Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng thanh toán di động (Mobile payment) của khách hàng - trường hợp ứng dụng đối với dịch vụ thanh toán MOMO
Số trang: 17
Loại file: pdf
Dung lượng: 527.52 KB
Lượt xem: 16
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Thanh toán di động đề cập đến các khoản thanh toán thông qua thiết bị di động, liên quan đến việc sử dụng thiết bị di động và một hoặc nhiều công nghệ không dây. Lĩnh vực này đang ở giai đoạn phát triển, do đó nhiều nghiên cứu quan tâm đến các nhân tố và đặc điểm liên quan đến hình thức thanh toán này. Từ việc kết hợp mô hình chấp nhận công nghệ (TAM), thuyết hành vi dự định (TPB) với một số mô hình nghiên cứu trước đây về thanh toán di động, mô hình nghiên cứu được đề xuất.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng thanh toán di động (Mobile payment) của khách hàng - trường hợp ứng dụng đối với dịch vụ thanh toán MOMO NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH SỬ DỤNG THANH TOÁN DI ĐỘNG (MOBILE PAYMENT) CỦA KHÁCH HÀNG - TRƯỜNG HỢP ỨNG DỤNG ĐỐI VỚI DỊCH VỤ THANH TOÁN MOMO Chu Mỹ Giang* - Ngô Văn Hoàng** 1 TÓM TẮT: Thanh toán di động đề cập đến các khoản thanh toán thông qua thiết bị di động, liên quan đến việc sử dụng thiết bị di động và một hoặc nhiều công nghệ không dây. Lĩnh vực này đang ở giai đoạn phát triển, do đó nhiều nghiên cứu quan tâm đến các nhân tố và đặc điểm liên quan đến hình thức thanh toán này. Từ việc kết hợp mô hình chấp nhận công nghệ (TAM), thuyết hành vi dự định (TPB) với một số mô hình nghiên cứu trước đây về thanh toán di động, mô hình nghiên cứu được đề xuất. Thông qua sự hiểu biết của người dùng về thanh toán di động và dịch vụ thanh toán MoMo, nghiên cứu này nhận diện những nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ thanh toán di động của người tiêu dùng ở thành phố Đà Nẵng. Góp phần giúp nhà quản trị cải thiện và nâng cấp hệ thống, nghiên cứu cũng là tiền đề cho những nghiên cứu tiếp theo sau này. Từ khóa: Thanh Toán Di Động, Mô Hình Chấp Nhận Công Nghệ TAM, Thuyết Hành Vi Dự Định TPB, Sự Tin Tưởng, Thái Độ, Ý Định Sử Dụng. 1. GIỚI THIỆU Trong những năm gần đây, thế giới tập trung vào việc giảm thiểu lượng tiền mặt trong lưu thông và hướng đến một thế giới không có tiền mặt thông qua hình thức thanh toán di động. Cùng với sự phát triển của cách mạng công nghiệp 4.0, xu hướng này cũng bùng nổ ở Việt Nam trong thời gian gần đây. Theo thống kê hiện có đến 41 ngân hàng tại Việt Nam cung ứng dịch vụ thanh toán di động; 25 tổ chức không phải ngân hàng tham gia cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán di động với các ứng dụng điển hình như MoMo của M_Service và QR Pay của VNPAY (Huệ Chi, 2018). Thanh toán di động là việc sử dụng thiết bị di động để thực hiện các giao dịch thanh toán mà trong đó tiền hay quỹ được tích hợp trong thiết bị di động và chuyển từ người trả sang người nhận qua trung gian hoặc không qua trung gian (Niinna Mallat, 2007). Thanh toán di động cho phép cắt giảm các bước của quy trình thanh toán, thực hiện thanh toán mọi lúc mọi nơi cũng như tiết kiệm thời gian cho việc thanh toán của khách hàng. Tại Việt Nam, loại thanh toán di động được sử dụng phổ biến nhất là MoMo, được ra mắt từ năm 2014. Năm 2017, dịch vụ thanh toán di động của MoMo được bình chọn là sản phẩm thanh toán di động tốt nhất Việt Nam tại chương trình The Vietnam Coutry Awards (The Asian Banker, 2017). Hiện nay tại Việt Nam, MoMo đã có mặt trên hai hệ điều hành phổ biến là iOS và Android với hơn 5 triệu người dùng ứng dụng, 500 dịch vụ thanh toán, 4.000 điểm chấp nhận thanh toán offline, cho phép khách hàng đặt xe, mua vé máy bay, thanh toán vay trả góp, bán bảo hiểm ngay trên ứng dụng (MoMo, 2018). Bên cạnh sự phát triển nhanh chóng về việc tải và sử dụng thanh toán thông qua ứng dụng di động của người dùng, vẫn tồn tại một nhóm số lượng lớn khách hàng không biết đến MoMo hoặc có đăng ký dịch vụ nhưng chưa thực hiện giao dịch thông qua ứng dụng này. Vì vậy, việc Khoa Marketing, Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng, 71 Ngũ Hành Sơn, Tp. Đà Nẵng, 50000, Việt Nam *, ** INTERNATIONAL CONFERENCE STARTUP AND INNOVATION NATION 989 nghiên cứu thực nghiệm về những yếu tố thúc đẩy ý định sử dụng thanh toán di động của người dùng và cho phép MoMo phát triển toàn diện trong bối cảnh nền công nghiệp 4.0 hiện nay của Việt Nam là cần thiết. Các nghiên cứu trước đây đã tìm ra được các yếu tố tác động đến ý định sử dụng. Trong đó, nghiên cứu cơ bản nhất về ý định sử dụng là nghiên cứu của Ajzen (1991) về Thuyết hành vi dự định (TPB). Thuyết bao gồm ba yếu tố tác động đến ý định sử dụng là nhận thức kiểm soát hành vi, chuẩn chủ quan và thái độ của người dùng. Nhận thức kiểm soát hành vi có thể hiểu là nhận thức của cá nhân về việc thực hiện một hành vi khó hay dễ dàng và hành vi đó có bị kiểm soát hay không (Ajzen, 1991). Cụ thể như việc đăng kí sử dụng MoMo có dễ dàng hay không và do cá nhân tự quyết định hay bị kiểm soát bởi cá nhân khác. Chuẩn chủ quan là nhận thức hay quan niệm của cá nhân về những gì quan trọng mà người khác tin rằng cá nhân nên làm (Ajzen, 1991). Ví dụ như đối với các Graber, vì MoMo có liên kết với Grab nên việc Graber sử dụng MoMo sẽ rất có lợi, đó là chuẩn chủ quan từ môi trường làm việc ảnh hưởng đến nhận thức người dùng rằng nên sử dụng thanh toán MoMo cho công việc của mình. Thái độ là yếu tố có vai trò rất quan trong trong việc phát triển một hệ thống dịch vụ nào đó (Melone, 1990), là yếu tố hình thành bởi hai sắc thái là xấu và tốt. Để MoMo phát triển toàn diện cần xây dựng thái độ tốt của người dùng. Sự kết hợp của ba yếu tố trên có thể trực tiếp tác động, hình thành ý định sử dụng của người dùng (Chen và Chao, 2010). Bên cạnh đó, theo mô hình chấp nhận công nghệ TAM (Davis, 1985; Chutter M.Y., 2009) ý định người dùng còn bị ảnh hưởng trực tiếp bởi nhận thức sự hữu ích và nhân tố nhận thức dễ sử dụng ảnh hưởng gián tiếp lên ý định thông qua thái độ. Marion Mbogo (2010) cũng cho rằng sự hữu ích của hệ thống thanh toán và ý định sử dụng thanh toán tỷ lệ thuận chiều với nhau. Từ những lập luận trên, cho thấy ý định sử dụng dịch vụ thanh toán MoMo bị tác động trực tiếp bởi nhận thức kiểm soát hành vi, chuẩn chủ quan, thái độ người dùng, sự hữu ích của hệ thống thanh toán và gián tiếp bởi nhận thức dễ sử dụng. Ngoài tác động của các nhân tố trên, các nghiên cứu gần đây cũng đã nghiên cứu về các nhân tố tác động đến ý định sử dụng thanh ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng thanh toán di động (Mobile payment) của khách hàng - trường hợp ứng dụng đối với dịch vụ thanh toán MOMO NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH SỬ DỤNG THANH TOÁN DI ĐỘNG (MOBILE PAYMENT) CỦA KHÁCH HÀNG - TRƯỜNG HỢP ỨNG DỤNG ĐỐI VỚI DỊCH VỤ THANH TOÁN MOMO Chu Mỹ Giang* - Ngô Văn Hoàng** 1 TÓM TẮT: Thanh toán di động đề cập đến các khoản thanh toán thông qua thiết bị di động, liên quan đến việc sử dụng thiết bị di động và một hoặc nhiều công nghệ không dây. Lĩnh vực này đang ở giai đoạn phát triển, do đó nhiều nghiên cứu quan tâm đến các nhân tố và đặc điểm liên quan đến hình thức thanh toán này. Từ việc kết hợp mô hình chấp nhận công nghệ (TAM), thuyết hành vi dự định (TPB) với một số mô hình nghiên cứu trước đây về thanh toán di động, mô hình nghiên cứu được đề xuất. Thông qua sự hiểu biết của người dùng về thanh toán di động và dịch vụ thanh toán MoMo, nghiên cứu này nhận diện những nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ thanh toán di động của người tiêu dùng ở thành phố Đà Nẵng. Góp phần giúp nhà quản trị cải thiện và nâng cấp hệ thống, nghiên cứu cũng là tiền đề cho những nghiên cứu tiếp theo sau này. Từ khóa: Thanh Toán Di Động, Mô Hình Chấp Nhận Công Nghệ TAM, Thuyết Hành Vi Dự Định TPB, Sự Tin Tưởng, Thái Độ, Ý Định Sử Dụng. 1. GIỚI THIỆU Trong những năm gần đây, thế giới tập trung vào việc giảm thiểu lượng tiền mặt trong lưu thông và hướng đến một thế giới không có tiền mặt thông qua hình thức thanh toán di động. Cùng với sự phát triển của cách mạng công nghiệp 4.0, xu hướng này cũng bùng nổ ở Việt Nam trong thời gian gần đây. Theo thống kê hiện có đến 41 ngân hàng tại Việt Nam cung ứng dịch vụ thanh toán di động; 25 tổ chức không phải ngân hàng tham gia cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán di động với các ứng dụng điển hình như MoMo của M_Service và QR Pay của VNPAY (Huệ Chi, 2018). Thanh toán di động là việc sử dụng thiết bị di động để thực hiện các giao dịch thanh toán mà trong đó tiền hay quỹ được tích hợp trong thiết bị di động và chuyển từ người trả sang người nhận qua trung gian hoặc không qua trung gian (Niinna Mallat, 2007). Thanh toán di động cho phép cắt giảm các bước của quy trình thanh toán, thực hiện thanh toán mọi lúc mọi nơi cũng như tiết kiệm thời gian cho việc thanh toán của khách hàng. Tại Việt Nam, loại thanh toán di động được sử dụng phổ biến nhất là MoMo, được ra mắt từ năm 2014. Năm 2017, dịch vụ thanh toán di động của MoMo được bình chọn là sản phẩm thanh toán di động tốt nhất Việt Nam tại chương trình The Vietnam Coutry Awards (The Asian Banker, 2017). Hiện nay tại Việt Nam, MoMo đã có mặt trên hai hệ điều hành phổ biến là iOS và Android với hơn 5 triệu người dùng ứng dụng, 500 dịch vụ thanh toán, 4.000 điểm chấp nhận thanh toán offline, cho phép khách hàng đặt xe, mua vé máy bay, thanh toán vay trả góp, bán bảo hiểm ngay trên ứng dụng (MoMo, 2018). Bên cạnh sự phát triển nhanh chóng về việc tải và sử dụng thanh toán thông qua ứng dụng di động của người dùng, vẫn tồn tại một nhóm số lượng lớn khách hàng không biết đến MoMo hoặc có đăng ký dịch vụ nhưng chưa thực hiện giao dịch thông qua ứng dụng này. Vì vậy, việc Khoa Marketing, Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng, 71 Ngũ Hành Sơn, Tp. Đà Nẵng, 50000, Việt Nam *, ** INTERNATIONAL CONFERENCE STARTUP AND INNOVATION NATION 989 nghiên cứu thực nghiệm về những yếu tố thúc đẩy ý định sử dụng thanh toán di động của người dùng và cho phép MoMo phát triển toàn diện trong bối cảnh nền công nghiệp 4.0 hiện nay của Việt Nam là cần thiết. Các nghiên cứu trước đây đã tìm ra được các yếu tố tác động đến ý định sử dụng. Trong đó, nghiên cứu cơ bản nhất về ý định sử dụng là nghiên cứu của Ajzen (1991) về Thuyết hành vi dự định (TPB). Thuyết bao gồm ba yếu tố tác động đến ý định sử dụng là nhận thức kiểm soát hành vi, chuẩn chủ quan và thái độ của người dùng. Nhận thức kiểm soát hành vi có thể hiểu là nhận thức của cá nhân về việc thực hiện một hành vi khó hay dễ dàng và hành vi đó có bị kiểm soát hay không (Ajzen, 1991). Cụ thể như việc đăng kí sử dụng MoMo có dễ dàng hay không và do cá nhân tự quyết định hay bị kiểm soát bởi cá nhân khác. Chuẩn chủ quan là nhận thức hay quan niệm của cá nhân về những gì quan trọng mà người khác tin rằng cá nhân nên làm (Ajzen, 1991). Ví dụ như đối với các Graber, vì MoMo có liên kết với Grab nên việc Graber sử dụng MoMo sẽ rất có lợi, đó là chuẩn chủ quan từ môi trường làm việc ảnh hưởng đến nhận thức người dùng rằng nên sử dụng thanh toán MoMo cho công việc của mình. Thái độ là yếu tố có vai trò rất quan trong trong việc phát triển một hệ thống dịch vụ nào đó (Melone, 1990), là yếu tố hình thành bởi hai sắc thái là xấu và tốt. Để MoMo phát triển toàn diện cần xây dựng thái độ tốt của người dùng. Sự kết hợp của ba yếu tố trên có thể trực tiếp tác động, hình thành ý định sử dụng của người dùng (Chen và Chao, 2010). Bên cạnh đó, theo mô hình chấp nhận công nghệ TAM (Davis, 1985; Chutter M.Y., 2009) ý định người dùng còn bị ảnh hưởng trực tiếp bởi nhận thức sự hữu ích và nhân tố nhận thức dễ sử dụng ảnh hưởng gián tiếp lên ý định thông qua thái độ. Marion Mbogo (2010) cũng cho rằng sự hữu ích của hệ thống thanh toán và ý định sử dụng thanh toán tỷ lệ thuận chiều với nhau. Từ những lập luận trên, cho thấy ý định sử dụng dịch vụ thanh toán MoMo bị tác động trực tiếp bởi nhận thức kiểm soát hành vi, chuẩn chủ quan, thái độ người dùng, sự hữu ích của hệ thống thanh toán và gián tiếp bởi nhận thức dễ sử dụng. Ngoài tác động của các nhân tố trên, các nghiên cứu gần đây cũng đã nghiên cứu về các nhân tố tác động đến ý định sử dụng thanh ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Thanh toán di động Mô hình chấp nhận công nghệ TAM Thuyết hành vi dự định TPB Dịch vụ thanh toán MoMo Cách mạng công nghiệp 4.0Gợi ý tài liệu liên quan:
-
Chuyển đổi số trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 - Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế: Phần 2
471 trang 437 1 0 -
Phát triển công nghệ thông tin theo Nghị quyết đại hội XIII của Đảng
7 trang 320 0 0 -
Đào tạo kiến trúc sư trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0
5 trang 293 0 0 -
7 trang 277 0 0
-
Mỹ thuật ứng dụng và công tác đào tạo tiếp cận từ học liệu mở
4 trang 224 0 0 -
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển kỹ năng mềm của sinh viên: Nghiên cứu tại tỉnh Bình Dương
13 trang 223 0 0 -
6 trang 212 0 0
-
Vai trò của cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong quá trình chuyển đổi số
5 trang 201 0 0 -
12 trang 194 0 0
-
Nghiên cứu các nhân tố tác động đến ý định trở thành Freelancer của giới trẻ Hà Nội
12 trang 191 2 0