Nghĩa vụ cung cấp thông tin của bên mua bảo hiểm khi đơn yêu cầu bảo hiểm có yêu cầu không rõ ràng
Số trang: 11
Loại file: pdf
Dung lượng: 561.73 KB
Lượt xem: 13
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết phân tích, bình luận án lệ số 22/2018/AL dựa trên việc áp dụng các quy định về giải thích hợp đồng và việc tòa án bổ sung phạm vi yêu cầu của nghĩa vụ cung cấp thông tin trong hợp đồng bảo hiểm nhân thọ.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghĩa vụ cung cấp thông tin của bên mua bảo hiểm khi đơn yêu cầu bảo hiểm có yêu cầu không rõ ràng NGHĨA VỤ CUNG CẤP THÔNG TIN CỦA BÊN MUA BẢO HIỂM KHI ĐƠN YÊU CẦU BẢO HIỂM CÓ YÊU CẦU KHÔNG RÕ RÀNG Nguyễn Võ Linh Giang Khoa Luật, Trường Đại học Cần Thơ Email: nvlgiang@ctu.edu.vn Tóm tắt Bài viết phân tích, bình luận án lệ số 22/2018/AL dựa trên việc áp dụng các quy định về giải thích hợp đồng và việc tòa án bổ sung phạm vi yêu cầu của nghĩa vụ cung cấp thông tin trong hợp đồng bảo hiểm nhân thọ. Thứ nhất, tòa án đã áp dụng các quy định về giải thích hợp đồng để giải quyết tranh chấp khi các bên có cách hiểu không thống nhất về yêu cầu nêu ra tại đơn yêu cầu bảo hiểm để từ đó đưa ra giải pháp phù hợp với quy định của pháp luật. Thứ hai, tòa án đã bổ sung phạm vi của nghĩa vụ cung cấp thông tin để hoàn thiện quy định của pháp luật thông qua việc xác định tiêu chí thông tin được yêu cầu là căn cứ quyết định việc xác lập hợp đồng bảo hiểm nhân thọ. Bên cạnh đó, bài viết còn giới thiệu kinh nghiệm của pháp luật Pháp liên quan đến hai vấn đề trên để có cơ sở tiến hành các so sánh ngắn, đồng thời khẳng định tính nhân văn, tính mới cũng như tính thuyết phục của án lệ. Từ khóa: giải thích hợp đồng, hợp đồng bảo hiểm, nghĩa vụ cung cấp thông tin. Nghĩa vụ cung cấp thông tin của bên mua bảo hiểm được quy định tại điểm c khoản 2 Điều 18 của Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000, sửa đổi bổ sung năm 2010 và 2019 (sau đây gọi là Luật kinh doanh bảo hiểm), và nếu bên mua bảo hiểm vi phạm nghĩa vụ này thì phải chịu một số hậu quả nhất định. Tuy nhiên, trên thực tế, việc xác định bên mua bảo hiểm vi phạm nghĩa vụ cung cấp thông tin còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là trong trường hợp hợp đồng bảo hiểm hoặc quy tắc bảo hiểm hoặc đơn yêu cầu bảo hiểm có yêu cầu không rõ ràng về việc kê khai tình trạng bệnh lý của người được bảo hiểm. Để khắc phục khó khăn này, ngày 17 tháng 10 năm 2018, Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đã thông qua án lệ số 22/2018/AL về không vi phạm nghĩa vụ cung cấp thông tin tình trạng bệnh lý trong hợp đồng bảo hiểm nhân thọ và được công bố theo Quyết định số 269/QĐ-CA ngày 06 tháng 11 năm 2018 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao. Án lệ số 22/2018/AL có nguồn là bản án dân sự phúc thẩm số 313/2016/DS-PT ngày 16 tháng 3 năm 2016 của Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh về vụ án tranh chấp hợp đồng bảo hiểm giữa nguyên đơn là ông Đặng Văn L và bị đơn là Công ty TNHH bảo hiểm nhân thọ C (sau đây gọi là Công ty C). Theo bản án trên thì bà Trương Thị H tham gia hai hợp đồng bảo hiểm với Công ty C vào các ngày 14/10/2008 và 25/3/2009. Ngày 09/01/2010, bà H qua đời, Công ty C đã trả trước số tiền 50.000.000 đồng. Trong quá trình thẩm tra hồ sơ sức khỏe của bà H, công ty C phát hiện bà H đã không khai báo về tiền sử đau dạ dày và mỡ máu theo bảng câu hỏi của đơn yêu cầu bảo 34 hiểm nên đã từ chối chi trả quyền lợi bảo hiểm và quyết định hủy bỏ hai hợp đồng bảo hiểm. Ông Đặng Văn L là chồng của bà H không đồng ý với quyết định này nên đã khởi kiện tại Tòa án nhân dân Quận 1 yêu cầu Công ty C trả tiền bảo hiểm và số tiền lãi phát sinh và tiếp tục thực hiện hợp đồng bảo hiểm ngày 14/10/2008, đồng thời trả lại cho ông L bản gốc của hai hợp đồng bảo hiểm trên. Tòa án sơ thẩm đã chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn. Bị đơn là Công ty C có đơn kháng cáo gửi đến Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh nhằm kháng cáo toàn bộ nội dung bản án sơ thẩm. Theo nội dung kháng cáo, bị đơn cho rằng bà H đã vi phạm nghĩa vụ cung cấp thông tin về tình trạng bệnh lý khi ký hợp đồng bảo hiểm. Cụ thể, tại câu hỏi số 54 của đơn yêu cầu bảo hiểm ngày 25/3/2009 “Loét đường tiêu hoá, xuất huyết tiêu hoá, viêm tụy, viêm kết tràng, khó tiêu thường xuyên, khó nuốt, hoặc rối loạn tại dạ dày, ruột gan hoặc túi mật?”, bà H đã đánh dấu vào ô không, trong khi theo biên bản hội chẩn số 42/BV-99 ngày 03/9/2009 thể hiện bà H có tiền sử đau dạ dày hai năm; tại câu hỏi số 61 của Đơn yêu cầu bảo hiểm “Trong vòng 5 năm trở lại đây, ông, bà đã có làm xét nghiệm chuẩn đoán như X-quang, siêu âm, điện tim đồ, thử máu, sinh thiết? Hoặc ốm đau, bệnh tật khám y khoa, điều trị tại bệnh viên nhưng chưa được nêu ở phần trên không?”, bà H đánh dấu vào ô không, trong khi ngày 22/9/2008 bà H có làm xét nghiệm máu khi tham gia khám sức khỏe định kỳ do cơ quan nơi bà công tác tổ chức. Bị đơn còn cho rằng, ông L không có quyền khởi kiện vì đã ký vào Phiếu thanh toán và xác nhận hoàn thành trách nhiệm bảo hiểm, đồng thời ông đã đồng ý chấm dứt hai hợp đồng bảo hiểm và thừa nhận công ty C đã thanh toán đầy đủ số tiền bảo hiểm và không còn trách nhiệm đối với việc giải quyết quyền lợi bảo hiểm cho hai hợp đồng này. Nguyên đơn cho rằng, không có chứng cứ chứng tỏ bệnh đau dạ dày chính là rối loạn tại dạ dày, và khi tham gia kiểm tra súc khỏe định kỳ, người được khám không biết và không buộc phải biết tổ chức khám bệnh đã tiến hành các biện pháp, phương pháp gì. Do đó, không có cơ sở để cho rằng bà H cung cấp thông tin không trung thực để từ chối chi trả bảo hiểm. Theo ý kiến của đại diện Viện kiểm sát nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh tham gia phiên tòa thì không đủ cơ sở để xác định bà H khai không trung thực, vi phạm nghĩa vụ cung cấp thông tin, do đó không đủ điều kiện để huỷ hai hợp đồng bảo hiểm. Đại diện Viện kiểm sát đề nghị không chấp nhận kháng cáo của Công ty C và giữ nguyên bản án sơ thẩm. Trong vụ án này, Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh cần xác định liệu bà H có vi phạm nghĩa vụ cung cấp thông tin trong hợp đồng bảo hiểm nhân thọ. Tòa án bằng cách áp dụng các quy định về giải thích hợp đồng khi có điều khoản hoặc ngôn từ khó hiểu và xác định thông tin được yêu cầu trong trường hợp này không phải là căn cứ quyết định việc các bên ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghĩa vụ cung cấp thông tin của bên mua bảo hiểm khi đơn yêu cầu bảo hiểm có yêu cầu không rõ ràng NGHĨA VỤ CUNG CẤP THÔNG TIN CỦA BÊN MUA BẢO HIỂM KHI ĐƠN YÊU CẦU BẢO HIỂM CÓ YÊU CẦU KHÔNG RÕ RÀNG Nguyễn Võ Linh Giang Khoa Luật, Trường Đại học Cần Thơ Email: nvlgiang@ctu.edu.vn Tóm tắt Bài viết phân tích, bình luận án lệ số 22/2018/AL dựa trên việc áp dụng các quy định về giải thích hợp đồng và việc tòa án bổ sung phạm vi yêu cầu của nghĩa vụ cung cấp thông tin trong hợp đồng bảo hiểm nhân thọ. Thứ nhất, tòa án đã áp dụng các quy định về giải thích hợp đồng để giải quyết tranh chấp khi các bên có cách hiểu không thống nhất về yêu cầu nêu ra tại đơn yêu cầu bảo hiểm để từ đó đưa ra giải pháp phù hợp với quy định của pháp luật. Thứ hai, tòa án đã bổ sung phạm vi của nghĩa vụ cung cấp thông tin để hoàn thiện quy định của pháp luật thông qua việc xác định tiêu chí thông tin được yêu cầu là căn cứ quyết định việc xác lập hợp đồng bảo hiểm nhân thọ. Bên cạnh đó, bài viết còn giới thiệu kinh nghiệm của pháp luật Pháp liên quan đến hai vấn đề trên để có cơ sở tiến hành các so sánh ngắn, đồng thời khẳng định tính nhân văn, tính mới cũng như tính thuyết phục của án lệ. Từ khóa: giải thích hợp đồng, hợp đồng bảo hiểm, nghĩa vụ cung cấp thông tin. Nghĩa vụ cung cấp thông tin của bên mua bảo hiểm được quy định tại điểm c khoản 2 Điều 18 của Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000, sửa đổi bổ sung năm 2010 và 2019 (sau đây gọi là Luật kinh doanh bảo hiểm), và nếu bên mua bảo hiểm vi phạm nghĩa vụ này thì phải chịu một số hậu quả nhất định. Tuy nhiên, trên thực tế, việc xác định bên mua bảo hiểm vi phạm nghĩa vụ cung cấp thông tin còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là trong trường hợp hợp đồng bảo hiểm hoặc quy tắc bảo hiểm hoặc đơn yêu cầu bảo hiểm có yêu cầu không rõ ràng về việc kê khai tình trạng bệnh lý của người được bảo hiểm. Để khắc phục khó khăn này, ngày 17 tháng 10 năm 2018, Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đã thông qua án lệ số 22/2018/AL về không vi phạm nghĩa vụ cung cấp thông tin tình trạng bệnh lý trong hợp đồng bảo hiểm nhân thọ và được công bố theo Quyết định số 269/QĐ-CA ngày 06 tháng 11 năm 2018 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao. Án lệ số 22/2018/AL có nguồn là bản án dân sự phúc thẩm số 313/2016/DS-PT ngày 16 tháng 3 năm 2016 của Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh về vụ án tranh chấp hợp đồng bảo hiểm giữa nguyên đơn là ông Đặng Văn L và bị đơn là Công ty TNHH bảo hiểm nhân thọ C (sau đây gọi là Công ty C). Theo bản án trên thì bà Trương Thị H tham gia hai hợp đồng bảo hiểm với Công ty C vào các ngày 14/10/2008 và 25/3/2009. Ngày 09/01/2010, bà H qua đời, Công ty C đã trả trước số tiền 50.000.000 đồng. Trong quá trình thẩm tra hồ sơ sức khỏe của bà H, công ty C phát hiện bà H đã không khai báo về tiền sử đau dạ dày và mỡ máu theo bảng câu hỏi của đơn yêu cầu bảo 34 hiểm nên đã từ chối chi trả quyền lợi bảo hiểm và quyết định hủy bỏ hai hợp đồng bảo hiểm. Ông Đặng Văn L là chồng của bà H không đồng ý với quyết định này nên đã khởi kiện tại Tòa án nhân dân Quận 1 yêu cầu Công ty C trả tiền bảo hiểm và số tiền lãi phát sinh và tiếp tục thực hiện hợp đồng bảo hiểm ngày 14/10/2008, đồng thời trả lại cho ông L bản gốc của hai hợp đồng bảo hiểm trên. Tòa án sơ thẩm đã chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn. Bị đơn là Công ty C có đơn kháng cáo gửi đến Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh nhằm kháng cáo toàn bộ nội dung bản án sơ thẩm. Theo nội dung kháng cáo, bị đơn cho rằng bà H đã vi phạm nghĩa vụ cung cấp thông tin về tình trạng bệnh lý khi ký hợp đồng bảo hiểm. Cụ thể, tại câu hỏi số 54 của đơn yêu cầu bảo hiểm ngày 25/3/2009 “Loét đường tiêu hoá, xuất huyết tiêu hoá, viêm tụy, viêm kết tràng, khó tiêu thường xuyên, khó nuốt, hoặc rối loạn tại dạ dày, ruột gan hoặc túi mật?”, bà H đã đánh dấu vào ô không, trong khi theo biên bản hội chẩn số 42/BV-99 ngày 03/9/2009 thể hiện bà H có tiền sử đau dạ dày hai năm; tại câu hỏi số 61 của Đơn yêu cầu bảo hiểm “Trong vòng 5 năm trở lại đây, ông, bà đã có làm xét nghiệm chuẩn đoán như X-quang, siêu âm, điện tim đồ, thử máu, sinh thiết? Hoặc ốm đau, bệnh tật khám y khoa, điều trị tại bệnh viên nhưng chưa được nêu ở phần trên không?”, bà H đánh dấu vào ô không, trong khi ngày 22/9/2008 bà H có làm xét nghiệm máu khi tham gia khám sức khỏe định kỳ do cơ quan nơi bà công tác tổ chức. Bị đơn còn cho rằng, ông L không có quyền khởi kiện vì đã ký vào Phiếu thanh toán và xác nhận hoàn thành trách nhiệm bảo hiểm, đồng thời ông đã đồng ý chấm dứt hai hợp đồng bảo hiểm và thừa nhận công ty C đã thanh toán đầy đủ số tiền bảo hiểm và không còn trách nhiệm đối với việc giải quyết quyền lợi bảo hiểm cho hai hợp đồng này. Nguyên đơn cho rằng, không có chứng cứ chứng tỏ bệnh đau dạ dày chính là rối loạn tại dạ dày, và khi tham gia kiểm tra súc khỏe định kỳ, người được khám không biết và không buộc phải biết tổ chức khám bệnh đã tiến hành các biện pháp, phương pháp gì. Do đó, không có cơ sở để cho rằng bà H cung cấp thông tin không trung thực để từ chối chi trả bảo hiểm. Theo ý kiến của đại diện Viện kiểm sát nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh tham gia phiên tòa thì không đủ cơ sở để xác định bà H khai không trung thực, vi phạm nghĩa vụ cung cấp thông tin, do đó không đủ điều kiện để huỷ hai hợp đồng bảo hiểm. Đại diện Viện kiểm sát đề nghị không chấp nhận kháng cáo của Công ty C và giữ nguyên bản án sơ thẩm. Trong vụ án này, Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh cần xác định liệu bà H có vi phạm nghĩa vụ cung cấp thông tin trong hợp đồng bảo hiểm nhân thọ. Tòa án bằng cách áp dụng các quy định về giải thích hợp đồng khi có điều khoản hoặc ngôn từ khó hiểu và xác định thông tin được yêu cầu trong trường hợp này không phải là căn cứ quyết định việc các bên ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Án lệ Việt Nam Án lệ 22/2018/AL Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ Giải quyết tranh chấp Luật kinh doanh bảo hiểmGợi ý tài liệu liên quan:
-
Tạo nền tảng phát triển bền vững thị trường bảo hiểm Việt Nam
3 trang 290 0 0 -
16 trang 261 1 0
-
3 trang 165 0 0
-
Quyết định số 46/2004/ QĐ-UB
2 trang 115 0 0 -
9 trang 99 0 0
-
3 trang 87 0 0
-
Tài liệu Lý luận chung về bảo hiểm nhân thọ - ĐH Kinh tế Quốc dân
33 trang 80 0 0 -
8 trang 78 0 0
-
10 trang 74 0 0
-
Bài giảng Bảo hiểm: Chương 4 - Nguyễn Thị Minh Châu
77 trang 52 0 0