Danh mục

Nghiên cứu Benchmarking trong giáo dục đại học

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 96.96 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Thư Viện Số

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 2,000 VND Tải xuống file đầy đủ (6 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết mô tả hiệu quả của việc áp dụng Benchmarking trong giáo dục đại học từ những khía cạnh khác nhau để cải tiến chất lượng. Mục đích của bài báo là đi sâu làm rõ thuật ngữ Benchmarking, nguồn gốc xuất xứ, những lợi ích của Benchmarking và mô tả tổng quan thực tiễn nghiên cứu đã được thực hiện ở một số nước về Benchmarking trong giáo dục đại học.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu Benchmarking trong giáo dục đại họcJOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2015-0078Educational Sci., 2015, Vol. 60, No. 6A, pp. 85-90This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn NGHIÊN CỨU BENCHMARKING TRONG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC Vũ Thị Hồng Viện Nghiên cứu Sư phạm, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Benchmarking đã được chứng minh là một phương pháp hiệu quả trong việc xác định những cách thức thực hành tốt nhất giúp cải tiến chất lượng và quy trình ở các tổ chức. Phương pháp này đã được sử dụng rộng rãi trong kinh doanh và công nghiệp, đang được tiếp tục hoàn thiện và nghiên cứu áp dụng trong giáo dục đại học. Bài báo mô tả hiệu quả của việc áp dụng Benchmarking trong giáo dục đại học từ những khía cạnh khác nhau để cải tiến chất lượng. Mục đích của bài báo là đi sâu làm rõ thuật ngữ Benchmarking, nguồn gốc xuất xứ, những lợi ích của Benchmarking và mô tả tổng quan thực tiễn nghiên cứu đã được thực hiện ở một số nước về Benchmarking trong giáo dục đại học. Từ khóa: Benchmarking, giáo dục đại học, chất lượng giáo dục đại học.1. Mở đầu Trong bối cảnh giáo dục Việt Nam đang đổi mới quản lí nhằm nâng cao hiệu quả, và tăngtrách nhiệm giải trình của giáo dục đại học đối với xã hội, một số quan niệm và cách tiếp cận trongquản lí của các nước tiên tiến trên thế giới đã được đưa vào nghiên cứu và sử dụng, trong đó cóBenchmarking. Đây là một phương pháp trong quản lí trường đại học đang được áp dụng ở hầu hếtcác nước tiên tiến được xem là có tiềm năng đem lại một giải pháp hữu hiệu giúp giáo dục đại họcViệt Nam xác định được vị trí của mình trên bản đồ giáo dục đại học thế giới – một yêu cầu đượcđặt ra cho ngành giáo dục đã lâu nhưng đến nay dường như vẫn chưa thực hiện được. Tuy nhiên, Benchmarking là gì? Khi nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến chủ đề nàytrong các tài liệu đã công bố ở Việt Nam, tác giả nhận thấy hiện nay sự hiểu biết về nó trong giớiquản lí giáo dục đại học còn hạn chế. Benchmarking được biết đến và sử dụng rộng rãi trong lĩnhvực kinh doanh, kinh tế cả nước ngoài và Việt Nam, các tài liệu Việt hóa về Benchmarking hầuhết là trong lĩnh vực này còn trong giáo dục và đặc biệt là giáo dục bậc Đại học rất hạn chế. Điềunày cũng dễ hiểu, trước hết vì đây là một khái niệm còn khá mới trong giáo dục đại học, chỉ mớiđược áp dụng phổ biến trong quản lí giáo dục đại học từ những 1990 trở lại đây. Không những thế,khái niệm này vẫn còn đang trong quá trình phát triển và thường xuyên có những bổ sung, điềuchỉnh, và thay đổi, tùy theo thời gian và địa điểm mà Benchmarking được áp dụng. Vì vậy, trướckhi quyết định áp dụng Benchmarking vào giáo dục đại học tại Việt Nam, trước hết cần phải hiểusâu hơn và làm rõ nội hàm khái niệm này cũng như những điều kiện để có thể áp dụng, và lườngtrước những khó khăn có thể gặp phải trong thực tiễn của một nhà trường đại học cụ thể.Ngày nhận bài: 15/1/2015 Ngày nhận đăng: 01/4/2015Liên hệ: Vũ Thị Hồng, e-mail: hongvu@hnue.edu.vn 85 Vũ Thị Hồng2. Nội dung nghiên cứu2.1. Nguồn gốc của Benchmarking Thuật ngữ “Benchmarking” xuất phát từ lĩnh vực kinh doanh và sản xuất. Sylvia Codingcho rằng Benchmarking được sử dụng lần đầu tiên ở Ai Cập từ xa xưa để đo đạc vị trí của các vậtthể trong ba trạng thái: hơn, bằng, kém so với một điểm tham khảo [8]. Tuy nhiên, trong nhữngthập niên gần đây, hầu hết các nhà nghiên cứu về Benchmarking đều liên kết Benchmarking vớithành công của tập đoàn Xerox khi áp dụng nó sớm nhất vào cải tiến chất lượng hoạt động và đểduy trì sự tồn tại trong cuộc cạnh tranh với các đối thủ Nhật Bản khi Tập đoàn này lâm vào khókhăn năm 1979. Vào thời điểm đó, Xerox bị mất phần lớn thị trường máy photocopy vào tay cácđối thủ người Nhật Bản, những người bán các sản phẩm rẻ hơn các sản phẩm của người Mỹ. Sauđó, Xerox đã thực hiện một cuộc phân tích quá trình sản xuất của họ với các công ty bán chạy nhấtNhật Bản. Họ đánh giá xem tại sao họ thất bại, các sản phẩm được sản xuất ra như thế nào, và cáchthức người Nhật đã thực hiện trong quá trình sản xuất. Và kết quả là ngay sau đó một năm, vào năm1980, Xerox đã tồn tại được trong thương trường khi sản xuất ra các sản phẩm cạnh tranh và chấtlượng và họ còn được trao giải thưởng Malcolm Baldrige danh giá về chất lượng năm 1991. Do đó,trong suốt những thập niên 1980-90s, Benchmarking đã trở thành công cụ quản lí phổ biến trongcác tổ chức để đạt được chất lượng và học được các bài thực hành tốt nhất. Sau đó, nó đã được sửdụng bởi các công ty như General Motors, Hewlett Packard, Dupont, Motorola, Royal Mail và cáctập đoàn kinh tế lớn khác. Zairi (1 ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: