Danh mục

Nghi thức trình tấu Chiêng Tha của người Brâu

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 712.27 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Jamona

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (6 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Chiêng Tha là nét văn hóa độc đáo của người Brâu. Nó khác biệt với phương thức trình tấu chiêng của các dân tộc khác tại Tây Nguyên. Trình tấu chiêng Tha không đơn thuần là biểu diễn một loại nhạc cụ mà bao gồm cả việc hiến tế, sinh hoạt văn hóa, lễ hội của người Brâu. Giá trị của chiêng Tha là lưu giữ nghi thức trình tấu nguyên thủy, phản ánh được lối sống, sinh hoạt, văn hóa, tín ngưỡng của người Brâu trong quá khứ.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghi thức trình tấu Chiêng Tha của người BrâuTRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ | HTKH 2019 NGHI THỨC TRÌNH TẤU CHIÊNG THA CỦA NGƯỜI BRÂU NGUYỄN TIẾN DŨNG Trường Cao đẳng Sư phạm Gia Lai Tóm tắt: Chiêng Tha là nét văn hóa độc đáo của người Brâu. Nó khác biệt với phương thức trình tấu chiêng của các dân tộc khác tại Tây Nguyên. Trình tấu chiêng Tha không đơn thuần là biểu diễn một loại nhạc cụ mà bao gồm cả việc hiến tế, sinh hoạt văn hóa, lễ hội của người Brâu. Giá trị của chiêng Tha là lưu giữ nghi thức trình tấu nguyên thủy, phản ánh được lối sống, sinh hoạt, văn hóa, tín ngưỡng của người Brâu trong quá khứ. Từ khóa: Chiêng Tha, Brâu, nghi thức, trình tấu, tín ngưỡng, hiến tế, văn hóa, lễ hội, Tây Nguyên.1. MỞ ĐẦU Brâu hay Brao là một trong 16 dân tộc rất ít người ở Việt Nam1. Hiện nay, dân số củangười Brâu có 162 hộ, gồm 568 người2, sống ở làng Đắk Mế, xã Bờ Y, huyện Ngọc Hồi, tỉnhKon Tum. Người Brâu có quan hệ gắn bó mật thiết với người đồng tộc ở bên kia biên giới nhưLào và Campuchia. Theo trang asiaharvest.org, người Brâu tại Campuchia có khoảng 14.000người tập trung ở tỉnh Ratanakiri và Stung Treng và tại Lào có khoảng 13.000 người tập trungở tỉnh Attapeu và Champasak. Ngoài ra, một số rất ít người Brâu sống ở Pháp và Mỹ3. Nhiều khi người Brâu bị nhầm lẫn với người Bru hoặc Brou, một nhóm tộc người nóitiếng Katuic Mon-Khmer được tìm thấy ở tỉnh Khammouane và Savanakhẹt của Lào, một sốkhu vực lân cận của Việt Nam và một số vùng Đông Bắc Thái Lan. Việc nhầm lẫn này là domột nhà nhân chủng học tên là Jacqueline Matras đánh vần sai khi ông viết về một ngôi làngBrao Tanap ở tỉnh Ratanakiri thuộc Campuchia. Người Brâu là một tộc người bán du mục. Họ du canh, du cư nhiều nơi khắp vùng bánđảo Đông Dương, nhất là khu vực tiếp giáp giữa các nước Campuchia, Lào và Việt Nam. Vìthế, họ nói được nhiều thứ tiếng của các tộc người khu vực này như tiếng Lào, Campuchia, Jrai,Ca Dong, Bahnar… Văn hóa của người Brâu rất đặc sắc. Các lễ hội truyền thống của người Brâu hết sức độcđáo như lễ ăn trâu cúng lúa mới (bra moóc), lễ ăn cơm mới (oh đơm), lễ ăn hỏi (loong krạ), lễcưới (pri jông), hát kể (mộ mư)… Trong các lễ hội này không thể thiếu việc biểu diễn chiêngTha, một loại chiêng rất cổ của người Brâu và có nghi thức trình tấu đặc biệt, phản ánh đượclối sống, sinh hoạt, văn hóa, tín ngưỡng truyền thống lâu đời của tộc người này. 2. NỘI DUNG Việc trình tấu chiêng Tha gắn liền với nghi thức thực hành tín ngưỡng của người Brâu.Người Brâu không gọi “đánh chiêng” hoặc “chơi chiêng” mà gọi là “gọi Tha”, “mời Tha”, “Thanói” (tha pơi) một cách cung kính. Họ không xem chiêng Tha như một nhạc cụ mà xem chiêngTha như một vị thần trong thần phả của họ. Vì vậy, trong các lễ hội quan trọng, họ mời Tha vềtham dự buổi hiến tế các thần linh. Việc trình tấu chiêng Tha không giống với cách trình diễn1 Theo kết quả tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009 và Công văn số 1208/UBDT-DTTS ngày 30/10/2015 củaỦy ban Dân tộc.2 Theo số liệu của UBND xã Bờ Y, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum vào thời điểm tháng 8/2018.3 Theo tài liệu https://asiaharvest.org/wp-content/uploads/people-groups/Vietnam/Brau.pdf. 10HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA CÁC NHÀ NGHIÊN CỨU TRẺ | 11/2019chiêng của các dân tộc khác ở Tây Nguyên. Nếu như chiêng của dân tộc Jrai, Bahnar có thể cảitiến nhiều chiếc chiêng trong một dàn chiêng hoặc trình diễn theo thang âm châu Âu thì chiêngTha hoàn toàn không làm được điều này. Ông Thao La, một người Brâu giỏi về trình tấu chiêngTha cho biết, ngày xưa ông bà trình tấu như thế nào thì bây giờ cũng y như vậy, không đượcthay đổi bất cứ chi tiết nào, nhất là nghi thức trình tấu. Đây là nét độc đáo trong việc trình tấuchiêng Tha của người Brâu. Họ còn giữ được phương thức trình tấu nguyên thủy của loại chiêngnày có từ thời cổ xưa. Muốn trình tấu chiêng Tha, người ta phải làm một lễ cúng. Lễ cúng chiêng Tha gồm haiphần: Phần thứ nhất là “đón khách” (gọi là Tơ mui lơách) để mời các thần linh về tham dự vàăn uống; phần thứ hai là “cầu nguyện” (gọi là bin cruing cờ mong chóc) để cầu bình an, sứckhỏe, mùa màng.2.1. Đón khách Nghi thức “đón khách” được thực hiện trong nhà rông và ngoài đồng ruộng. Đầu tiên, họcúng thần chiêng Tha trong nhà rông. Nghi thức bắt buộc là phải có ít nhất một con gà và mộtghè rượu để làm lễ xin các vị thần được mang chiêng ra sử dụng. Ngoài ra, nếu có điều kiện,còn có thêm các món ăn khác như rau rừng, thịt nấu ống lồ ô, gỏi cá (la pa), món cá nấu ống(trấp cạ súch), cơm gói lá (o din),... Một buổi trìn ...

Tài liệu được xem nhiều: