Danh mục

Nghị luận 9 - Tôn sư trọng đạo

Số trang: 6      Loại file: doc      Dung lượng: 42.50 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Hai câu dưới, hiển nhiên là tục ngữ nối theo, kết tinh bao trải nghiệm đắng cay suốt cuộc đời nổi nênh của mẹ. Có người hiểu câu 3: muốn sang trọng thì bắc cầu đẹp (lộng lẫy). Một số ý kiến khác: muốn sang (qua) sông thì phải bắc (làm) cầu để qua. Đặt trong vǎn mạch cả 4 câu. Chúng tôi nghiêng về cách kiểu thứ 2. Từ "sang" (động từ ) ở câu này đồng nghĩa cùng loại với từ "sang" trong câu đầu. Bởi mơ ước suốt đời của rmẹ là đứa con được sang bờ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghị luận 9 - Tôn sư trọng đạo Nghị luận xã hội về Tôn sư trọng đạo Bồng bồng mẹ bế con sang Đò dọc quan cấm, đò ngang không chèo Muốn sang thì bắc Cầu Kiều Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy Hai câu trên rõ ra lời ru con - lời ca dao yêu thương, ngậm ngùi, kể lể. Mẹbồng con đi dọc bờ sông vắng. Muốn sang sông nhưng: Đò đục quan cấm, đòngang không chèo. Mẹ than cùng con, mẹ than đời mẹ. Giọng giãi bày, nghẹnngào, ấm ức. Hai câu dưới, hiển nhiên là tục ngữ nối theo, kết tinh bao trải nghiệmđắng cay suốt cuộc đời nổi nênh của mẹ. Có người hiểu câu 3: muốn sang trọngthì bắc cầu đẹp (lộng lẫy). Một số ý kiến khác: muốn sang (qua) sông thì phảibắc (làm) cầu để qua. Đặt trong vǎn mạch cả 4 câu. Chúng tôi nghiêng về cáchkiểu thứ 2. Từ sang (động từ ) ở câu này đồng nghĩa cùng loại với từ sangtrong câu đầu. Bởi mơ ước suốt đời của rmẹ là đứa con được sang bờ bên kia,vượt thoát dòng sông mênh mông đói nghèo, dốt nát. Hai cặp lục bát đã thấm vào lòng chúng tôi từ thuở còn nằm nôi, chính làmột trong những lời ru - ca dao - tục ngữ cài đan, *****g ghép, tạo nên sự đathanh, đa nghĩa, biểu cảm lạ lùng. So với nhiều câu tục ngữ nói về thầy (không thầy đố mày làm nên, mộtchữ là thầy, nửa chữ cũng là thầy, cơm cha, áo mẹ công thầy..v..v..) hai câu nàymượt mà duyên dáng hơn. Trong hình thức lục bát, nối tiếp tự nhiên từ hai câu cadao giàu âm thanh (bồng bồng), hình ảnh (mẹ bế con đò dọc, đò ngang, cầukiều...), tuy là lời ru lúc ẵm con mà chở nặng lời mẹ dạy con từ sớm, từ xa,người ta có thể truyền trao kinh nghiệm sống, ứng xử, nhưng để có học thức, cóvǎn hoá, (hay chữ) nhất định không thể thiếu được vai trò của ông thầy. Đó là lời bà mẹ Việt Nam nghèo, đảm đang, đặt cả niềm tin vào vị thếngười dạy con mình, dẫu đời bao ngang trái, vẫn kiên dũng bắc cầu cho con quasông, vượt lên nghèo đói lạc hậu. Vậy, chỉ còn cách bắc cầu mà nối, vì dốt phải đi tìm thầy! Không nênhiểu sang ở đây là giàu sang thì bắc cầu kiều (đẹp). Đây cũng chẳng phảilà chiếc cầu nổi (phù kiều) hoặc trùng lặp (cầu - kiều chữ Hán). Cầu Kiềulà chiếc cầu cao (kiều, tiếng cổ còn có nghĩa là cao) để cho đò dọc, đò ngangđều qua lại được. Cần phải cao, chắc để con bước lên đường học tập vữngvàng. Muốn biết phải hỏi, muốn giỏi phải học, Không thầy đố mày làm nên,thậm chí dốt nát đến đâu, học lâu cũng biết. Ở đây từ thầy chỉ có nghĩangười dạy học (thầy đồ, thầy giáo) - tấm gương mẫu mực. sáng ngời về đạođức, học thức. Muốn thành người, muốn chữ tốt vǎn hay ắt phải tìm đến vớithầy. Ở xứ sông nước này, bắc cầu cũng cần như cần ǎn, học, làm lụng (chínhnhà giáo - nhà thơ hiền triết Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng đã bắc hai chiếc cầuNghênh Phong và Trường Xuân khi lui về ở ẩn). Thế kỷ này con cháu bắc cầuqua sông Hồng, sông Mã, sông Gianh, sông Hương rồi sẽ qua sông Tiền, sôngHậu. Muốn sang sông phải biết bắc cầu. Muốn học hành thành đạt, phải yêu quísự uyên bác và lòng yêu trẻ của thầy. Cái lý tự nhiên giản đơn là vậy. Cả hai câu đều kết cấu theo kiểu quan hệ điều kiện - giả thiết: Muốn Athì B. Nhưng kết luận sau thiên về giá trị tinh thần (yêu thầy). Từ lấy tronglấy thầy không bao giờ hàm ý lấy làm chồng, mà chỉ biểu thị hướng của hànhđộng nhằm mang lại kết quả thiết thực. Tất nhiên không phải là lấy được, lấylệ. Giáo sư Nguyễn Thạch Giang cho biết có bản ghi là phải yêu lòng thầy.Chúng tôi nghĩ là có lý, đỡ gây hiểu lầm, nghĩa là yêu quý tấm lòng cao cả củathầy bằng cả tấm lòng. Xin chớ hiểu là lấy lòng, cho vừa lòng thầy, nịnh thầy. Từ ý câu tục ngữ, chúng tôi nghĩ về Tam giác sư phạm Thầy - trò (contrẻ) - kiến thức (chữ); rộng hơn là mô hình liên kết giáo dục: gia đình - nhàtrường, xã hội. người bình dân xưa đã hiểu sâu vai trò truyền bá đạo lý, trí thức,lễ và vǎn của các nhà giáo, đồng thời cũng biết thắt chặt mối liên hệ giữa cácthành phần giáo dục. Bốn câu mẹ ru con hay tự nói với mình? Mẹ nói với ta: người thầy rấtxứng đáng được kính yêu vì là người chỉ đường, dẫn lối, giáo dục, giáo dưỡngmình hiểu biết, lao động, biết sống đẹp theo lẽ phải của cộng đồng, biết tựkhẳng định. Còn mãi lời ru, lời biết ơn tất cả những ai hết lòng vì sự nghiệp đàotạo, giáo dục! Còn có giáo dục thì còn có thông minh, vǎn hoá, phát triển! Cònmãi trong ta, dẫu học đã thành, danh lập, vẫn nhớ về lời ru - giao thoa, hài hoàtục ngữ, ca dao. Một bài học sâu sắc, ý nghĩa mà cuộc sống đã tặng cho em : Bản chấtcủa thành công.. Đã bao giờ bạn tự hỏi thành công là gì mà bao kẻ bỏ cả cuộc đời mìnhtheo đuổi? Phải chăng đó là kết quả hoàn hảo trong công việc, sự chính xác đếntừng chi tiết? Hay đó là cách nói khác của từ thành đạt, nghĩa là có được mộtcuộc sống giàu sang, được mọi người nể phục? Vậy thì bạn hãy dành chút thờigian để lặng mình suy ngẫm. Cuộc sống sẽ chỉ cho bạn có những người đạtđược thành công theo một cách giản dị đến bất ngờ. Thành công là khi bố và con trai có dũ ...

Tài liệu được xem nhiều: