Danh mục

Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập đối với hộ gia đình đồng bào dân tộc Khmer trên địa bàn tỉnh Cà Mau

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 633.89 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm xây dựng và đánh giá các yếu tố là nguyên nhân ảnh hưởng đến hoàn cảnh kinh tế của hộ; các yếu tố là nguyên nhân ảnh hưởng đến thu nhập của hộ gia đình dân tộc Khmer trên địa bàn tỉnh Cà Mau.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập đối với hộ gia đình đồng bào dân tộc Khmer trên địa bàn tỉnh Cà Mau Hội thảo Khoa học “Các vấn đề đương đại trong lĩnh vực Kinh tế, Luật: Từ lí thuyết đến thực tiễn” NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THU NHẬP ĐỐI VỚI HỘ GIA ĐÌNH ĐỒNG BÀO DÂN TỘC KHMER TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CÀ MAU RESEARCH ON FACTORS AFFECTING INCOME FOR KHMER ETHNIC HOUSEHOLDS IN CA MAU PROVINCE ThS. Lê Khánh Linh1, TS. Lê Nhị Bảo Ngọc2 ThS. Nguyễn Thị Khả Uyên3, ThS. Nguyễn Duy Trường4 Tóm tắt – Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm xây dựng và đánh giá các yếutố là nguyên nhân ảnh hưởng đến hoàn cảnh kinh tế của hộ; các yếu tố là nguyênnhân ảnh hưởng đến thu nhập của hộ gia đình dân tộc Khmer trên địa bàn tỉnhCà Mau. Kết quả ước lượng hàm hồi quy các yếu tố ảnh hưởng đến tổng thu nhậpcủa hộ gia đình dân tộc Khmer tỉnh Cà Mau chịu ảnh hưởng chín yếu tố gồm:tuổi; nghề nghiệp; hoàn cảnh kinh tế gia đình; nhân khẩu; việc làm thường xuyên;hoạt động tạo ra thu nhập; có việc làm; vay vốn; và chính sách tạo ra thu nhập.Trong đó, yếu tố việc làm thường xuyên có ảnh hưởng mạnh nhất đến thu nhậpcủa hộ. Từ khóa: các yếu tố ảnh hưởng thu nhập; thu nhập hộ gia đình; kinh tế hộ,tỉnh Cà Mau.1. ĐẶT VẤN ĐỀ Cà Mau là tỉnh cực Nam của Tổ quốc, có điều kiện tự nhiên đa dạng, đấtđai, địa hình, thời tiết, khí hậu, mặt nước, sông rạch, biển và bờ biển, hải đảo vàrừng ngập mặn... là thế mạnh được thiên nhiên ưu đãi. “Đất lành chim đậu” nênCà Mau là điểm đến lập nghiệp của các dân tộc khắp cả nước từ miền núi phíaBắc, Trung Bộ, Tây Nguyên, đến các tỉnh Tây Nam Bộ, nhất là sau ngày đất nướcthống nhất, non sông quy về một dãy từ Cao Bằng, Hà Giang đến Mũi Cà Mau.Đến nay, Cà Mau đã có 14 dân tộc cùng sinh sống, trong nhiều thế hệ, đã sát cánhbên nhau, giúp đỡ và hỗ trợ nhau trong lao động, chiến đấu chống ngoại xâm, xây1 Trường Cao đẳng Cộng đồng Cà Mau; Email: khanhlinh79cm@gmail.com2 Giảng viên, Trường Cao đẳng Cộng đồng Cà Mau3 Trường Cao đẳng Cộng đồng Cà Mau4 Ban Dân tộc tỉnh Cà Mau 68 Hội thảo Khoa học “Các vấn đề đương đại trong lĩnh vực Kinh tế, Luật: Từ lí thuyết đến thực tiễn”dựng quê hương Đất Mũi ngày càng văn minh, giàu đẹp, góp phần trong tiến trìnhhội nhập và phát triển của đất nước. Theo tổng hợp báo cáo của Ban Dân tộc tỉnh, tỉ lệ hộ nghèo trong đồng bàodân tộc Khmer vẫn còn cao (đến nay còn 25,67% hộ nghèo theo tiêu chí mới),thậm chí có nơi tỉ lệ này còn cao hơn, lên đến trên 40%, tình trạng tái nghèo vẫncòn diễn ra ở nhiều hộ. Việc tranh chấp đất đai vẫn còn phức tạp [1]. Xuất phát từthực tiễn và yêu cầu, nhiệm vụ của thời kì mới, việc phân tích đúng tình hình, luậngiải những vấn đề bức xúc đang đặt ra trong công tác giảm nghèo đối với đồngbào dân tộc Khmer ở tỉnh Cà Mau, đề ra những giải pháp có tính khả thi, có cơ sởkhoa học, đưa ra các khuyến nghị hữu ích giúp các cơ quan, ban ngành của tỉnhCà Mau trong công tác quản lí nhà nước về dân tộc và thực hiện chính sách dântộc. Vì vậy, việc xác định và phân tích các nguyên nhân dẫn đến hộ gia đình cònnghèo của đồng bào dân tộc Khmer; đồng thời xác định và phân tích các yếu tốảnh hưởng đến thu nhập của đồng bào dân tộc Khmer trong giai đoạn hiện nay làvấn đề rất cần thiết và cấp bách, từ đó đề xuất một số nhóm giải pháp chủ yếunhằm góp phần nâng cao hiệu quả công tác giảm nghèo, trong đó nhấn mạnh vấnđề giải quyết được việc làm, nâng cao thu nhập đối với đồng bào dân tộc Khmer ởtỉnh Cà Mau.2. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu là đồng bào dân tộc Khmer nghèo, cận nghèo đangsinh sống tại 44 xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Cà Mau với 1.100 phiếuphỏng vấn sâu. Nghiên cứu sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên.3. XÂY DỰNG MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU Nhằm đánh giá và xác định các yếu tố là nguyên nhân ảnh hưởng đến nghèocủa hộ dân tộc Khmer tại tỉnh Cà Mau; đồng thời đánh giá và xác định các yếu tốlà nguyên nhân ảnh hưởng đến thu nhập của hộ dân tộc Khmer tại tỉnh Cà Mau,nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích hồi quy tuyến tính. Dựa vào kết quảcó các yếu tố có ảnh hưởng và có ý nghĩa thống kê, tham luận đề xuất một số giảipháp giảm nghèo và nâng cao thu nhập cho hộ dân tộc Khmer. Mô hình hồi quy xác định các yếu tố là nguyên nhân ảnh hưởng đến thunhập của hộ dân tộc Khmer tại tỉnh Cà Mau được xây dựng cụ thể: Y = β0 + β1X1 + β2X2 + β3X3 + β4X4 + β5X5 + β6X6 + β7X7 + β8X8 +β9X9 + β10X10 + β11X11 + β12X12 + β13X13 + β14X14 + ei Với Y: Biến phụ thuộc – Thu nhập của hộ đồng bào dân tộc Khmer (là sốtiền thu nhập bình quân của hộ/tháng; đơn vị tính là triệu đồng). β0: Hằng số. β1, β2, …, β14: Các hệ số hồi quy. ...

Tài liệu được xem nhiều: