Nghiên cứu ảnh hưởng của hàm lượng N, P, K và thời điểm bón thúc phân hữu cơ vi sinh đến một số chỉ tiêu sinh trưởng, sinh lý của cây gai xanh (Boehmeria nivea L.)
Số trang: 9
Loại file: pdf
Dung lượng: 901.15 KB
Lượt xem: 13
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Cây gai xanh (Boehmeria nivea L.) là một trong những cây trồng cho nguồn chất xơ tự nhiên quan trọng nhất. Bài viết trình bày đánh giá ảnh hưởng của hàm lượng phân bón N, K và K Đầu trâu và thời điểm bón thúc phân hữu cơ vi sinh đến một số chỉ tiêu về sinh trưởng và sinh lý của cây gai xanh.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu ảnh hưởng của hàm lượng N, P, K và thời điểm bón thúc phân hữu cơ vi sinh đến một số chỉ tiêu sinh trưởng, sinh lý của cây gai xanh (Boehmeria nivea L.) BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM - HỘI NGHỊ KHOA HỌC QUỐC GIA LẦN THỨ 5 DOI: 10.15625/vap.2022.0082 NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA HÀM LƯỢNG N, P, K VÀ THỜI ĐIỂM BÓN THÚC PHÂN HỮU CƠ VI SINH ĐẾN MỘT SỐ CHỈ TIÊU SINH TRƯỞNG, SINH LÝ CỦA CÂY GAI XANH (Boehmeria nivea L.) Trần Khánh Vân*, Nguyễn Xuân Lâm, Nguyễn Thị Anh Thơ Tóm tắt. Cây gai xanh (Boehmeria nivea L.) là một trong những cây trồng cho nguồn chất xơ tự nhiên quan trọng nhất. Sinh trưởng và sinh lý của cây gai xanh có thể bị ảnh hưởng bởi các chất dinh dưỡng khoáng, đặc biệt là nitơ (N), phốt pho (P), và kali (K). Mục đích của nghiên cứu này là nhằm đánh giá ảnh hưởng của hàm lượng phân bón N, K và K Đầu trâu và thời điểm bón thúc phân hữu cơ vi sinh (HCVS) đến một số chỉ tiêu về sinh trưởng và sinh lý của cây gai xanh. Kết quả cho thấy với 3 tỉ lệ phối trộn NPK khác nhau thì tỉ lệ N:P:K = 200:200:150 kg/ha đem lại kết quả tối ưu nhất về các chỉ tiêu sinh trưởng (chiều cao cây, đường kính thân, số cây con, khối lượng tươi của lá tăng tương ứng tăng 10 %, 7 %, 44,7 %, và 221 %) cũng như các chỉ tiêu sinh lý (vitamin C, đường khử, hàm lượng khoáng Mg, K tăng tương ứng 43,75 %, 72,16 %, 215 % và 138,15 % so với ĐC). Bên cạnh đó, chúng tôi cũng thu được kết quả liên quan đến thời điểm bón phân HCVS là ở công thức bón thúc sau 1 tháng trồng với liều lượng phân HCVS 700 kg/ha/lần cho số lượng cây con, hàm lượng viatmin C, đường khử và hàm lượng các khoáng Mg, K là tốt nhất trong các công thức nghiên cứu. Từ khóa: Cây gai xanh (Boehmeria nivea L.), sinh lý, sinh trưởng, phân HCVS, phân bón NPK, thời điểm bón phân. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Cây gai xanh được đánh giá là cây có nhiều giá trị sử dụng cho con người. Ở Việt Nam, cây gai xanh được trồng phổ biến ở các tỉnh phía bắc như Thanh Hoá, Nam Định, Lạng Sơn,… được nhân dân sử dụng lấy sợi để dệt vải, lấy lá làm bánh, hay ủ làm thức ăn cho gia súc và lấy củ làm thuốc. Trên thế giới, cây gai xanh có thị trường khá lớn tại Ấn Độ, Trung Quốc, Braxin và là loài cây lấy sợi chủ đạo ở các nước này. Thu nhập khi kinh doanh sợi cây gai xanh đã lên tới 92 tỉ USD ở các quốc gia này, dự báo đến năm 2025 thị trường xuất khẩu của nó lên tới 263 tỉ USD. Cây trồng này có năng suất cao, có khả năng lưu gốc 10-15 năm. Trong điều kiện chăm sốc tốt, trung bình 1 năm có thể thu hoạch từ 5-6 lần với năng suất 15-18 tấn/ hecta, còn trong điều kiện tưới tiêu lý tưởng thì lên tới 22-30 tấn/1 hecta (Trần Huy Thái và cộng sự, 2003). Chính vì thế, có thể sử dụng cây gai xanh là cây xoá đói, giảm nghèo cho nhân dân miền Bắc nước ta. Trường Đại học Sư phạm Hà Nội * Email: vantk@hnue.edu.vn 740 BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM Trong thời điểm thế giới đang đối phó với các vấn đề sinh thái và môi trường hiện nay, ngành dệt may đã tăng nhu cầu về các loại sợi tự nhiên thân thiện với môi trường. Ngoài ra, việc sử dụng vật liệu tổng hợp “xanh” có thể phân hủy sinh học hoàn toàn được làm từ sợi thực vật và sợi thực vật không thân gỗ để sản xuất giấy có thể giúp giảm thiểu sự nóng lên toàn cầu (Trần Thị Thuỷ và Đặng Trọng Lương, 2018). Sợi thu được từ cây gai là loại sợi thực vật dài nhất được biết đến trong tự nhiên và đạt chiều dài hơn 550 mm. Sợi cây gai xanh có độ bền cao, khả năng hút ẩm và độ bóng cao. Những đặc điểm này đã làm cho sợi gai thích hợp để sử dụng trong sản xuất nhiều loại hàng dệt và các sản phẩm dệt từ sợi gai. Cây gai xanh có thể được pha trộn với các loại sợi tự nhiên và tổng hợp khác, bao gồm bông, lụa, len, polyester và lanh. Năng suất và chất lượng sợi là những yếu tố quan trọng nhất cần xem xét trong sản xuất cây gai (Tạ Kim Chỉnh và cộng sự, 2012). Sản lượng sợi của cây gai xanh phụ thuộc vào sinh khối, chiều dài, đường kính và độ dày của thân cây mà các chỉ tiêu sinh trưởng này lại phụ thuộc nhiều vào các chất dinh dưỡng trong đất. Theo Liu L. J. Chen và cộng sự (2012), cây gai xanh không thể tiếp tục phát triển nếu không có phân bón sau khi đạt 60 ngày tuổi. Subandi. M et al., 2012 trong bài báo nghiên cứu về ảnh hưởng của phân bón đến sự tăng trưởng và năng suất của cây gai xanh (Boehmeria nivea L.) đã cho biết việc kết hợp tỉ lệ N : P : K với tỉ lệ tương tự nhau sau khi bón lót bằng phân cừu sẽ giúp cây thu được năng suất cao. Theo nghiên cứu của Sana Ulah và cộng sự năm 2016 đã nhận xét rằng tỉ lệ phân bón N : P : K = 2 : 1 : 2 sẽ tối đa hoá các đặc tính có lên quan đến sự sinh trưởng và phát triển của cây. Hay tuỳ từng loại đất khác nhau sẽ lựa chọn phân bón tỉ lệ phù hợp, ví dụ với loại đất thịt pha sét thì tỉ lệ N : P : K = 2 : 2 : 1 hoặc 2 : 2 : 1,5 với hàm lượng 100 - 250 kg/ha để bón thúc cho cây gai xanh. Như vậy, việc bón phân N, P, K cũng như thời điểm bón thúc phân HCVS là rất quan trọng để duy trì năng suất sợi và việc tối ưu hóa năng suất đòi hỏi phải nghiên cứu về tỷ lệ bón phân phù hợp với các loại đất ở từng khu vực, từng địa phương và thời điểm bón phân. Do đó chúng tôi lựa chọn “Nghiên cứu ảnh hưởng của hàm lượng N, P, K và thời điểm bón thúc phân HCVS đến một số chỉ tiêu sinh trưởng, sinh lý của cây gai xanh (Boehmeria nivea L.)”. 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Vật liệu và phương pháp Đối tượng nghiên cứu Cây gai xanh, tên khoa học: Boehmeria nivea tecacisima L. Gaud thuộc họ Gai (Urticaceae). Hạt giống cây gai xanh được cung cấp bởi Công ty cổ phần đầu tư phát triển sản xuất & xuất nhập khẩu An Phước, chi nhánh sợi gai xanh - Thanh Hoá. Yếu tố thí nghiệm - Các loại phân bón N : P : K với tỉ lệ khác nhau (Phân N, P, K Đầu trâu do Công ty cổ phần phân bón Bình Điền sản xuất ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu ảnh hưởng của hàm lượng N, P, K và thời điểm bón thúc phân hữu cơ vi sinh đến một số chỉ tiêu sinh trưởng, sinh lý của cây gai xanh (Boehmeria nivea L.) BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM - HỘI NGHỊ KHOA HỌC QUỐC GIA LẦN THỨ 5 DOI: 10.15625/vap.2022.0082 NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA HÀM LƯỢNG N, P, K VÀ THỜI ĐIỂM BÓN THÚC PHÂN HỮU CƠ VI SINH ĐẾN MỘT SỐ CHỈ TIÊU SINH TRƯỞNG, SINH LÝ CỦA CÂY GAI XANH (Boehmeria nivea L.) Trần Khánh Vân*, Nguyễn Xuân Lâm, Nguyễn Thị Anh Thơ Tóm tắt. Cây gai xanh (Boehmeria nivea L.) là một trong những cây trồng cho nguồn chất xơ tự nhiên quan trọng nhất. Sinh trưởng và sinh lý của cây gai xanh có thể bị ảnh hưởng bởi các chất dinh dưỡng khoáng, đặc biệt là nitơ (N), phốt pho (P), và kali (K). Mục đích của nghiên cứu này là nhằm đánh giá ảnh hưởng của hàm lượng phân bón N, K và K Đầu trâu và thời điểm bón thúc phân hữu cơ vi sinh (HCVS) đến một số chỉ tiêu về sinh trưởng và sinh lý của cây gai xanh. Kết quả cho thấy với 3 tỉ lệ phối trộn NPK khác nhau thì tỉ lệ N:P:K = 200:200:150 kg/ha đem lại kết quả tối ưu nhất về các chỉ tiêu sinh trưởng (chiều cao cây, đường kính thân, số cây con, khối lượng tươi của lá tăng tương ứng tăng 10 %, 7 %, 44,7 %, và 221 %) cũng như các chỉ tiêu sinh lý (vitamin C, đường khử, hàm lượng khoáng Mg, K tăng tương ứng 43,75 %, 72,16 %, 215 % và 138,15 % so với ĐC). Bên cạnh đó, chúng tôi cũng thu được kết quả liên quan đến thời điểm bón phân HCVS là ở công thức bón thúc sau 1 tháng trồng với liều lượng phân HCVS 700 kg/ha/lần cho số lượng cây con, hàm lượng viatmin C, đường khử và hàm lượng các khoáng Mg, K là tốt nhất trong các công thức nghiên cứu. Từ khóa: Cây gai xanh (Boehmeria nivea L.), sinh lý, sinh trưởng, phân HCVS, phân bón NPK, thời điểm bón phân. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Cây gai xanh được đánh giá là cây có nhiều giá trị sử dụng cho con người. Ở Việt Nam, cây gai xanh được trồng phổ biến ở các tỉnh phía bắc như Thanh Hoá, Nam Định, Lạng Sơn,… được nhân dân sử dụng lấy sợi để dệt vải, lấy lá làm bánh, hay ủ làm thức ăn cho gia súc và lấy củ làm thuốc. Trên thế giới, cây gai xanh có thị trường khá lớn tại Ấn Độ, Trung Quốc, Braxin và là loài cây lấy sợi chủ đạo ở các nước này. Thu nhập khi kinh doanh sợi cây gai xanh đã lên tới 92 tỉ USD ở các quốc gia này, dự báo đến năm 2025 thị trường xuất khẩu của nó lên tới 263 tỉ USD. Cây trồng này có năng suất cao, có khả năng lưu gốc 10-15 năm. Trong điều kiện chăm sốc tốt, trung bình 1 năm có thể thu hoạch từ 5-6 lần với năng suất 15-18 tấn/ hecta, còn trong điều kiện tưới tiêu lý tưởng thì lên tới 22-30 tấn/1 hecta (Trần Huy Thái và cộng sự, 2003). Chính vì thế, có thể sử dụng cây gai xanh là cây xoá đói, giảm nghèo cho nhân dân miền Bắc nước ta. Trường Đại học Sư phạm Hà Nội * Email: vantk@hnue.edu.vn 740 BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM Trong thời điểm thế giới đang đối phó với các vấn đề sinh thái và môi trường hiện nay, ngành dệt may đã tăng nhu cầu về các loại sợi tự nhiên thân thiện với môi trường. Ngoài ra, việc sử dụng vật liệu tổng hợp “xanh” có thể phân hủy sinh học hoàn toàn được làm từ sợi thực vật và sợi thực vật không thân gỗ để sản xuất giấy có thể giúp giảm thiểu sự nóng lên toàn cầu (Trần Thị Thuỷ và Đặng Trọng Lương, 2018). Sợi thu được từ cây gai là loại sợi thực vật dài nhất được biết đến trong tự nhiên và đạt chiều dài hơn 550 mm. Sợi cây gai xanh có độ bền cao, khả năng hút ẩm và độ bóng cao. Những đặc điểm này đã làm cho sợi gai thích hợp để sử dụng trong sản xuất nhiều loại hàng dệt và các sản phẩm dệt từ sợi gai. Cây gai xanh có thể được pha trộn với các loại sợi tự nhiên và tổng hợp khác, bao gồm bông, lụa, len, polyester và lanh. Năng suất và chất lượng sợi là những yếu tố quan trọng nhất cần xem xét trong sản xuất cây gai (Tạ Kim Chỉnh và cộng sự, 2012). Sản lượng sợi của cây gai xanh phụ thuộc vào sinh khối, chiều dài, đường kính và độ dày của thân cây mà các chỉ tiêu sinh trưởng này lại phụ thuộc nhiều vào các chất dinh dưỡng trong đất. Theo Liu L. J. Chen và cộng sự (2012), cây gai xanh không thể tiếp tục phát triển nếu không có phân bón sau khi đạt 60 ngày tuổi. Subandi. M et al., 2012 trong bài báo nghiên cứu về ảnh hưởng của phân bón đến sự tăng trưởng và năng suất của cây gai xanh (Boehmeria nivea L.) đã cho biết việc kết hợp tỉ lệ N : P : K với tỉ lệ tương tự nhau sau khi bón lót bằng phân cừu sẽ giúp cây thu được năng suất cao. Theo nghiên cứu của Sana Ulah và cộng sự năm 2016 đã nhận xét rằng tỉ lệ phân bón N : P : K = 2 : 1 : 2 sẽ tối đa hoá các đặc tính có lên quan đến sự sinh trưởng và phát triển của cây. Hay tuỳ từng loại đất khác nhau sẽ lựa chọn phân bón tỉ lệ phù hợp, ví dụ với loại đất thịt pha sét thì tỉ lệ N : P : K = 2 : 2 : 1 hoặc 2 : 2 : 1,5 với hàm lượng 100 - 250 kg/ha để bón thúc cho cây gai xanh. Như vậy, việc bón phân N, P, K cũng như thời điểm bón thúc phân HCVS là rất quan trọng để duy trì năng suất sợi và việc tối ưu hóa năng suất đòi hỏi phải nghiên cứu về tỷ lệ bón phân phù hợp với các loại đất ở từng khu vực, từng địa phương và thời điểm bón phân. Do đó chúng tôi lựa chọn “Nghiên cứu ảnh hưởng của hàm lượng N, P, K và thời điểm bón thúc phân HCVS đến một số chỉ tiêu sinh trưởng, sinh lý của cây gai xanh (Boehmeria nivea L.)”. 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Vật liệu và phương pháp Đối tượng nghiên cứu Cây gai xanh, tên khoa học: Boehmeria nivea tecacisima L. Gaud thuộc họ Gai (Urticaceae). Hạt giống cây gai xanh được cung cấp bởi Công ty cổ phần đầu tư phát triển sản xuất & xuất nhập khẩu An Phước, chi nhánh sợi gai xanh - Thanh Hoá. Yếu tố thí nghiệm - Các loại phân bón N : P : K với tỉ lệ khác nhau (Phân N, P, K Đầu trâu do Công ty cổ phần phân bón Bình Điền sản xuất ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Cây gai xanh Phân bón NPK Nguồn chất xơ tự nhiên Phân hữu cơ vi sinh Chất dinh dưỡng khoángTài liệu liên quan:
-
Báo cáo thực tập tốt nghiệp: Công ty cổ phần phân bón Bình Điền nhà máy phân bón Bình Điền – Long An
41 trang 139 0 0 -
109 trang 40 0 0
-
5 trang 36 0 0
-
Báo cáo chuyên đề: Ứng dụng vi sinh vật trong sản xuất phân hữu cơ vi sinh
45 trang 25 0 0 -
8 trang 23 0 0
-
Nghiên cứu sử dụng chế phẩm vi sinh để xử lý rác thải sinh hoạt thành phân hữu cơ vi sinh
7 trang 20 0 0 -
Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn: Số 417/2021
204 trang 20 0 0 -
11 trang 20 0 0
-
6 trang 19 0 0
-
Tối ưu hóa quá trình tách chiết flavonoid từ cây gai xanh Cao Bằng
6 trang 17 0 0