![Phân tích tư tưởng của nhân dân qua đoạn thơ: Những người vợ nhớ chồng… Những cuộc đời đã hóa sông núi ta trong Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm](https://timtailieu.net/upload/document/136415/phan-tich-tu-tuong-cua-nhan-dan-qua-doan-tho-039-039-nhung-nguoi-vo-nho-chong-nhung-cuoc-doi-da-hoa-song-nui-ta-039-039-trong-dat-nuoc-cua-nguyen-khoa-136415.jpg)
Nghiên cứu ảnh hưởng của mức độ ngập triều và thành phần cơ giới đất đến mật độ, cấu tạo rễ hô hấp loài mắm biển (Avicenia marina (Forsk.) Vierth.) mọc tự nhiên ven biển huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định
Số trang: 7
Loại file: pdf
Dung lượng: 695.21 KB
Lượt xem: 9
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết này tập trung nghiên cứu ảnh hưởng của mức độ ngập triều, thành phần cơ giới đất đến mật độ và cấu tạo rễ hô hấp của cây mắm biển mọc tự nhiên ven biển huyện Giao thủy, tỉnh Nam định. Kết quả cho thấy, mức độ ngập triều có liên quan chặt chẽ với thành phần cơ giới đất, mật độ và cấu tạo rễ hô hấp.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu ảnh hưởng của mức độ ngập triều và thành phần cơ giới đất đến mật độ, cấu tạo rễ hô hấp loài mắm biển (Avicenia marina (Forsk.) Vierth.) mọc tự nhiên ven biển huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định HNUE JOURNAL OF SCIENCE DOI: 10.18173/2354-1059.2019-0058 Natural Sciences, 2019, Volume 64, Issue 10A, pp. 105-111 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MỨC ĐỘ NGẬP TRIỀU VÀ THÀNH PHẦN CƠ GIỚI ĐẤT ĐẾN MẬT ĐỘ, CẤU TẠO RỄ HÔ HẤP LOÀI MẮM BIỂN (Avicenia marina (Forsk.) Vierth.) MỌC TỰ NHIÊN VEN BIỂN HUYỆN GIAO THỦY, TỈNH NAM ĐỊNH Nguyễn Thị Hồng Liên1*, Đặng Thị Nhật Lệ2, Nguyễn Hà Linh3 và Trần Xuân Tình4 1 Khoa Sinh học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Viện Di truyền Nông nghiệp 3 Khoa Giáo dục Mầm non, Trường Đại học Sư phạm Hà nội 4 Khoa Khoa học Cơ bản, Trường sĩ quan Đặc công Tóm tắt. Mắm biển (Avicennia marina) là loài tiên phong trong quá trình diễn thế, rộng muối và có vai trò quan trọng đối với hệ sinh thái rừng ngập mặn. Bài báo này tập trung nghiên cứu ảnh hưởng của mức độ ngập triều, thành phần cơ giới đất đến mật độ và cấu tạo rễ hô hấp của cây mắm biển mọc tự nhiên ven biển huyện Giao thủy, tỉnh Nam định. Kết quả cho thấy, mức độ ngập triều có liên quan chặt chẽ với thành phần cơ giới đất, mật độ và cấu tạo rễ hô hấp. Mức ngập triều càng lớn, mật độ rễ hô hấp càng cao với hệ số tương quan là 0,9016. Tỉ lệ cát trong đất có mối tương quan nghịch với mật độ rễ hô hấp, còn limon và sét là tương quan nghịch. Rễ hô hấp có cấu tạo điển hình của thực vật Hai lá mầm, tầng phát sinh trụ hoạt động yếu nên đường kính rễ tăng không nhiều, vỏ sơ cấp tồn tại trong cấu trúc của rễ trưởng thành. Độ ngập triều ảnh hưởng sâu sắc đến tỉ lệ diện tích khoang chứa khí của mô mềm vỏ rễ với r = 0,8448. Từ khóa: Mắm biển, rễ hô hấp, mức độ ngập triều, thành phần cơ giới đất, mật độ. 1. Mở đầu Cây ngập mặn nói chung và loài mắm biển nói riêng sinh trưởng trong điều kiện khắc nghiệt, đất lầy, mặn, thiếu oxy do đó nhiều loài có hệ thống rễ biến dạng phát triển như rễ chống ở Rhizophora spp., rễ bạnh ở Kandelia spp., rễ hô hấp – rễ thở ở Avicennia spp., Sonneratia spp.… [1; tr. 35, 2; tr. 66, 3; tr. 13, 4; tr. 33, 5; tr. 16]. Một số nghiên cứu trước đây ở Giao Thủy về loài mắm biển đã đánh giá mối liên quan giữa số lượng, sự phân bố của rễ chống với mức độ ngập triều [6; tr. 119, 120]. Nối tiếp các đề tài đã triển khai ở Giao Thủy, chúng tôi tiếp tục nghiên cứu mối quan hệ giữa thành phần cơ giới đất và mức độ ngập triều với một số đặc điểm hình thái, cấu tạo rễ thở. Rễ của cây rừng ngập mặn có những đặc điểm đặc biệt giúp chúng có thể tồn tại trong điều kiện bất lợi như thường xuyên chịu tác động của thủy triều, sống trong điều kiện thiếu oxy, bùn lầy… Rễ hô hấp của loài mắm biển (Avicenia marina) rất phát triển, mọc dày đặc và xếp thành các tia phóng xạ quanh thân cây [7; tr. 55]. Chúng có thể lan rất xa so với gốc thân, vượt xa khỏi vị trí của mép tán lá. Vậy điều kiện môi trường có ảnh hưởng như thế nào đến mật độ, cấu tạo rễ hô hấp? Bài báo này nghiên cứu mối liên quan giữa mức độ ngập triều, thành phần cơ giới đất với mật độ, đặc điểm cấu tạo rễ hô hấp của loài mắm biển. Ngày nhận bài: 19/8/2019. Ngày sửa bài: 29/9/2019. Ngày nhận đăng: 1/10/2019. Tác giả liên hệ: Nguyễn Thị Hồng Liên. Địa chỉ e-mail: liennth@hnue.edu.vn 105 Nguyễn Thị Hồng Liên*, Đặng Thị Nhật Lệ, Nguyễn Hà Linh và Trần Xuân Tình 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu 2.1.1. Vật liệu: Loài mắm biển (A. marina) mọc tự nhiên ở xã Giao Lạc, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định 2.1.2. Hóa chất thiết bị - Hóa chất: Các chất tẩy – nhuộm tiêu bản: dung dịch nước Javen, acid chlohydric, lục methylen, carmin phèn. - Thiết bị: Dụng cụ cắt vi phẫu, kính hiển vi Olympus, kính lúp soi nổi Leica EZ 4, các dụng cụ phân tích thành phần cơ giới đất và các thiết bị cần thiết khác. 2.1.3. Phương pháp nghiên cứu Thiết lập ô nghiên cứu và thu mẫu: Thiết lập 3 ô tiêu chuẩn với kích thước 20m x 20m, trong mỗi ô tiêu chuẩn lập 5 ô nghiên cứu có kích thước 1m x 1m theo nguyên tắc đường chéo để nghiên cứu các chỉ tiêu mật độ, hình thái của rễ hô hấp và thu mẫu đất. Mỗi 20 cm thu 50 g mẫu đất tính từ bề mặt đến hết tầng rễ, sấy khô đến trọng lượng không đổi, trộn đều các mẫu trong từng ô tiêu chuẩn rồi đem phân tích thành phần cơ giới [8; tr. 22]. Mỗi mẫu phân tích được lặp lại 3 lần độc lập. Trong mỗi ô nghiên cứu thu ngẫu nhiên 6 rễ hô hấp phục vụ nghiên cứu cấu tạo giải phẫu. Các ô tiêu chuẩn được thiết lập theo mặt cắt từ chân đê ra biển, khoảng cách giữa các ô từ 300m đến 500m tùy thuộc theo sự phân bố của cây rừng và độ cao nền đáy. Độ cao nền đáy và mức độ ngập triều: Để tính toán độ cao nền đáy (E) chúng tôi đo độ ngập triều (đo mực nước) (Hngập) trong ba ngày liên tiếp 29, 30, 31/1/2018; 26, 27, 28/2/2018; 28, 29, 30/3/2018 tại các ô tiêu chuẩn sau đó so sánh với đỉnh triều cường (Hđỉnh triều) trong ngày để tính độ cao nền đáy tại ô tiêu chuẩn đó theo công thức: E = Hđỉnh triều - Hngập Thủy triều được lấy theo số liệu thu thập từ trạm Hòn Dấu. Từ số liệu thu được về độ cao nền đáy tiếp tục được liên hệ với số liệu thủy văn để tính mức độ ngập triều. Giải phẫu rễ: Thực hiện các phương pháp nghiên cứu giải phẫu thông thường để nghiên cứu giải phẫu rễ hô hấp. Các số liệu được xử lý thống kê [9; tr. 539] Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 1 đến tháng 12 năm 2018 2.2. Kết quả và t ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu ảnh hưởng của mức độ ngập triều và thành phần cơ giới đất đến mật độ, cấu tạo rễ hô hấp loài mắm biển (Avicenia marina (Forsk.) Vierth.) mọc tự nhiên ven biển huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định HNUE JOURNAL OF SCIENCE DOI: 10.18173/2354-1059.2019-0058 Natural Sciences, 2019, Volume 64, Issue 10A, pp. 105-111 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MỨC ĐỘ NGẬP TRIỀU VÀ THÀNH PHẦN CƠ GIỚI ĐẤT ĐẾN MẬT ĐỘ, CẤU TẠO RỄ HÔ HẤP LOÀI MẮM BIỂN (Avicenia marina (Forsk.) Vierth.) MỌC TỰ NHIÊN VEN BIỂN HUYỆN GIAO THỦY, TỈNH NAM ĐỊNH Nguyễn Thị Hồng Liên1*, Đặng Thị Nhật Lệ2, Nguyễn Hà Linh3 và Trần Xuân Tình4 1 Khoa Sinh học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Viện Di truyền Nông nghiệp 3 Khoa Giáo dục Mầm non, Trường Đại học Sư phạm Hà nội 4 Khoa Khoa học Cơ bản, Trường sĩ quan Đặc công Tóm tắt. Mắm biển (Avicennia marina) là loài tiên phong trong quá trình diễn thế, rộng muối và có vai trò quan trọng đối với hệ sinh thái rừng ngập mặn. Bài báo này tập trung nghiên cứu ảnh hưởng của mức độ ngập triều, thành phần cơ giới đất đến mật độ và cấu tạo rễ hô hấp của cây mắm biển mọc tự nhiên ven biển huyện Giao thủy, tỉnh Nam định. Kết quả cho thấy, mức độ ngập triều có liên quan chặt chẽ với thành phần cơ giới đất, mật độ và cấu tạo rễ hô hấp. Mức ngập triều càng lớn, mật độ rễ hô hấp càng cao với hệ số tương quan là 0,9016. Tỉ lệ cát trong đất có mối tương quan nghịch với mật độ rễ hô hấp, còn limon và sét là tương quan nghịch. Rễ hô hấp có cấu tạo điển hình của thực vật Hai lá mầm, tầng phát sinh trụ hoạt động yếu nên đường kính rễ tăng không nhiều, vỏ sơ cấp tồn tại trong cấu trúc của rễ trưởng thành. Độ ngập triều ảnh hưởng sâu sắc đến tỉ lệ diện tích khoang chứa khí của mô mềm vỏ rễ với r = 0,8448. Từ khóa: Mắm biển, rễ hô hấp, mức độ ngập triều, thành phần cơ giới đất, mật độ. 1. Mở đầu Cây ngập mặn nói chung và loài mắm biển nói riêng sinh trưởng trong điều kiện khắc nghiệt, đất lầy, mặn, thiếu oxy do đó nhiều loài có hệ thống rễ biến dạng phát triển như rễ chống ở Rhizophora spp., rễ bạnh ở Kandelia spp., rễ hô hấp – rễ thở ở Avicennia spp., Sonneratia spp.… [1; tr. 35, 2; tr. 66, 3; tr. 13, 4; tr. 33, 5; tr. 16]. Một số nghiên cứu trước đây ở Giao Thủy về loài mắm biển đã đánh giá mối liên quan giữa số lượng, sự phân bố của rễ chống với mức độ ngập triều [6; tr. 119, 120]. Nối tiếp các đề tài đã triển khai ở Giao Thủy, chúng tôi tiếp tục nghiên cứu mối quan hệ giữa thành phần cơ giới đất và mức độ ngập triều với một số đặc điểm hình thái, cấu tạo rễ thở. Rễ của cây rừng ngập mặn có những đặc điểm đặc biệt giúp chúng có thể tồn tại trong điều kiện bất lợi như thường xuyên chịu tác động của thủy triều, sống trong điều kiện thiếu oxy, bùn lầy… Rễ hô hấp của loài mắm biển (Avicenia marina) rất phát triển, mọc dày đặc và xếp thành các tia phóng xạ quanh thân cây [7; tr. 55]. Chúng có thể lan rất xa so với gốc thân, vượt xa khỏi vị trí của mép tán lá. Vậy điều kiện môi trường có ảnh hưởng như thế nào đến mật độ, cấu tạo rễ hô hấp? Bài báo này nghiên cứu mối liên quan giữa mức độ ngập triều, thành phần cơ giới đất với mật độ, đặc điểm cấu tạo rễ hô hấp của loài mắm biển. Ngày nhận bài: 19/8/2019. Ngày sửa bài: 29/9/2019. Ngày nhận đăng: 1/10/2019. Tác giả liên hệ: Nguyễn Thị Hồng Liên. Địa chỉ e-mail: liennth@hnue.edu.vn 105 Nguyễn Thị Hồng Liên*, Đặng Thị Nhật Lệ, Nguyễn Hà Linh và Trần Xuân Tình 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu 2.1.1. Vật liệu: Loài mắm biển (A. marina) mọc tự nhiên ở xã Giao Lạc, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định 2.1.2. Hóa chất thiết bị - Hóa chất: Các chất tẩy – nhuộm tiêu bản: dung dịch nước Javen, acid chlohydric, lục methylen, carmin phèn. - Thiết bị: Dụng cụ cắt vi phẫu, kính hiển vi Olympus, kính lúp soi nổi Leica EZ 4, các dụng cụ phân tích thành phần cơ giới đất và các thiết bị cần thiết khác. 2.1.3. Phương pháp nghiên cứu Thiết lập ô nghiên cứu và thu mẫu: Thiết lập 3 ô tiêu chuẩn với kích thước 20m x 20m, trong mỗi ô tiêu chuẩn lập 5 ô nghiên cứu có kích thước 1m x 1m theo nguyên tắc đường chéo để nghiên cứu các chỉ tiêu mật độ, hình thái của rễ hô hấp và thu mẫu đất. Mỗi 20 cm thu 50 g mẫu đất tính từ bề mặt đến hết tầng rễ, sấy khô đến trọng lượng không đổi, trộn đều các mẫu trong từng ô tiêu chuẩn rồi đem phân tích thành phần cơ giới [8; tr. 22]. Mỗi mẫu phân tích được lặp lại 3 lần độc lập. Trong mỗi ô nghiên cứu thu ngẫu nhiên 6 rễ hô hấp phục vụ nghiên cứu cấu tạo giải phẫu. Các ô tiêu chuẩn được thiết lập theo mặt cắt từ chân đê ra biển, khoảng cách giữa các ô từ 300m đến 500m tùy thuộc theo sự phân bố của cây rừng và độ cao nền đáy. Độ cao nền đáy và mức độ ngập triều: Để tính toán độ cao nền đáy (E) chúng tôi đo độ ngập triều (đo mực nước) (Hngập) trong ba ngày liên tiếp 29, 30, 31/1/2018; 26, 27, 28/2/2018; 28, 29, 30/3/2018 tại các ô tiêu chuẩn sau đó so sánh với đỉnh triều cường (Hđỉnh triều) trong ngày để tính độ cao nền đáy tại ô tiêu chuẩn đó theo công thức: E = Hđỉnh triều - Hngập Thủy triều được lấy theo số liệu thu thập từ trạm Hòn Dấu. Từ số liệu thu được về độ cao nền đáy tiếp tục được liên hệ với số liệu thủy văn để tính mức độ ngập triều. Giải phẫu rễ: Thực hiện các phương pháp nghiên cứu giải phẫu thông thường để nghiên cứu giải phẫu rễ hô hấp. Các số liệu được xử lý thống kê [9; tr. 539] Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 1 đến tháng 12 năm 2018 2.2. Kết quả và t ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Rễ hô hấp Mức độ ngập triều Thành phần cơ giới đất Cấu tạo rễ hô hấp Loài mắm biển Avicenia marina Cây mắm biển mọc tự nhiên ven biểnTài liệu liên quan:
-
55 trang 24 0 0
-
Nghiên cứu ảnh hưởng của thuốc trừ sâu nhóm pyrethroid đến một số loài thiên địch chính trên rau
5 trang 15 0 0 -
Kết quả nghiên cứu xây dựng quy trình trồng trọt nguồn gen cây Độc hoạt (Angelica pubescens Ait.)
5 trang 13 0 0 -
Đất lâm nghiệp Việt Nam - Đánh giá tiềm năng sản suất: Phần 1
101 trang 13 0 0 -
Đề thi học kì 1 môn Công nghệ lớp 7 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Phúc Lợi, Long Biên
11 trang 12 0 0 -
Bài giảng Cơ sở khoa học môi trường: Thành phần cơ giới đất - Nguyễn Thanh Bình
10 trang 12 0 0 -
Nghiên cứu phân vùng lập địa thích nghi đất đai vùng lòng hồ Srokphumieng
3 trang 11 0 0 -
8 trang 7 0 0
-
8 trang 6 0 0