Danh mục

NGHỊ ĐỊNH số 98/2007/NĐ-CP Qui định về xử lý vi phạm pháp luật về thuế và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế

Số trang: 37      Loại file: pdf      Dung lượng: 243.46 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 4 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng, xử phạt vi phạm pháp luật về thuế đối với người nộp thuế,đối với cơ quan thuế, công chức thuế, ...tổ chức có liên quan, thẩm quyền thủ tục xử lý vi phạm ...thi hành quyết định xử lý.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
NGHỊ ĐỊNH số 98/2007/NĐ-CP Qui định về xử lý vi phạm pháp luật về thuế và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế NGHỊ ĐỊNH CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 98/2007/NĐ-CP NGÀY 07 THÁNG 06 NĂM 2007 QUY ĐỊNH VỀ XỬ LÝ VI PHẠM PHÁP LUẬT VỀ THUẾ VÀ CƯỠNG CHẾ THI HÀNH QUYẾT ĐỊNH HÀNH CHÍNH THUẾ CHÍNH PHỦ Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001; Căn cứ Luật Quản lý thuế ngày 29 tháng 11 năm 2006; Căn cứ Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 07 năm 2002; Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính, NGHỊ ĐỊNH: Chương I XỬ LÝ VI PHẠM PHÁP LUẬT VỀ THUẾ Mục 1 QUY ĐỊNH CHUNG VỀ XỬ LÝ VI PHẠM PHÁP LUẬT VỀ THUẾ Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng 1. Phạm vi điều chỉnh: Chương này quy định về nguyên tắc, thẩm quyền, hành vi vi phạm, mức và biện phápxử lý vi phạm pháp luật về thuế; trình tự, thủ tục thực hiện các quy định về xử lý vi phạmpháp luật về thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế và pháp luật xử lý vi phạm hành chính. Việc xử lý vi phạm pháp luật về thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thực hiệntheo quy định riêng của Chính phủ. 2. Đối tượng bị xử lý vi phạm pháp luật về thuế, bao gồm: a) Người nộp thuế có hành vỉ vi phạm pháp luật về thuế; b) Cơ quan thuế, công chức quản lý thuế vi phạm pháp luật về thuế; c) Người có thẩm quyền và trách nhiệm xử lý vi phạm pháp luật về thuế; d) Cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân khác liên quan đến việc xử lý vi phạm phápluật về thuế. Điều 2. Nguyên tắc xử lý vi phạm pháp luật về thuế 2 1. Mọi hành vi vi phạm pháp luật về thuế phải được phát hiện và đình chỉ ngay. Việcxử lý vi phạm pháp luật về thuế phải được tiến hành kịp thời, công khai, minh bạch, triệt để.Mọi hậu quả do vi phạm pháp luật về thuế gây ra phải được khắc phục theo đúng quy địnhcủa pháp luật. 2. Cá nhân, tổ chức chỉ bị xử lý vi phạm khi có hành vi vi phạm pháp luật về thuế đãđược quy định tại các luật, pháp lệnh và các văn bản quy phạm pháp luật về thuế; vi phạmquy định của Luật Quản lý thuế và Nghị định này. 3. Một hành vi vi phạm pháp luật về thuế chỉ bị xử phạt một lần, cụ thể như sau: a) Một hành vi vi phạm pháp luật về thuế đã được người có thẩm quyền ra quyết địnhxử phạt hoặc đã lập biên bản để xử phạt thì không được lập biên bản, ra quyết định xử phạtlần thứ hai đối với hành vi đó. Trường hợp hành vi vi phạm vẫn tiếp tục được thực hiện mặcdù đã bị người có thẩm quyền xử phạt ra lệnh đình chỉ thì áp dụng biện pháp tăng nặng theoquy định tại Điều 3 Nghị định này; b) Trường hợp hành vi vi phạm pháp luật về thuế có dấu hiệu tội phạm đã bị chuyểnhồ sơ đề nghị truy cứu trách nhiệm hình sự mà trước đó đã có quyết định xử phạt vi phạmhành chính về thuế thì người đã ra quyết định xử phạt phải huỷ bỏ quyết định xử phạt; nếuchưa ra quyết định xử phạt thì không xử phạt vi phạm pháp luật về thuế đối với hành vi đó. 4. Nhiều người cùng thực hiện một hành vi vi phạm pháp luật về thuế thì mỗi người viphạm đều bị xử phạt về hành vi đó. 5. Một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm pháp luật về thuế thì bị xử phạt về từnghành vi vi phạm. 6. Người có thẩm quyền xử lý vi phạm pháp luật về thuế phải căn cứ vào tính chất,mức độ vi phạm, nhân thân người vi phạm, tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ mà ra quyết định xửphạt đối với từng người thực hiện cùng hành vi vi phạm pháp luật về thuế. Điều 3. Tình tiết tăng nặng 1. Vi phạm có tổ chức. 2. Vi phạm nhiều lần. 3. Tái phạm vi phạm pháp luật về thuế chưa hết thời hạn một năm kể từ ngày chấphành xong quyết định xử phạt hoặc kể từ ngày hết thời hiệu thi hành của quyết định xử phạtmà lại thực hiện hành vi vi phạm pháp luật về thuế đã bị xử phạt. 4. Xúi giục, lôi kéo người chưa thanh niên vi phạm, ép buộc người bị lệ thuộc vàomình về vật chất, tinh thần vi phạm. 3 5. Vi phạm trong tình trạng say do dùng rượu, bia hoặc các chất kích thích khác. 6. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để vi phạm. 7. Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, hoàn cảnh thiên tai hoặc những khó khăn kháchquan đặc biệt khác để vi phạm. 8. Vi phạm trong thời gian đang chấp hành hình phạt của bản án hình sự hoặc đangchấp hành quyết định xử lý vi phạm pháp luật về thuế. 9. Tiếp tục thục hiện hành vi vi phạm mặc dù người có thẩm quyền đã yêu cầu chấmdứt hành vi đó. 10. Sau khi thực hiện hành vi vi phạm pháp luật về thuế ...

Tài liệu được xem nhiều: