Danh mục

Nghiên cứu ảnh hưởng của nguồn nhân lực tới hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nhỏ và vừa thuộc lĩnh vực chế biến thực phẩm tại Việt Nam

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 284.21 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nghiên cứu sử dụng phương pháp hồi quy Tobit để kiểm định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố liên quan đến nguồn nhân lực tới hiệu quả hoạt động của các DN nhỏ và vừa (DNNVV) thuộc lĩnh vực chế biến thực phẩm tại Việt Nam.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu ảnh hưởng của nguồn nhân lực tới hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nhỏ và vừa thuộc lĩnh vực chế biến thực phẩm tại Việt Nam INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2019 ICYREB 2019 NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA NGUỒN NHÂN LỰC TỚI HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA THUỘC LĨNH VỰC CHẾ BIẾN THỰC PHẨM TẠI VIỆT NAM THE RESEARCH AFFECTING HUMAN RESOURCES ON EFFICIENCY OF OPERATIONS OF SMALL AND MEDIUM ENTERPRISES IN THE FOOD PROCESSING INDUSTRY IN VIETNAM Phan Hồng Mai, Trần Thanh Hải Trường Đại học Kinh tế Quốc dân hongmai@neu.edu.vn TÓM TẮT Nghiên cứu sử dụng phương pháp hồi quy Tobit để kiểm định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố liên quan đến nguồn nhân lực tới hiệu quả hoạt động của các DN nhỏ và vừa (DNNVV) thuộc lĩnh vực chế biến thực phẩm tại Việt Nam. Trong đó, hiệu quả hoạt động của DN được đo bằng phương pháp phân tích đường bao dữ liệu (DEA). Kết quả cho thấy điểm hiệu quả hoạt động của các DNNVV thuộc lĩnh vực chế biến thực phẩm tại Việt Nam hiện tại không cao (trung bình đạt 65%), nhưng có thể thay đổi tích cực nếu được quản lý bởi nữ giới, có kinh nghiệm làm cán bộ chính quyền địa phương, đồng thời DN sử dụng nhân lực có trình độ học vấn và kỹ thuật cao hơn. Từ khóa: Doanh nghiệp nhỏ và vừa, hiệu quả hoạt động, nguồn nhân lực. ABSTRACT The research uses the Tobit regression method to test the influence of human resource-related factors on the performance of small and medium-sized enterprises (SMEs) in the food processing industry in Viet Nam. In which, the performance of enterprises is measured by Data Envelopment Analysis (DEA). The result shows that, currently the performance score of SMEs in the food processing sector in Vietnam have not been high (average of 65%). However, the performance can be adjusted positively if managers are women, who have ever experienced as a local government official, and businesses use the labour force well - educated and skilled. Keywords: small and medium-sized enterprises, performance, human resource. 1. Giới thiệu Tại Việt Nam, ngành thực phẩm là ngành kinh tế quan trọng, đóng góp đến 15% giá trị GDP hàng năm (Minh Hải, 2018). Cùng với xu hướng chung trong nền kinh tế, số lượng DNNVV trong lĩnh vực này cũng đang tăng lên đáng kể. Tuy vậy, với quy mô và năng lực quản trị hạn chế, khả năng tiếp cận vốn khó khăn, DNNVV chế biến thực phẩm có “vị thế yếu” ngay tại thị trường trong nước, cá biệt, một số thương hiệu lớn đã bị mua lại bởi DN nước ngoài. Đồng thời, theo CIEM cho rằng, điều kiện môi trường hạn chế đã dẫn đến việc DNNVV sử dụng nguồn lực không hiệu quả (Nguyễn Hương, 2016). Điều này đặt ra yêu cầu tiếp tục nghiên cứu thực nghiệm để đánh giá hiệu quả hoạt động của DNNVV đồng thời tìm kiếm những nhân tố làm thay đổi hiệu quả hoạt động của nhóm DN này. Trên thế giới đã có nhiều tác giả nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của DNNVV, tập trung chính vào khả năng tiếp cận vốn (Michaelas và cộng sự, 1999), marketing và khởi sự doanh nghiệp (Cromie và cộng sự, 1995), hợp tác nghiên cứu và phát triển (Narula, 2004), đổi mới sáng tạo (Van de Vrande và cộng sự, 2009), vị trí địa lý (nơi đặt cơ sở sản xuất kinh doanh) tới hiệu quả hoạt động của DNNVV (như Decarrolis và Deeds, 1999)… Đối với nguồn nhân lực, nhiều tác giả trong và ngoài nước đã chứng minh vai trò của trình độ, tay nghề, kĩ năng của cả người lao động và chủ DN đều ảnh hưởng đến doanh thu, lợi nhuận của DN (xem Ibrahim và Ellis, 2003; Reid và Harrise, 2002; Phạm Thị Minh Lý, 2011; Võ Thành Danh và cộng sự, 2013; Khan và Vieito, 2013; Tate và Yang, 2015; Ho và cộng sự, 2015). Tuy nhiên, việc đo lường biến hiệu quả hoạt động bằng phương pháp đường bao dữ liệu DEA ít được lựa chọn. Ảnh hưởng của kinh nghiệm làm cán bộ chính quyền địa phương tới hiệu quả hoạt động cũng chưa được xem xét. Và tác động của giới tính của chủ DN chưa thống nhất giữa các nghiên cứu. Trong khi đó, nhân lực luôn là yếu tố quyết định đến sự thành/bại của một DN nên việc tiếp tục nghiên cứu, làm rõ ảnh hưởng của thành phần này tới 755 INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2019 ICYREB 2019 kết quả hoạt động của nhóm DNNVV (đang có vị thế yếu trong nền kinh tế Việt Nam) là cần thiết. Do đó, bài viết này được thực hiện nhằm làm sâu sắc hơn chủ đề nghiên cứu bằng việc trả lời câu hỏi: (1) Hiệu quả hoạt động của DNNVV thuộc lĩnh vực chế biến thực phẩm tại Việt Nam hiện tại như thế nào? và (2) Yếu tố nguồn nhân lực ảnh hưởng ra sao tới hiệu quả hoạt động của nhóm DN này? 2. Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu 2.1. Cơ sở lý thuyết Trong mục này, các tác giả tổng hợp các kết quả nghiên cứu về hiệu quả hoạt động và mối quan hệ giữa nguồn nhân lực với kết quả kinh doanh nói chung của DN. Cụ thể như sau: 2.1.1. Hiệu quả hoạt động của DN Hiệu quả hoạt động là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực (các yếu tố sản xuất như vốn, nhân lực, khoa học công nghệ, tài nguyên thiên nhiên,…) để đạt được mục tiêu xác định (Farrell, 1957). Để đo lường hiệu quả hoạt động của các DN, phân tích đường bao dữ liệu (DEA) là phương pháp phổ biến nhất (Coelli và các cộng sự, 2005). Kỹ thuật DEA được tính toán bằng cách sử dụng phương pháp tuyến tính mà không đòi hỏi một phương trình cụ thể mô tả mối quan hệ giữa đầu ra và đầu vào trong việc xây dựng đường biên hiệu quả, kèm giả thiết không tồn tại các sai số ngẫu nhiên trong dữ liệu nghiên cứu. DEA cho phép đánh giá hiệu quả tương đối của các DN được đánh giá, tức là hiệu quả giữa chúng so với nhau. Mức độ hiệu quả của các DN được xác định bởi vị trí của nó so với đường giới hạn hiệu ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: