Danh mục

Hình thức pháp lý của doanh nghiệp xã hội: Kinh nghiệm nước Anh và một số gợi mở cho Việt Nam

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 484.68 KB      Lượt xem: 29      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết tập trung vào giới thiệu và phân tích các hình thức pháp lý của doanh nghiệp xã hội tại Anh và so sánh với hình thức pháp lý của doanh nghiệp xã hội tại Việt Nam; từ đó rút ra các nhận định mang tính gợi mở để góp phần hoàn thiện pháp luật về doanh nghiệp xã hội ở Việt Nam.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hình thức pháp lý của doanh nghiệp xã hội: Kinh nghiệm nước Anh và một số gợi mở cho Việt Nam Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Luật học, Tâ ̣p 31, Số 4 (2015) 56-64 Hình thức pháp lý của doanh nghiệp xã hội: Kinh nghiệm nước Anh và một số gợi mở cho Việt Nam Phan Thị Thanh Thủy* Khoa Luật, ĐHQGHN, 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam Nhận ngày 06 tháng 5 năm 2015 Chỉnh sửa ngày 28 tháng 5 năm 2015; Chấp nhận đăng ngày 18 tháng 6 năm 2015 Tóm tắt: Doanh nghiệp xã hội được chính thức ghi nhận lần đầu tiên trong Luật Doanh nghiệp 2014. Để thành lập, doanh nghiệp xã hôi phải lựa chọn một trong các hình thức pháp lý như công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân. Các quy định này đang bộc lộ tính bất hợp lý, cần phải bổ sung sửa đổi. Bài báo tập trung vào giới thiệu và phân tích các hình thức pháp lý của doanh nghiệp xã hội tại Anh và so sánh với hình thức pháp lý của doanh nghiệp xã hội tại Việt Nam; từ đó rút ra các nhận định mang tính gợi mở để góp phần hoàn thiện pháp luật về doanh nghiệp xã hội ở Việt Nam. Từ khóa: Doanh nghiệp xã hội, hình thức pháp lý, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân, Anh, Việt Nam. 1. Đặt vấn đề nhiều vấn đề cần được quan tâm, giải quyết về tính phù hợp của những hình thức pháp lý nói trên với hướng phát triển của DNXH nước ta; và pháp luật cần có những quy định gì để giúp các doanh nhân xã hội chọn được mô hình pháp lý phù hợp với hướng đi của doanh nghiệp, hoàn cảnh thực tế, để kinh doanh có hiệu quả và đóng góp được nhiều hơn cho xã hội. Lần đầu tiên trong lịch sử pháp luật kinh doanh Việt Nam, doanh nghiệp xã hội (DNXH) được chính thức ghi nhận như một mô hình kinh doanh mới trong Luật Doanh nghiệp 2014 (LDN 2014). Theo quy định của luật này, để thành lập DNXH, nhà đầu tư (các doanh nhân xã hội) phải lựa chọn một trong các hình thức pháp lý là công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH), công ty cổ phần (CP), công ty hợp danh (HD) hoặc doanh nghiệp tư nhân để đăng ký thành lập như các doanh nghiệp thông thường ở Việt Nam. Quy định này đang đặt ra Trong khuôn khổ bài viết này tác giả muốn đi sâu vào giới thiệu và phân tích về các hình thức pháp lý của DNXH tại vương quốc Anh và so sánh với các quy định pháp luật tương ứng của Việt Nam, từ đó đưa ra những phân tích, nhận định gợi mở cho việc bổ sung, sửa đổi và hoàn thiện các quy định của pháp luật về DNXH Việt Nam. _______  ĐT.: 84- 983807028 Email: thuyptt@vnu.edu.vn 56 P.T.T. Thủy / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Luật học, Tập 31, Số 4 (2015) 56-64 2. Quan niệm về doanh nghiệp xã hội và các hình thức pháp lý của doanh nghiệp xã hội ở Anh 2.1. Quan niệm về doanh nghiệp xã hội của nước Anh Là quốc gia nơi DNXH có lịch sử phát triển lâu đời, nước Anh cũng là nơi DNXH đang đạt được nhiều thành tựu nhất trong các lĩnh vực hoạt động vì lợi ích cộng đồng.[1]. Thành công này một phần dựa trên quan niệm thông thoáng về DNXH và chiến lược phát triển sáng tạo của Chính phủ Anh. Trong Chiến lược phát triển DNXH năm 2002, Chính phủ Anh định nghĩa: “DNXH là một mô hình kinh doanh được thành lập nhằm thực hiện các mục tiêu xã hội, và sử dụng lợi nhuận để tái đầu tư cho mục tiêu đó hoặc cho cộng đồng, thay vì tối đa hóa lợi nhuận cho cổ đông hoặc chủ sở hữu”[2]. Định nghĩa này rất toàn diện, phản ánh được những đặc điểm cơ bản nhất của của DNXH và quan điểm của Chính Phủ Anh đối với loại doanh nghiệp này: (i) kinh doanh được coi là phương tiện và giải pháp để DNXH đạt được mục tiêu xã hội của mình, (ii) mục tiêu xã hội phải là sứ mệnh đầu tiên và cơ bản của việc thành lập DNXH và (iii) trong DNXH, lợi nhuận phải được tái phân phối lại cho tổ chức hoặc cộng đồng, không phải cho cá nhân là nhà đầu tư. Định nghĩa của chính phủ Anh cũng rất phù hợp với quan niệm của Tổ chức OECD: “DNXH là những tổ chức hoạt động dưới nhiều hình thức pháp lý khác nhau vận dụng tinh thần doanh nhân nhằm theo đuổi cùng lúc cả hai mục tiêu xã hội và kinh tế. DNXH thường cung cấp các dịch vụ xã hội và việc làm cho các nhóm yếu thế ở cả thành thị và nông thôn. Ngoài ra, DNXH còn cung cấp các dịch vụ cộng đồng, trên các lĩnh vực giáo dục, văn hóa, môi trường”[3]. 57 2.2 Các hình thức pháp lý của doanh nghiệp xã hội ở Anh Hình thức pháp lý (legal form), còn gọi là mô hình pháp lý (legal model), là cách thức tổ chức các loại hình doanh nghiệp nhất định theo quy định của pháp luật. Hình thức pháp lý của doanh nghiệp có ảnh hưởng quyết định đến cấu trúc bên trong, chế độ quản trị và giới hạn trách nhiệm của doanh nghiệp. Bởi lẽ đó, lựa chọn một hình thức tổ chức cho phù hợp với mục đích và chiến lược kinh doanh là mối quan tâm hàng đầu của các nhà đầu tư khi bước chân vào thị trường. Pháp luật Anh quan niệm rất rõ ràng rằng thuật ngữ “doanh nghiệp xã hội” chỉ là tên gọi của một mô hình kinh doanh, thể hiện mục tiêu xã hội của doanh nghiệp và để phân biệt với doanh nghiệp thương mại truyền thống [2], để đưa mô hình này vào hoạt động trên thức tế, các doanh nhân phải tự lựa chọn một hình thức pháp lý phù hợp nhất cho DNXH của mình. Từ thế kỷ XVIII đến nay, rất nhiều mô hình DNXH đã được trải nghiệm tại nước Anh như: nhà ở xã hội, nhóm tự lực, dạy nghề và tạo việc làm, thương mại công bằng, hay như các hoạt động tạo thu nhập cho các tổ chức từ thiện, tài chính vi mô, và cung cấp dịch vụ công qua các hợp đồng với chính quyền...[4]. Hình thức tổ chức và địa vị pháp lý của DNXH ở Anh cũng rất đa dạng và phong phú, có thể chia thành 4 nhóm cơ bản dựa trên tính chất và mức độ liên kết giữa các nhà đầu tư như sau: 2.2.1. Nhóm doanh nghiệp xã hội không phải là công ty Nhóm DNXH không phải là công ty (unincoporated form) được coi là hình thức đơn giản nhất mà DNXH có thể được thiết lập ở Anh. Theo đó DNXH có thể do một thương nhân đơn lẻ (sole trader) hoặc hội hợp danh của các thương nhân đơn lẻ (partnership) thành lập 58 P.T.T. Thủy / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Luật học, Tập 31, Số 4 (2015) 56-64 nên. Trường hợp này DNXH không đư ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: