Danh mục

Nghiên cứu ảnh hưởng của văn hóa tổ chức đến việc thực hiện trách nhiệm xã hội tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

Số trang: 21      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.04 MB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết Nghiên cứu ảnh hưởng của văn hóa tổ chức đến việc thực hiện trách nhiệm xã hội tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đánh giá ảnh hưởng của văn hóa tổ chức đến việc thực hiện trách nhiệm xã hội tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Văn hóa tổ chức được đặc trưng bởi bốn loại văn hóa chính gồm: Văn hóa gia đình, văn hóa thứ bậc, văn hóa sáng tạo và văn hóa kinh tế.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu ảnh hưởng của văn hóa tổ chức đến việc thực hiện trách nhiệm xã hội tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA VĂN HÓA TỔ CHỨC ĐẾN VIỆC THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI TẠI CÁC DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THANH HÓA Phạm Thị Bích Thu1,∗, Lê Thị Loan1 Tóm tắt: Nghiên cứu nhằm đánh giá ảnh hưởng của văn hóa tổ chức đến việc thực hiện trách nhiệm xã hội tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Văn hóa tổ chức được đặc trưng bởi bốn loại văn hóa chính gồm: văn hóa gia đình, văn hóa thứ bậc, văn hóa sáng tạo và văn hóa kinh tế. Trong khi đó thực hiện TNXH được đo lường thông qua việc thực hiện trách nhiệm với người lao động, khách hàng, nhà cung cấp, cộng đồng và môi trường. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, văn hóa gia đình có tác động thuận chiều đến việc thực hiện TNXH với người lao động; văn hóa sáng tạo tác động thuận chiều đến việc thực hiện TNXH với khách hàng, nhà cung cấp, người lao động và cộng đồng. Ngược lại văn hóa kinh tế được đánh giá có tác động tiêu cực đến việc thực hiện TNXH với môi trường, nhà cung cấp và cộng đồng. Từ khóa: Văn hóa tổ chức, trách nhiệm xã hội. 1. GIỚI THIỆU Định hướng phát triển bền vững là xu hướng tất yếu của các doanh nghiệp hiện nay. Theo đó, doanh nghiệp cần thực hiện song song nghĩa vụ kinh tế với việc thực hiện các nghĩa vụ với các bên liên quan, cả cộng đồng và môi trường. Việc thực hiện tốt TNXH là một trong những cách hiệu quả để nâng cao hình ảnh và uy tín, qua đó giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững.  Trường Đại học Hồng Đức 1 ∗ Tác giả liên hệ. Email: phambichthu@hdu.edu.vn Phần 1. QUẢN TRỊ KINH DOANH 81 Văn hóa tổ chức là một hệ thống ý nghĩa chung hàm giữa các thành viên của tổ chức, qua đó có thể phân biệt tổ chức này với tổ chức khác (Robbin, 2003). Như vậy, văn hóa tổ chức là hệ thống những giá trị, những niềm tin, những quy phạm được chia sẻ bởi các thành viên trong tổ chức và hướng dẫn hành vi của những người lao động trong tổ chức. Văn hóa tổ chức chính là điểm tạo sự khác biệt của mỗi tổ chức, bên cạnh đó chính yếu tố này cũng làm nên chiến lược phát triển cho doanh nghiệp. Tổ chức cần lựa chọn dạng văn hoá phù hợp với chiến lược đặc thù đang theo đuổi và văn hóa tổ chức phù hợp sẽ tạo nên liên kết hoạt động bền vững, tạo ra được văn hóa đặc trưng riêng bao gồm các hành vi, đặc điểm, giá trị và tầm nhìn phát triển. Văn hóa tổ chức tác động tới hiệu quả của tổ chức bao gồm hiệu quả tài chính, sự đổi mới, mức độ thỏa mãn của khách hàng và nhân viên, cũng như tăng cường việc thực hiện trách nhiệm xã hội. Hà Thị Thủy (2020) đề cập một doanh nghiệp với môi trường văn hóa cởi mở, luôn coi trọng và đề cao tính tập thể trong công việc, luôn coi lợi ích của các bên liên quan sẽ chú trọng và quan tâm đến các hoạt động TNXH. Trong khi doanh nghiệp với nền tảng văn hóa chú trọng đến lợi ích của cá nhân sẽ có xu hướng quan tâm đến việc đạt được mục tiêu và lợi ích của doanh nghiệp mà bỏ qua những tác động của họ đối với cộng đồng và các bên liên quan (Haniffa, 2005). Hiện nay, các nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện trách nhiệm xã hội đã được nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước quan tâm. Tuy nhiên, ảnh hưởng của văn hóa tổ chức đến việc thực thi trách nhiệm xã hội chưa được nhiều học giả nghiên cứu, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Với mục tiêu tìm hiểu các mô hình văn hóa tổ chức có xu hướng thúc đẩy hay kìm hãm việc thực thi trách nhiệm xã hội, nghiên cứu này thực hiện khảo sát với 215 phiếu nhà lãnh đạo cấp cao, cấp trung của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. 2. TỔNG QUAN 2.1. Trách nhiệm xã hội  Trách nhiệm xã hội là chủ đề được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm và đưa ra nhiều quan điểm, khái niệm khác nhau. Dahlsrud (2008) đã xác 82 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ DÀNH CHO CÁC NHÀ KHOA HỌC TRẺ KHỐI TRƯỜNG KINH TẾ VÀ KINH DOANH... định 37 định nghĩa về TNXH, mặc dù chúng có những điểm tương đồng nhất định nhưng chưa có một định nghĩa được chấp nhận rộng rãi. TNXH là việc lồng ghép thực hiện các trách nhiệm với xã hội và môi trường trong hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo ra sự cân bằng giữa trách nhiệm kinh tế, trách nhiệm môi trường và xã hội. Elkington (1997) đưa ra mô hình về TNXH với ba vòng tròn đồng tâm gồm: kinh tế, môi trường và xã hội. Mô hình ba vòng tròn đồng tâm đòi hỏi doanh nghiệp phải thể hiện trách nhiệm của mình đối với các bên liên quan thay vì chỉ tập trung tạo ra lợi ích kinh tế cho các cổ đông. Carroll (1999) đưa ra bốn loại TNXH của doanh nghiệp bao gồm: trách nhiệm làm từ thiện, trách nhiệm tuân thủ pháp luật, trách nhiệm đảm bảo hiệu quả kinh tế và trách nhiệm thể hiện đạo đức trong kinh doanh.  Theo Spence (2014), TNXH của doanh nghiệp nhỏ được thể hiện với bốn nhóm đối tượng sau: (1) chính người chủ, người quản lý doanh nghiệp và gia đình của họ; (2) người lao động; (3) cộng đồng; (4) đối tác như nhà cung cấp, khách hàng, đối thủ cạnh tranh. Trong đo,́ đặc trưng của mô hình Spence là việc các doanh nghiệp thực hiện các nội dung theo thứ tự ưu tiên và tầm quan trọng của TNXH theo các nhóm đối tượng trên.  Theo Spence (2014), khái niệm TNXH của doanh nghiệp không thể được đo lường trực tiếp mà phải thông qua việc th ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: