Danh mục

Nghiên cứu bào chế gel in situ chứa Ranitidin Hydroclorid nổi trong dạ dày

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 231.85 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nghiên cứu này được thực hiện nhằm xây dựng công thức gel in situ chứa ranitidin nổi trong dạ dày dựa trên các chỉ tiêu về cảm quan, thời gian nổi tiềm thời và tổng cộng, thời gian hình thành gel và độ giải phóng hoạt chất. Để hiểu rõ hơn, mời các bạn tham khảo chi tiết nội dung bài viết này.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu bào chế gel in situ chứa Ranitidin Hydroclorid nổi trong dạ dày NGHIÊN CỨU BÀO CHẾ GEL IN SITU CHỨA RANITIDIN HYDROCLORID NỔI TRONG DẠ DÀY Trần Quang Huy, Lê Bá Ánh, Phạm Hoài Hoàng Lan Khoa Dược, Trường Đại học Công Nghệ TP. Hồ Chí Minh GVHD: ThS.DS. Nguyễn Hữu PhướcTÓM TẮTRanitidin là một thuốc kháng histamin H2 có tác dụng giảm lượng acid dạ dày chỉ định trong trườnghợp loét dạ dày – tá tràng, trào ngược dạ dày thực quản. Ranitidin có cửa sổ hấp thu hẹp và bịphân hủy ở ruột già. Dạng bào chế nổi giúp thuốc tăng thời gian lưu trong dạ dày và giải phónghoạt chất từ từ giúp cải thiện sinh khả dụng. Ngoài ra dạng bào chế này còn tạo thành lớp màngngăn cách cơ học trên mặt dịch vị giúp làm giảm sự trào ngược. Nghiên cứu này được thực hiệnnhằm xây dựng công thức gel in situ chứa ranitidin nổi trong dạ dày dựa trên các chỉ tiêu về cảmquan, thời gian nổi tiềm thời và tổng cộng, thời gian hình thành gel và độ giải phóng hoạt chất. Kếtquả thu được công thức gel in situ chứa ranitidin nổi trong dạ dày có thành phần tá dượcnatri alginat 2%, pectin 1%, HPMC 0,5%, natri citrat 0,25%, calci carbonat 1% đạt các tiêu chí đề rabao gồm: cảm quan, thời gian nổi tiềm thời, thời gian nổi tổng cộng, thời gian hình thành gel vàđặc tính giải phóng hoạt chất.Từ khóa: Gel in situ, ranitidin, loét dạ dày – tá tràng.1 ĐẶT VẤN ĐỀRanitidin được chỉ định trong các trường hợp loét dạ dày – tá tràng, trào ngược dạ dày thực quản,có cửa sổ hấp thu hẹp và dễ bị phân hủy ở ruột già [1] [2] [5]. Dạng bào chế gel nổi giúp tăng thờigian lưu trữ tại dạ dày, từ đó giúp cải thiện sinh khả dụng của thuốc [4]. Dạng bào chế này tồn tại ởdạng “sol” trước khi vào cơ thể và hình thành “gel” tại dạ dày. Sự hình thành gel phụ thuộc vàonhiều yếu tố như: nhiệt độ, pH, sự hiện diện của các ion trong môi trường dịch vị,… [3].Trong nghiên cứu này, chúng tôi tiến hành khảo sát tỷ lệ các tá dược gây nổi và tạo gel dựa trên cáctiêu chí như: cảm quan, thời gian nổi tiềm thời và tổng cộng, thời gian hình thành gel và đặc tínhgiải phóng hoạt chất để tìm ra công thức gel in situ nổi trong dạ dày chứa ranitidin tốt nhất.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU2.1 Đối tượng nghiên cứuĐối tượng khảo sát: hỗn hợp tạo gel in situ chứa ranitidin nổi trong dạ dày.Nguyên liệu: Ranitidin Hydroclorid (Trung Quốc, TCCS).Mẫu đối chứng: Gaviscon. 423Hóa chất và thuốc thử: Natri citrat, natri alginat, pectin, calci carbonat (CaCO3), hydroxypropylmethylcellulose (HPMC), gellan gum, acid hydroclorid đậm đặc (HClđđ), natri hydroxyd (NaOH),ranitidin hydroclorid đạt chuẩn phân tích.Trang thiết bị: Cân phân tích ML204 (Mettler Toledo), máy khuấy đũa IKA RW 20 Digital (Ministar),máy đo pH GLP-21 (Crison), máy quang phổ UV-Vis (Hitachi), máy đo độ nhớt (Brookfield),cân kỹ thuật (Ohaus), máy đo độ hòa tan (Copley).2.2 Nội dung nghiên cứu2.2.1 Khảo sát tính chất cơ lý hóa của mẫu đối chứng (Gaviscon)Thời gian hình thành gel:Cho 2 ml Gaviscon vào 10 ml dung dịch dạ dày nhân tạo (không enzyme) (Theo Dược điển Việt NamV). Thời gian hình thành gel được tính từ khi bắt đầu cho Gaviscon đến khi hình thành lớp màng gel.Độ nhớt:Cho 2 ml Gaviscon vào máy đo độ nhớt Brookfield cone & plate sử dụng spindle CPA-41Z. Đo trong2 phút với tốc độ quay 10 vòng/phút ở 25 OC.Thời gian nổi tiềm thời:Cho 10 ml Gaviscon vào 900 ml dung dịch dạ dày nhân tạo (pH=1,2) trong cốc của máy thử độ hòatan (tốc độ quay 50 vòng/phút, nhiệt độ 37 ± 0,5 OC). Thời gian nổi tiềm thời được tính từ khi chomẫu thuốc khảo sát vào môi trường thử nghiệm đến khi gel bắt đầu nổi trên bề mặt.Thời gian nổi tổng cộng:Thời gian nổi tổng cộng được tính bằng thời gian kể từ lúc bắt đầu dạng bào chế nổi đến khi gelbiến mất hoặc chìm xuống hoàn toàn trong thí nghiệm đo thời gian nổi tiềm thời.Tất cả các tiêu chí tiến hành trên 3 mẫu và lấy giá trị trung bình.2.2.2 Xây dựng quy trình bào chếQuy trình bào chế gel in situ được minh họa theo sơ đồ Hình 1. Hình 1: Lưu đồ bào chế 100 ml gel in situ chứa ranitidin4242.2.3 Khảo sát tá dược tạo gelThử nghiệm 24 công thức, trong đó thay đổi tỷ lệ các thành phần tá dược natri alginat 1%, 2%, 3%;pectin 0%, 0,5%, 1%, 2%; gellan gum 0%, 1%, 2%, 3%; HPMC 0%, 0,5%, 1%; natri citrat 0,25%,CaCO3 1%.Chọn các công thức ổn định dựa trên tiêu chí cảm quan (màu sắc, không bị tách lớp trong 24 giờ),độ nhớt, thời gian hình thành gel, thời gian nổi tiềm thời, thời gian nổi tổng cộng và dựa trên kết quảso sánh với mẫu đối chứng.2.2.4 Khảo sát tá dược gây nổiCác công thức ổn định được lựa chọn từ bước nghiên cứu trước được sử dụng để khảo sát tỷ lệCaCO3 theo tỷ lệ lần lượt là 0,5%, 1%, 2%.2.2.5 Đặc tính giải ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: