Nghèo đói với vấn đề an ninh lương thực tại một số hộ nghèo trên địa bàn huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La
Số trang: 9
Loại file: pdf
Dung lượng: 2.20 MB
Lượt xem: 10
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
An ninh lương thực cấp hộ gia đình là cụm từ tương đối mới đối với các nghiên cứu tại khu vực Tây Bắc. Theo tài liệu của FAO thì an ninh lương thực cấp hộ được đảm bảo khi mọi thành viên ở mọi thời điểm có quyền tiếp cận đủ lương thực để duy trì cuộc sống năng động, khỏe mạnh. Thực tế cho thấy, hiện nay các hộ gia đình thuộc diện nghèo là đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện Mai Sơn - tỉnh Sơn La mới được đảm bảo để duy trì cuộc sống chưa đáp ứng được tiêu chí khỏe mạnh năng động.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghèo đói với vấn đề an ninh lương thực tại một số hộ nghèo trên địa bàn huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn LaTẠP CHÍ KHOA HỌCKhoa học Xã hội, Số 9 (6/2017) tr. 125 - 133NGHÈO ĐÓI VỚI VẤN ĐỀ AN NINH LƢƠNG THỰCTẠI MỘT SỐ HỘ NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN MAI SƠN,TỈNH SƠN LAĐào Thanh Hải, Nguyễn Văn HồngTrường Đại học Tây BắcTóm tắt: An ninh lương thực cấp hộ gia đình là cụm từ tương đối mới đối với các nghiên cứu tại khu vựcTây Bắc. Theo tài liệu của FAO thì an ninh lương thực cấp hộ được đảm bảo khi mọi thành viên ở mọi thời điểmcó quyền tiếp cận đủ lương thực để duy trì cuộc sống năng động, khỏe mạnh. Thực tế cho thấy, hiện nay các hộgia đình thuộc diện nghèo là đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện Mai Sơn - tỉnh Sơn La mới được đảm bảo đểsuy trì cuộc sống chưa đáp ứng được tiêu chí khỏe mạnh năng động. Tại huyện Mai Sơn vào thời điểm giáp hạtcó tới 20,2% tổng số hộ nghèo thiếu ăn đặc biệt là các xã vùng cao có điều kiện tự nhiên khắc nghiệt. Xác địnhđược nguyên nhân đói nghèo và thực trạng an ninh lương thực sẽ giúp các hộ nghèo của huyện Mai Sơn giảmnghèo bền vững và nâng cao cơ hội tiếp cận và sử dụng lương thực.Từ khóa: An ninh lương thực, đói nghèo với an ninh lương thực.1. Đặt vấn đềỞ Việt Nam hiện nay, căn cứ vào tình hình phát triển của kinh tế xã hội và mức thunhập của nhân dân khái niệm nghèo đói có thể tách thành 2 khái niệm riêng biệt. “Nghèo” làtình trạng một bộ phận dân cư chỉ có điều kiện thoả mãn một phần những nhu cầu tối thiểu cơbản của cuộc sống và có mức sống thấp hơn mức sống trung bình của cộng đồng xét trên mọiphương diện. “Đói” là tình trạng một bộ phận dân cư nghèo có mức sống dưới mức tối thiểuvà thu nhập không đủ đảm bảo nhu cầu và vật chất để duy trì cuộc sống [1].Vấn đề an ninh lương thực (ANLT) là nội dung trọng tâm của chính sách nông nghiệpcủa các quốc gia trên toàn thế giới. “Lương thực” theo từ điển tiếng Việt là từ chỉ các loạinông sản chứa tinh bột. Theo nghĩa tiếng Anh, “food” có nghĩa là thức ăn bao gồm của lươngthực và thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cho con người [2]. Do vậy, khái niệm an ninh lươngthực cần được hiểu rộng ra đó là an ninh về lương thực, thực phẩm. ANLT đảm bảo, bền vữngvà an toàn là mục tiêu của tất cả các quốc gia phát triển trên thế giới. Khái niệm an ninh lươngthực được hiểu là phải đảm bảo thực phẩm ở các khía cạnh sau: Thứ nhất là sự đảm bảo khảnăng của tất cả các thành viên trong xã hội không phân biệt người có thu nhập cao hay thunhập thấp; Thứ hai: Đảm bảo cho các thành viên đó ở mọi nơi, từ vùng gần đô thị đến vùngsâu, vùng xa từ thành thị đến nông thôn đều tiếp cận đủ lương thực thực phẩm, mọi thành viêntrong xã hội trong mọi lúc, dù ở lúc có thu hoạch hay giáp hạt đều có đủ lương thực thựcphẩm cho một cuộc sống khỏe mạnh và hiệu quả.Mai Sơn là một huyện miền núi của tỉnh Sơn La, trung tâm huyện lỵ cách trung tâm tỉnh 30km về phía Bắc. Mặc dù huyện là trung tâm trọng điểm kinh tế của tỉnh nhưng tỷ lệ hộ nghèo củahuyện Mai Sơn còn khá cao (27,11%) đặc biệt là tập trung ở các xã vùng sâu có địa hình hiểm trởvà điều kiện tự nhiên khắc nghiệt với sản xuất nông nghiệp. Nghiên cứu thực trạng an ninh lươngthực với các hộ nghèo - đối tượng nhạy cảm nhằm đánh giá thực trạng nghèo đói và an ninh lươngNgày nhận bài: 16/12/2016. Ngày nhận đăng: 15/6/2017Liên lạc: Đào Thanh Hải, e - mail: haitbu@gmail.com125thực là việc làm hết sức cần thiết và cấp bách. Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần hoàn thiện hơntrong việc hoạch định chính sách phát triển nông thôn bền vững của địa phương.2. Mục tiêu - đối tượng - phương pháp nghiên cứu2.1. Mục tiêu nghiên cứuMục tiêu chung của đề tài là xác định được nguyên nhân nghèo đói và hiện trạng an ninhlương thực quy mô cấp hộ gia đình (HGĐ) đối với các hộ nghèo trên địa bàn huyện Mai Sơn.Để đạt được mục tiêu chung đó, đề tài xác định mục tiêu cụ thể như sau:- Thứ nhất là điều tra, xác định thực trạng nghèo đói tại điểm nghiên cứu.- Thứ hai: Xác định nguyên nhân của nghèo đói của các HGĐ.- Thứ ba đánh giá được 4 tiêu chí liên quan đến ANLT tại địa phương đó là tính sẵn cócủa lương thực, khả năng tiếp cận lương thực, tính ổn định và sử dụng lương thực.2.2. Đối tượng - phạm vi nghiên cứu- Đối tượng nghiên cứu: 30 hộ nghèo/1 xã theo các thành phần dân tộc (10% dân tộcKinh, 20% dân tộc Mông và 70% dân tộc Thái)- Phạm vi nghiên cứu: 3 xã: Mường Chanh, Chiềng Chung và Chiềng Mai - huyện MaiSơn - tỉnh Sơn La2.3. Phương pháp nghiên cứu2.3.1. Chọn điểm nghiên cứuDựa trên cơ sở thực tế tại địa phương, đề tài đã chọn ra 3 xã làm điểm nghiên cứu đó là:Xã Chiềng Mai, Chiềng Chung và Mường Chanh với 15 thôn bản được lựa chọn tiến hànhnghiên cứu.2.3.2. Phương pháp thu thập số liệu- Thu thập dữ liệu sơ cấp:Phương pháp PRA: Sử dụng các công cụ PRA sau đây để thu thập các thông tin và sốliệu, nhằm thu thập thông tin điều tra từ các cá nhân, hộ gia đình trong sản xuất nông lâmnghiệp ở điểm nghiên cứu điều tra phỏng vấn bằng công cụ là Bảng hỏi (ph ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghèo đói với vấn đề an ninh lương thực tại một số hộ nghèo trên địa bàn huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn LaTẠP CHÍ KHOA HỌCKhoa học Xã hội, Số 9 (6/2017) tr. 125 - 133NGHÈO ĐÓI VỚI VẤN ĐỀ AN NINH LƢƠNG THỰCTẠI MỘT SỐ HỘ NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN MAI SƠN,TỈNH SƠN LAĐào Thanh Hải, Nguyễn Văn HồngTrường Đại học Tây BắcTóm tắt: An ninh lương thực cấp hộ gia đình là cụm từ tương đối mới đối với các nghiên cứu tại khu vựcTây Bắc. Theo tài liệu của FAO thì an ninh lương thực cấp hộ được đảm bảo khi mọi thành viên ở mọi thời điểmcó quyền tiếp cận đủ lương thực để duy trì cuộc sống năng động, khỏe mạnh. Thực tế cho thấy, hiện nay các hộgia đình thuộc diện nghèo là đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện Mai Sơn - tỉnh Sơn La mới được đảm bảo đểsuy trì cuộc sống chưa đáp ứng được tiêu chí khỏe mạnh năng động. Tại huyện Mai Sơn vào thời điểm giáp hạtcó tới 20,2% tổng số hộ nghèo thiếu ăn đặc biệt là các xã vùng cao có điều kiện tự nhiên khắc nghiệt. Xác địnhđược nguyên nhân đói nghèo và thực trạng an ninh lương thực sẽ giúp các hộ nghèo của huyện Mai Sơn giảmnghèo bền vững và nâng cao cơ hội tiếp cận và sử dụng lương thực.Từ khóa: An ninh lương thực, đói nghèo với an ninh lương thực.1. Đặt vấn đềỞ Việt Nam hiện nay, căn cứ vào tình hình phát triển của kinh tế xã hội và mức thunhập của nhân dân khái niệm nghèo đói có thể tách thành 2 khái niệm riêng biệt. “Nghèo” làtình trạng một bộ phận dân cư chỉ có điều kiện thoả mãn một phần những nhu cầu tối thiểu cơbản của cuộc sống và có mức sống thấp hơn mức sống trung bình của cộng đồng xét trên mọiphương diện. “Đói” là tình trạng một bộ phận dân cư nghèo có mức sống dưới mức tối thiểuvà thu nhập không đủ đảm bảo nhu cầu và vật chất để duy trì cuộc sống [1].Vấn đề an ninh lương thực (ANLT) là nội dung trọng tâm của chính sách nông nghiệpcủa các quốc gia trên toàn thế giới. “Lương thực” theo từ điển tiếng Việt là từ chỉ các loạinông sản chứa tinh bột. Theo nghĩa tiếng Anh, “food” có nghĩa là thức ăn bao gồm của lươngthực và thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cho con người [2]. Do vậy, khái niệm an ninh lươngthực cần được hiểu rộng ra đó là an ninh về lương thực, thực phẩm. ANLT đảm bảo, bền vữngvà an toàn là mục tiêu của tất cả các quốc gia phát triển trên thế giới. Khái niệm an ninh lươngthực được hiểu là phải đảm bảo thực phẩm ở các khía cạnh sau: Thứ nhất là sự đảm bảo khảnăng của tất cả các thành viên trong xã hội không phân biệt người có thu nhập cao hay thunhập thấp; Thứ hai: Đảm bảo cho các thành viên đó ở mọi nơi, từ vùng gần đô thị đến vùngsâu, vùng xa từ thành thị đến nông thôn đều tiếp cận đủ lương thực thực phẩm, mọi thành viêntrong xã hội trong mọi lúc, dù ở lúc có thu hoạch hay giáp hạt đều có đủ lương thực thựcphẩm cho một cuộc sống khỏe mạnh và hiệu quả.Mai Sơn là một huyện miền núi của tỉnh Sơn La, trung tâm huyện lỵ cách trung tâm tỉnh 30km về phía Bắc. Mặc dù huyện là trung tâm trọng điểm kinh tế của tỉnh nhưng tỷ lệ hộ nghèo củahuyện Mai Sơn còn khá cao (27,11%) đặc biệt là tập trung ở các xã vùng sâu có địa hình hiểm trởvà điều kiện tự nhiên khắc nghiệt với sản xuất nông nghiệp. Nghiên cứu thực trạng an ninh lươngthực với các hộ nghèo - đối tượng nhạy cảm nhằm đánh giá thực trạng nghèo đói và an ninh lươngNgày nhận bài: 16/12/2016. Ngày nhận đăng: 15/6/2017Liên lạc: Đào Thanh Hải, e - mail: haitbu@gmail.com125thực là việc làm hết sức cần thiết và cấp bách. Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần hoàn thiện hơntrong việc hoạch định chính sách phát triển nông thôn bền vững của địa phương.2. Mục tiêu - đối tượng - phương pháp nghiên cứu2.1. Mục tiêu nghiên cứuMục tiêu chung của đề tài là xác định được nguyên nhân nghèo đói và hiện trạng an ninhlương thực quy mô cấp hộ gia đình (HGĐ) đối với các hộ nghèo trên địa bàn huyện Mai Sơn.Để đạt được mục tiêu chung đó, đề tài xác định mục tiêu cụ thể như sau:- Thứ nhất là điều tra, xác định thực trạng nghèo đói tại điểm nghiên cứu.- Thứ hai: Xác định nguyên nhân của nghèo đói của các HGĐ.- Thứ ba đánh giá được 4 tiêu chí liên quan đến ANLT tại địa phương đó là tính sẵn cócủa lương thực, khả năng tiếp cận lương thực, tính ổn định và sử dụng lương thực.2.2. Đối tượng - phạm vi nghiên cứu- Đối tượng nghiên cứu: 30 hộ nghèo/1 xã theo các thành phần dân tộc (10% dân tộcKinh, 20% dân tộc Mông và 70% dân tộc Thái)- Phạm vi nghiên cứu: 3 xã: Mường Chanh, Chiềng Chung và Chiềng Mai - huyện MaiSơn - tỉnh Sơn La2.3. Phương pháp nghiên cứu2.3.1. Chọn điểm nghiên cứuDựa trên cơ sở thực tế tại địa phương, đề tài đã chọn ra 3 xã làm điểm nghiên cứu đó là:Xã Chiềng Mai, Chiềng Chung và Mường Chanh với 15 thôn bản được lựa chọn tiến hànhnghiên cứu.2.3.2. Phương pháp thu thập số liệu- Thu thập dữ liệu sơ cấp:Phương pháp PRA: Sử dụng các công cụ PRA sau đây để thu thập các thông tin và sốliệu, nhằm thu thập thông tin điều tra từ các cá nhân, hộ gia đình trong sản xuất nông lâmnghiệp ở điểm nghiên cứu điều tra phỏng vấn bằng công cụ là Bảng hỏi (ph ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
An ninh lương thực Đói nghèo với an ninh lương thực Hiện trạng đói nghèo Nguyên nhân đói nghèo Tính sẵn có về lương thực Tính tiếp cận lương thực - thực phẩmTài liệu liên quan:
-
62 trang 42 0 0
-
15 trang 40 0 0
-
Đề án môn học: Quản lý với bài toán xoá đói giảm nghèo và nâng cao dân trí khu vực miền núi phía Bắc
40 trang 37 0 0 -
Đề thi giữa học kì 1 môn Công nghệ lớp 10 năm 2023-2024 - Trường PT DTNT huyện Ia H'Drai
3 trang 36 1 0 -
Review: Ảnh hưởng của phụ gia thực phẩm đến sức khỏe
7 trang 32 0 0 -
Báo cáo kỹ thuật số 216: Tính dễ bị tổn thương do khí hậu
33 trang 25 0 0 -
15 trang 24 0 0
-
Bảo quản khoai tây bằng tinh dầu bạc hà
6 trang 23 0 0 -
Xu thế toàn cầu và giải pháp phát triển đất nước giai đoạn 2010-2025
14 trang 22 0 0 -
Thuyết minh: Thị trường lương thực thế giới thời kỳ sau khủng hoảng lương 2007 -2008 đến nay
15 trang 21 0 0