Danh mục

Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới quyết định đầu tư của các hộ kinh doanh cá thể phi nông nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội

Số trang: 12      Loại file: pdf      Dung lượng: 428.77 KB      Lượt xem: 18      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (12 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nghiên cứu dưới đây sẽ tập trung phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới quyết định đầu tư của các hộ kinh doanh cá thể phi nông nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội. Trên cơ sở đó đề xuất một số khuyến nghị nhằm thúc đẩy hoạt động đầu tư của các hộ kinh doanh này, nâng cao vai trò của các hộ đối với sự phát triển kinh tế xã hội của thành phố Hà Nội nói riêng và của cả nước nói chung.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới quyết định đầu tư của các hộ kinh doanh cá thể phi nông nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ CỦA CÁC HỘ KINH DOANH CÁ THỂ PHI NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI Hoàng Thị Thu Hà* 1 TÓM TẮT: Hộ kinh doanh cá thể nói chung và các hộ kinh doanh cá thể phi nông nghiệp trên địa bàn thành phố nói riêng đang là một trong những chủ thể sản xuất kinh doanh quan trọng của nền kinh tế Việt Nam, đồng thời là lực lượng nòng cốt cho việc thực hiện thành công mục tiêu 1 triệu doanh nghiệp năm 2020 của Chính phủ. Tuy nhiên, trong nhiều năm qua, các hộ kinh doanh mặc dù phát triển mạnh mẽ về số lượng, đóng góp vào việc nâng cao thu nhập của người dân, cải thiện mức sống xã hội song sự quan tâm hỗ trợ của nhà nước cũng như các nghiên cứu học thuật về hoạt động đầu tư phát triển của các hộ chưa thực sự tương xứng với tiềm năng phát triển. Nghiên cứu dưới đây sẽ tập trung phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới quyết định đầu tư của các hộ kinh doanh cá thể phi nông nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội. Trên cơ sở đó đề xuất một số khuyến nghị nhằm thúc đẩy hoạt động đầu tư của các hộ kinh doanh này, nâng cao vai trò của các hộ đối với sự phát triển kinh tế xã hội của thành phố Hà Nội nói riêng và của cả nước nói chung. Từ khóa: Hộ kinh doanh cá thể phi nông nghiệp, quyết định đầu tư, nhân tố ảnh hưởng 1. GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU 1.1. Tính cấp thiết của nghiên cứu Nghiên cứu được thực hiện nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn và lý luận, bao gồm: Xuất phát từ vai trò của các hộ kinh doanh cá thể, đặc biệt là các hộ kinh doanh các thể phi nông nghiệp đối với nền kinh tế. Hộ kinh doanh cá thể là đặc điểm điển hình của nền kinh tế Việt Nam và có lịch sử phát triển lâu hơn bất kỳ loại hình doanh nghiệp chính thức nào (Truong Duc Trong, Tran Ban Thien, Pham Kim Dung, 2013). Trong những năm qua, khu vực kinh tế cá thể có đóng góp cao nhất trong GDP (32,3%), cao hơn khu vực kinh tế Nhà nước (32,2%) và cao hơn hẳn khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài (19,5%) (Phạm Văn Hồng, 2016). Các hộ kinh doanh cá thể phi nông nghiệp có vai trò rất quan trọng đối với sự tăng trưởng và phát triển kinh tế quốc gia, thể hiện qua việc: (i) cung cấp hàng triệu việc làm cho người lao động, đặc biệt những người có thu nhập thấp ở khu vực thành thị; (ii) cho phép tạo ra nhiều chủng loại sản phẩm, dịch vụ ở mọi nơi, mọi lúc, đáp ứng nhu cầu của xã hội và làm vệ tinh cho các doanh nghiệp; (iii) là kênh phân phối và lưu thông hàng hóa quan trọng, giúp cân đối thương mại và phát triển kinh tế địa phương; (iv) phát huy những ngành nghề truyền thống cho xuất khẩu nhờ những bí quyết sản xuất truyền thống được tích luỹ từ nhiều thế hệ; (v) có khả năng tiếp cận và đổi mới công nghệ nhanh chóng, dễ dàng vượt qua những trở ngại của thị trường và có thể tiếp cận với các thị trường lớn hơn; (vi) thúc đẩy cạnh tranh thông qua các sáng kiến đổi mới và cải thiện hiệu quả hoạt động được thực hiện ở các hộ có khả năng cạnh tranh tốt trên thị trường (Samuel G, 2004) … * Đại học Kinh tế quốc dân. INTERNATIONAL CONFERENCE STARTUP AND INNOVATION NATION 887 Mặc dù có vai trò quan trọng như vậy, song không giống như các doanh nghiệp nhà nước hay các doanh nghiệp tư nhân, các hộ kinh doanh cá thể hiện chưa được hưởng bất kỳ biện pháp hay chính sách hỗ trợ cụ thể nào của Chính phủ khi thực hiện các hoạt động đầu tư phát triển. Chính vì vậy, luồng tiền nhàn rỗi của khu vực kinh tế này thường được đẩy vào kênh đầu tư ít rủi ro hơn như gửi tiết kiệm, chứng khoán, bất động sản hay mua vàng… Điều này đã làm giảm những tác động tích cực của nguồn vốn này cho mục tiêu tăng trưởng và phát triển kinh tế đất nước. Xuất phát từ xu hướng phát triển của các hộ kinh doanh cá thể trong giai đoạn tới Nghị quyết số 19/NQ-CP ngày 28/4/2016 về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia hai năm 2016- 2017, định hướng đến năm 2020, Nghị quyết 35-2016/NQ-CP ngày 16/5/2016 về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020 của Chính phủ đã đặt mục tiêu đến năm 2020 cả nước có ít nhất 1 triệu doanh nghiệp hoạt động. Một trong những giải pháp quan trọng nhằm hoàn thành mục tiêu trên chính là tạo điều kiện, hỗ trợ và khuyến khích hộ kinh doanh cá thể đầu tư mở rộng sản xuất để chuyển đổi và đăng ký hoạt động theo Luật Doanh nghiệp. Hiện các hộ kinh doanh cá thể còn e ngại cũng như còn gặp nhiều khó khăn trong việc thực hiện các hoạt động đầu tư phát triển nhằm hướng tới mục tiêu sản xuất kinh doanh trên quy mô lớn hơn, chuyên nghiệp hơn, đặc biệt là các hộ kinh doanh cá thể phi nông nghiệp ở khu vực thành thị. Nếu nắm bắt được những nhân tố có ảnh hưởng tới các quyết định đầu tư kinh doanh của các hộ này sẽ giúp khơi thông những khó khăn của họ và thúc đẩy xu hướng phát triển của các hộ kinh doanh cá thể này theo định hướng của Chính phủ. Xuất phát từ sự phát triển mạnh mẽ về số lượng của các hộ kinh doanh cá thể phi nông nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội Với nền kinh tế thị trường phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa, mọi thành phần kinh tế đều được Đảng và Nhà nước khuyến khích phát triển đã tạo điều kiện cho hộ kinh doanh cá thể phi nông nghiệp phát triển mạnh mẽ trên địa bàn thành phố. Với số lượng các cơ sở kinh tế cá thể phi nông nghiệp trên địa bàn thành phố tăng nhanh chóng, từ trên 300 000 cơ sở năm 2010 lên đến trên 370 000 cơ sở năm 2017 (trung bình mỗi năm tăng thêm khoảng 10 000 cơ sở), đồng thời thu hút trên 600 000 lao động mỗi năm (giai đoạn 2010- 2017). Đóng góp của các hộ kinh doanh này vào cơ cấu tổng sản phẩm trên địa bàn thành phố cũng tăng từ 14,8% năm 2010 lên tới trên 16,3% năm 2015. Đặc biệ ...

Tài liệu được xem nhiều: