiệu Thời gian qua, Việt Nam đã đạt được thành tích lớn về tăng trưởng kinh tế và giảm nghèo trong hai thập niên. Nếu sử dụng chuẩn nghèo “dựa theo nhu cầu cơ bản” của Việt Nam và thế giới tỷ lệ nghèo giảm xuống dưới 10% vào năm 2016. Những thành tựu tương tự khi tính đến yếu tố thu nhập tăng đều cũng thể hiện rất rõ khi đánh giá theo chuẩn quốc tế bình quân đầu người 1,25 USD/ người/ngày. Việt Nam cũng đã có tiến bộ đáng kể ở các khía cạnh đời sống khác như từ tỉ lệ nhập học tiểu học và trung học cao tới cải thiện về y tế và giảm tỉ lệ bệnh tật và tử vong. Đồng thời, đã đạt được và, trong một số trường hợp thậm chí còn vượt các mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ (World Bank, 2012). Hiện nay, chuẩn nghèo của thế giới đã tăng lên 1,9 USD, cách tiếp cận nghèo thay đổi theo nghèo đa chiều. Do đó, giải quyết nghèo vẫn là thách thức ở Việt Nam trong những thập niên tới. Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là vùng sản xuất hàng hóa nông nghiệp trọng điểm của cả nước. Mặc dù có đóng góp quan trọng về xuất khẩu nông – thủy sản và lương thực hàng hóa cân đối cho cả nước, nhưng ĐBSCL lại là vùng có tỷ lệ nghèo khá cao. Phần lớn người nghèo lại tập trung gắn với vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa, ven biển, nơi mà gắn với tài nguyên tự nhiên. Tỷ lệ nghèo cao luôn là mối đe doạ cho phát triển bền vững. Nội dung bài viết này tập trung vào 3 vấn đề chính: Xác định thước đo nghèo đa chiều; Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến nghèo và gợi ý chính sách cải thiện tình trạng nghèo. 2. Cơ sở lý thuyết và thực nghiệm 2.1 Đo lường nghèo đa chiều Theo World Bank (1992), nghèo đơn chiều (Unidimensional Poverty) là tình trạng một người hoặc một hộ gia đình có thu nhập hoặc chi tiêu thấp hơn tiêu chuẩn tối thiểu được qui định bởi một quốc gia hoặc tổ chức quốc tế trong khoảng thời gian nhất định. Như vậy, nghèo đơn chiều dựa vào thu nhập hay chi tiêu so với chuẩn nghèo. Do đó, nghèo đơn chiều quan tâm tới khía cạnh tiền tệ của nghèo nên còn gọi là nghèo tiền tệ. Chuẩn nghèo của thế giới và Việt Nam thay đổi theo thời gian, ngày càng nâng cao phù hợp với sự thay đổi chi phí những nhu cầu cần thiết của cuộc sống. 43 Bảng 1: Chuẩn nghèo của thế giới và Việt Nam. 1 Chuẩn nghèo của thế giới (WB, 2015) Tiêu chuẩn nghèo (Mức thu nhập hoặc chi Năm tiêu) 2003 1 USD/ người/ngày hoặc 360 USD/năm 2008 1,25 USD/ ngày hoặc 450 USD/năm 2015 1,9 USD/ngày hoặc 684 USD/năm 2 Chuẩn nghèo của Việt Nam (đồng/người tháng) Thành Năm Nông thôn thị 2001- Quyết định số 100,000 150,000 2005 143/2001/QĐ-TTg 2006- Quyết định số 200,000 260,000 2010 170/2005/QĐ-TTg 2011- Quyết định số 400,000 500,000 2015 9/2011/QĐ-TTg 2016- Quyết định số 700,000 900,000 2020 59/2015/QĐ-TTg Thế giới và Việt Nam vẫn tiếp tục sử dụng chuẩn nghèo đơn chiều để đánh giá tình trạng nghèo của quốc gia. Tuy nhiên, nghèo đơn chiều không thể hiện được sự thiếu hụt về giáo dục, y tế và chất lượng cuộc sống. Do đó, UNDP (2011b) áp dụng thước đo bổ sung, chỉ số nghèo đa chiều (Multidimensional poverty index, MPI). Theo Alkire & Foster (2011), đo lường tình trạng nghèo ở số người/hộ theo nhiều chiều (dimensions) và nhiều chỉ số (Indiacators). Trên cơ sở này, UNDP (2011a) áp dụng đo lường chỉ số nghèo đa chiều được tính theo 3 chiều (giáo dục, y tế, mức sống) và 10 chỉ số Nguồn: UNDP (2011b) Hình 1: Cấu thành thước đo nghèo đa chiều Alkire and Robles (2015) đã áp dụng cách tiếp cận đa chiều của Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) đo lường cho ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghèo đa chiều: Mô hình định lượng và hàm ý chính sách (Trường hợp nghiên cứu ở Đồng bằng sông Cửu Long) NGHÈO ĐA CHIỀU: MÔ HÌNH ĐỊNH LƯỢNG VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH (TRƯỜNG HỢP NGHIÊN CỨU Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG) PGS. TS. Đinh Phi Hổ1, PGS. TS. Nguyễn Tiến Dũng2, ThS. Huỳnh Đinh Phát3 (1) Trường Đại học Kinh tế TP. HCM; (2)Trường Đại học Kinh tế - Luật (3) Trường Đại học Phạm Văn Đồng Tóm tắt: Nghiên cứu này nhằm xác định cách đo lường nghèo đa chiều và đánh giá các yếu tố ảnh hưởng nghèo đa chiều. Nhóm tác giả chọn mẫu đại diện ở Đồng bằng sông Cửu Long (450 quan sát của 3 tỉnh, 3 huyện và 9 Xã), kết hợp sử dụng hàm hồi quy Binary Logistic. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ hộ nghèo với cách tiếp cận đa chiều tăng lên so với cách tiếp cận đơn chiều. Các yếu tố ảnh hưởng đến nghèo đa chiều bao gồm: Trình độ văn hóa; ngành nghề; quy mô diện tích; tiếp cận tín dụng; tham gia bảo hiểm y tế; có sử dụng dịch vụ viễn thông và khoảng cách đến trạm y tế. Từ khóa: Nghèo đa chiều; Mô hình hồi quy Binary logistic; Đồng bằng sông Cửu Long. 1. Giới thiệu Thời gian qua, Việt Nam đã đạt được thành tích lớn về tăng trưởng kinh tế và giảm nghèo trong hai thập niên. Nếu sử dụng chuẩn nghèo “dựa theo nhu cầu cơ bản” của Việt Nam và thế giới tỷ lệ nghèo giảm xuống dưới 10% vào năm 2016. Những thành tựu tương tự khi tính đến yếu tố thu nhập tăng đều cũng thể hiện rất rõ khi đánh giá theo chuẩn quốc tế bình quân đầu người 1,25 USD/ người/ngày. Việt Nam cũng đã có tiến bộ đáng kể ở các khía cạnh đời sống khác như từ tỉ lệ nhập học tiểu học và trung học cao tới cải thiện về y tế và giảm tỉ lệ bệnh tật và tử vong. Đồng thời, đã đạt được và, trong một số trường hợp thậm chí còn vượt các mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ (World Bank, 2012). Hiện nay, chuẩn nghèo của thế giới đã tăng lên 1,9 USD, cách tiếp cận nghèo thay đổi theo nghèo đa chiều. Do đó, giải quyết nghèo vẫn là thách thức ở Việt Nam trong những thập niên tới. Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là vùng sản xuất hàng hóa nông nghiệp trọng điểm của cả nước. Mặc dù có đóng góp quan trọng về xuất khẩu nông – thủy sản và lương thực hàng hóa cân đối cho cả nước, nhưng ĐBSCL lại là vùng có tỷ lệ nghèo khá cao. Phần lớn người nghèo lại tập trung gắn với vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa, ven biển, nơi mà gắn với tài nguyên tự nhiên. Tỷ lệ nghèo cao luôn là mối đe doạ cho phát triển bền vững. Nội dung bài viết này tập trung vào 3 vấn đề chính: Xác định thước đo nghèo đa chiều; Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến nghèo và gợi ý chính sách cải thiện tình trạng nghèo. 2. Cơ sở lý thuyết và thực nghiệm 2.1 Đo lường nghèo đa chiều Theo World Bank (1992), nghèo đơn chiều (Unidimensional Poverty) là tình trạng một người hoặc một hộ gia đình có thu nhập hoặc chi tiêu thấp hơn tiêu chuẩn tối thiểu được qui định bởi một quốc gia hoặc tổ chức quốc tế trong khoảng thời gian nhất định. Như vậy, nghèo đơn chiều dựa vào thu nhập hay chi tiêu so với chuẩn nghèo. Do đó, nghèo đơn chiều quan tâm tới khía cạnh tiền tệ của nghèo nên còn gọi là nghèo tiền tệ. Chuẩn nghèo của thế giới và Việt Nam thay đổi theo thời gian, ngày càng nâng cao phù hợp với sự thay đổi chi phí những nhu cầu cần thiết của cuộc sống. 43 Bảng 1: Chuẩn nghèo của thế giới và Việt Nam. 1 Chuẩn nghèo của thế giới (WB, 2015) Tiêu chuẩn nghèo (Mức thu nhập hoặc chi Năm tiêu) 2003 1 USD/ người/ngày hoặc 360 USD/năm 2008 1,25 USD/ ngày hoặc 450 USD/năm 2015 1,9 USD/ngày hoặc 684 USD/năm 2 Chuẩn nghèo của Việt Nam (đồng/người tháng) Thành Năm Nông thôn thị 2001- Quyết định số 100,000 150,000 2005 143/2001/QĐ-TTg 2006- Quyết định số 200,000 260,000 2010 170/2005/QĐ-TTg 2011- Quyết định số 400,000 500,000 2015 9/2011/QĐ-TTg 2016- Quyết định số 700,000 900,000 2020 59/2015/QĐ-TTg Thế giới và Việt Nam vẫn tiếp tục sử dụng chuẩn nghèo đơn chiều để đánh giá tình trạng nghèo của quốc gia. Tuy nhiên, nghèo đơn chiều không thể hiện được sự thiếu hụt về giáo dục, y tế và chất lượng cuộc sống. Do đó, UNDP (2011b) áp dụng thước đo bổ sung, chỉ số nghèo đa chiều (Multidimensional poverty index, MPI). Theo Alkire & Foster (2011), đo lường tình trạng nghèo ở số người/hộ theo nhiều chiều (dimensions) và nhiều chỉ số (Indiacators). Trên cơ sở này, UNDP (2011a) áp dụng đo lường chỉ số nghèo đa chiều được tính theo 3 chiều (giáo dục, y tế, mức sống) và 10 chỉ số Nguồn: UNDP (2011b) Hình 1: Cấu thành thước đo nghèo đa chiều Alkire and Robles (2015) đã áp dụng cách tiếp cận đa chiều của Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) đo lường cho ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Nghèo đa chiều Mô hình hồi quy Binary logistic Đồng bằng sông Cửu Long Đo lường nghèo đa chiều Các yếu tố ảnh hưởng đến nghèo Biện pháp giảm nghèoGợi ý tài liệu liên quan:
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Địa lí lớp 9 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Phan Bội Châu, Hiệp Đức
6 trang 322 0 0 -
Các nhân tố ảnh hưởng đến tình trạng nghèo đa chiều ở Việt Nam
15 trang 148 0 0 -
Đề thi học sinh giỏi môn Địa lí lớp 12 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THPT Mai Anh Tuấn, Thanh Hóa
10 trang 146 0 0 -
Báo cáo thực tập: Đánh giá các hệ thống canh tác chính ở đồng bằng sông Cửu Long
20 trang 133 0 0 -
7 trang 111 0 0
-
2 trang 107 0 0
-
8 trang 95 0 0
-
4 trang 82 0 0
-
12 trang 57 0 0
-
Nhân tố ảnh hưởng đến việc tuân thủ pháp luật bảo hiểm xã hội của doanh nghiệp tại Vĩnh Long
11 trang 41 0 0