Danh mục

Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tìm việc làm của sinh viên kế toán trường Đại học Công nghệ Tp Hồ Chí Minh sau khi ra trường

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 482.85 KB      Lượt xem: 54      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tìm việc làm của sinh viên kế toán trường Đại học Công nghệ Tp Hồ Chí Minh sau khi ra trường xem xét các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi sử dụng mạng xã hội Facebook tại Việt Nam. Các yếu tố này bao gồm: nhu cầu, thói quen, nhận thức của bản thân, môi trường, chức năng, hành vi sử dụng.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tìm việc làm của sinh viên kế toán trường Đại học Công nghệ Tp Hồ Chí Minh sau khi ra trường NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG TÌM VIỆC LÀM CỦA SINH VIÊN KẾ TOÁN TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP HỒ CHÍ MINH SAU KHI RA TRƯỜNG Lê Thu Huyền, Võ Thị Huỳnh Như, Nguyễn Kiều My, Lê Thị Thúy Hằng và Ngô Thúy Liễu Khoa Tài chính – Thương mại, Trường Đại học Công nghệ TP.Hồ Chí Minh (HUTECH) GVHD: ThS. Ngô Ngọc Nguyên Thảo TÓM TẮT Trải qua hơn 40 năm hình thành và phát triển, Internet dần trở thành khái niệm quen thuộc đối với thế giới. Cùng với đó là sự xuất hiện của MXH với những tính năng đa dạng đã kéo theo sự gia tăng ngày càng đông đảo của các thành viên, đặc biệt là MXH Facebook ở một khía cạnh nào đó đã thay đổi thói quen, tư duy, lối sống của một bộ phận sinh viên hiện nay vì đây là nguồn nhân lực trẻ dễ tiếp nhận tiến độ khoa học, nhanh nhạy với các phương tiện thông tin truyền thông. Nghiên cứu này xem xét các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi sử dụng mạng xã hội Facebook tại Việt Nam. Các yếu tố này bao gồm: nhu cầu, thói quen, nhận thức của bản thân, môi trường, chức năng, hành vi sử dụng. Dữ liệu khảo sát trong bài được thu thập từ 425 sinh viên sử dụng Facebook tại các trường đại học Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) Từ khóa: việc làm, sinh viên, kế toán, kết quả học tập, nhà tuyển dụng 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Mỗi quốc gia đều muốn hướng đến mục tiêu có một nền xã hội ổn định, kinh tế phát triển. Để đạt được mục tiêu đó thì trước hết cần quan tâm tới việc ổn định công ăn việc làm cho người dân nói chung và sinh viên đã tốt nghiệp nói riêng. Bởi vì, họ chính là nguồn nhân lực quan trong có khả năng giúp phát triển nền kinh tế - xã hội. Nhưng nguồn nhân lực này đã và đang bị lãng phí ở một mức độ nào đó và nó đã trở thành một vấn đề nổi cộm khiến nhà trường, gia đình và xã hội trăn trở. Sau khi tốt nghiệp ra trường, sinh viên luôn mong muốn tìm được công việc phù hợp với chuyên môn được đào tạo và có mức thu nhập ổn định. Theo khảo sát của Bộ Giáo dục và đào tạo năm 2021 tỷ lệ thất nghiệp của sinh viên khối kinh tế là 7.7%. Sinh viên sau khi tốt nghiệp sinh viên kinh tế nói chung và kế toán nói riêng không tìm được việc làm do nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm cả nguyên nhân khách quan và chủ quan như nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp giảm do tình hình dịch bệnh, nhu cầu về kế toán giảm doanh nghiệp có xu hướng sử dụng các dịch vụ kế toán,.... Bên cạnh đó, vấn đề tìm việc làm còn phụ thuộc vào phẩm chất, năng lực, trình độ, kỹ năng, khả năng tiếp thu các quy định về kế toán mới của sinh viên sau khi tốt nghiệp. Từ những vấn đề nêu trên, nhóm tác giả đã quyết định 2148 phân tích đề tài: “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng khả năng tìm việc làm của sinh viên kế toán trường Đại học Công Nghệ TP Hồ Chí Minh sau khi ra trường”. 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT Theo Bratberg and Nilsen (1998) giới tính có sự ảnh hưởng nhất định đến khả năng có việc làm, cụ thể là nữ có thời gian tìm kiếm ngắn hơn, tiền lương thấp hơn và thời gian gắn bó với công việc lâu hơn so với nam giới. Ở Việt Nam, nghiên cứu của Lê Phan Hồng Châu và Phạm Thuỳ Ngân (2010) cho thấy xác suất được tuyển dụng của nam thấp hơn nữ. Theo Nguyễn Thị Khánh Trinh (2016), kết quả học tập càng cao, điểm tốt nghiệp càng cao thì xác suất có việc làm sau khi ra trường của sinh viên càng cao. Bên cạnh đó, xếp loại tốt nghiệp có tác động tích cực đến việc có việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp (Võ Văn Tài và Đào Thị Huyền, 2016). Phan Ngọc Khuyên và Nguyễn Huy Hoàng (2016) cũng khẳng định có sự liên kết chặt chẽ giữa việc có việc làm đúng chuyên ngành của cử nhân Kinh doanh Quốc tế với kết quả tốt nghiệp. Cụ thể là, sinh viên có kết quả tốt nghiệp giỏi và xuất sắc dễ có việc làm hơn sinh viên khá và trung bình. Nghiên cứu của Pandey và cộng sự (2014) cũng cho thấy việc thành thạo ngôn ngữ khác, đặc biệt là tiếng anh có thể giúp ứng viên để lại ấn tượng ban đầu tốt, có cơ hội cạnh tranh cao hơn. Trình độ ngoại ngữ có tác động tích cực đến việc có việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp (Võ Văn Tài và Đào Thị Huyền, 2016). Nghiên cứu của Nguyễn Thị Khánh Trinh (2016) cũng chỉ rõ điểm Anh văn càng cao thì xác suất có việc sau khi ra trường của sinh viên càng cao. Kỹ năng cứng và kỹ năng mềm ảnh hưởng không hề nhỏ tới khả năng tìm việc làm. Nhiều nhà nghiên cứu khoa học về kỹ năng cho rằng, để thành đạt trong cuộc sống thì kỹ năng mềm (trí tuệ cảm xúc) chiếm 85%, kỹ năng cứng (trí tuệ logic) chỉ chiếm 15%. Theo Kantane và cộng sự (2015) kỹ năng chuyên môn, kiến thức, khả năng lập kế hoạch là các yếu tố quan trọng trong nhu cầu của nhà tuyển dụng. Kiến thức chuyên môn là một trong những yếu tố tác động tích cực đến việc tìm được việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp (Nguyễn Thị Thanh Vân, 2016). Theo Nguyễn Thị Hóa và cộng sự (2014) kiến thức ảnh hưởng tỷ lệ thuận với nhu cầu tuyển dụng. Theo Nguyễn Thị Thanh Vân (2016), yếu tố kỹ năng mềm là một trong những yếu tố tác động tích cực đến khả năng có việc làm của sinh viên mới ra trường. Mặt khác, việc tham gia các khóa học kỹ năng mềm thì xác suất có việc làm sau khi tốt nghiệp sẽ cao hơn những sinh viên khác (Nguyễn Thị Khánh Trinh, 2016). Theo Majid và cộng sự (2012) kỹ năng mềm phù hợp đóng một vai trò quan trọng trong thành công của sự nghiệp cũng như trong các tương tác xã hội trong xã hội, với năm kỹ năng mềm quan trọng hàng đầu là: làm việc nhóm và hợp tác, ra quyết định, giải quyết vấn đề, quản lý thời gian và kỹ năng tư duy phản biện. Bên cạnh đó, sinh viên tốt nghiệp cần phải có các kỹ năng mềm khác như lãnh đạo, giao tiếp, tư duy phân tích... để có thể đảm bảo tìm được việc làm (Hossain và cộng sự, 2018). 2149 T ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: