Danh mục

Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi sự doanh nghiệp xã hội của sinh viên Đại học Cần Thơ

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 473.28 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 1 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi sự doanh nghiệp xã hội (DNXH) của sinh viên Đại học Cần Thơ (ĐHCT) qua việc chọn mẫu thuận tiện và phỏng vấn 225 sinh viên khóa 41, 40 (năm ba và năm tư) đại học chính quy trường ĐHCT. Các phương pháp kiểm định Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá và hồi quy đa biến được sử dụng trong nghiên cứu này.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi sự doanh nghiệp xã hội của sinh viên Đại học Cần Thơ Hội thảo Khoa học Quốc tế ...<br /> <br /> NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN<br /> Ý ĐỊNH KHỞI SỰ DOANH NGHIỆP XÃ HỘI<br /> CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC CẦN THƠ<br /> Lưu Tiến Thuận1 và Bùi Thị Trúc Đào2<br /> TÓM LƯỢC<br /> Bài nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi sự doanh<br /> nghiệp xã hội (DNXH) của sinh viên Đại học Cần Thơ (ĐHCT) qua việc chọn mẫu thuận tiện và<br /> phỏng vấn 225 sinh viên khóa 41, 40 (năm ba và năm tư) đại học chính quy trường ĐHCT. Các<br /> phương pháp kiểm định Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá và hồi quy đa biến được sử<br /> dụng trong nghiên cứu này. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, có 4 yếu tố tác động đến ý định khởi<br /> sự DNXH của sinh viên ĐHCT, lần lượt là: sự tự tin và chấp nhận rủi ro; nghĩa vụ đạo đức; nhận<br /> thức hành vi; và chính sách Nhà nước. Hàm ý của nghiên cứu này được mong đợi là đóng góp vào<br /> việc cải tiến chương trình khởi sự DNXH và chính sách của chính phủ.<br /> Từ khóa: doanh nghiệp xã hội, Đại học Cần Thơ, sinh viên, ý định khởi sự.<br /> <br /> STUDY THE FACTORS AFFECTING THE INTENTION OF SOCIAL<br /> ENTREPRENEURSHIP OF STUDENTS CANTHO UNIVERSITY<br /> ABSTRACT<br /> The study aims to determine the factors that influence the intention to start-up social entreprise<br /> of students at Can Tho University (CTU) by conducting a survey with 225 students of the course 41,<br /> 40 (third and fourth year) of CTU through convenience sampling method. The cronbach alpha test,<br /> exploratory factor analysis and linear regression analysis methods were used in this study. The<br /> results showed that there are four factors affecting intention to start-up social entreprise of students<br /> at CTU including: confidence and risk acceptance; moral obligation; perceived behavioral; and<br /> government policies. Some recommendations to enhance social business initiatives of students<br /> were porposed, including particularly those on education progam and goverment policies.<br /> Key words: social enterprise, Can Tho University, student, intention to start-up<br /> 1. ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> Trong hai thập kỷ qua, thị trường kinh tế tự do đã lan rộng toàn cầu nhưng vẫn không thể giải<br /> quyết được những vấn đề như bất bình đẳng và nghèo đói. Xuất phát từ những nhu cầu thực tiễn<br /> của cuộc sống một hình thức tổ chức kinh tế mới – Doanh nghiệp xã hội (DNXH) - nơi mà tầm nhìn<br /> sáng tạo của doanh nhân xã hội được áp dụng cho những vấn đề nghiêm trọng nhất hiện nay: việc<br /> làm cho người thất nghiệp, nâng cao mức sống cho người nghèo, nhà ở cho người vô gia cư, chữa<br /> bệnh và bảo vệ môi trường,...Tại nhiều nước có nền giáo dục tiên tiến, nền kinh tế phát triển trong<br /> khu vực và trên thế giới như Mỹ, Anh, Pháp, Singapore thì mô hình DNXH được khuyến khích<br /> thành lập và phát triển rất sớm, đồng thời nhận được nhiều hỗ trợ từ Chính phủ và các tổ chức phi<br /> lợi nhuận quốc tế. Trong khi bối cảnh kinh tế Việt Nam khó khăn, ước tính dân số thuộc nhóm “Đáy<br /> Kim Tự tháp” (BoP) chiếm khoảng một nửa dân số thì mô hình DNXH cần được đặc biệt chú trọng<br /> 1 Tiến sĩ, Khoa kinh tế, ĐH Cần Thơ<br /> 2 Sinh viên, Khoa kinh tế, ĐH Cần Thơ<br /> 57<br /> <br /> Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật<br /> <br /> phát triển hơn như một giải pháp tích cực trong việc hạn chế các vấn đề xã hội. Nhiều năm gần đây,<br /> Chính phủ Việt Nam nhận thức được tầm quan trọng của việc định hướng tinh thần doanh nhân cho<br /> sinh viên và giới trẻ, hàng loạt những chương trình hỗ trợ, chính sách khuyến khích khởi nghiệp<br /> ra đời nhưng định hướng về DNXH, tinh thần doanh nhân xã hội vẫn còn nhiều hạn chế và những<br /> nghiên cứu về vấn đề này ở Việt Nam còn khan hiếm. Thành phố Cần Thơ (TPCT) là trung tâm kinh<br /> tế của vùng Đồng bằng sông Cửu Long, trung tâm khởi sự doanh nghiệp quan trọng của cả nước<br /> cùng với Trường Đại học Cần Thơ (ĐHCT), cơ sở đào tạo đại học nổi tiếng của vùng. Nhiều năm<br /> qua, hoạt động khởi sự doanh nghiệp ở TPCT chung và trường ĐHCT nói riêng rất phát triển thể<br /> hiện qua các hoạt động vườn ươm doanh nghiệp, các câu lạc bộ khởi nghiệp, và câu lạc bộ doanh<br /> nhân trẻ. Nhưng thực tế cho thấy, mô hình DNXH vẫn chưa được triển khai rộng ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: