Thông tin tài liệu:
Bài viết tập trung nghiên cứu và tổng hợp màng mỏng Ti-SiO2 cho ứng dụng làm màng chống phản xạ. Các màng TiSiO2 được chế tạo trên đế kính bằng phương pháp in gạt kết hợp với xử lý nhiệt. Các màng Ti-SiO2 thu được sau khi chế tạo là hỗn hợp nanocomposite của các hạt nano SiO2 và TiO2.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu chế tạo màng mỏng chống phản xạ Ti-SiO2 cho các ứng dụng trên tấm panel pin mặt trời
TNU Journal of Science and Technology 227(08): 64 - 69
FABRICATION OF SiO2-TiO2 ANTIREFLECTION THIN FILMS
FOR APPLICATIONS IN SOLAR PANEL
Nguyen Dang Tuyen1, Tran Huu Trung2, Nguyen Vu Giang2, Mai Duc Huynh2, Trinh Xuan Anh1,
Vu Duc Huy1, Dang Quoc Khanh1, Nguyen Duy Cuong1*
1Hanoi University of Science and Technology
2Institute for Tropical Technology - Vietnam Academy of Science and Technology
ARTICLE INFO ABSTRACT
Received: 19/01/2022 In this study, we report the results of the Ti-SiO2 antireflection films
for applications in solar panel glass. Ti-SiO2 films were fabricated on
Revised: 20/4/2022
the glass substrates by doctor-blade method combined with annealing
Published: 21/4/2022 process. The Ti-SiO2 films achieved are a nanocomposite of SiO2 and
TiO2 nanoparticles. The obtainted results indicate that the
KEYWORDS concentration of Ti strongly affects on optical and hydrophillic
properties. With the variation of Ti concentration in the range of 7-
Antireflection 27%, the transmittance of the Ti-SiO2 coated glass was increased from
SiO2 90.2% to 94.7%. The highest transmittance of Ti-SiO2 antireflection
TiO2 film coated glass, 94.7% at the wavelength of 550 nm, was observed
at Ti concentration of 7% and film thickness of ~ 100 nm. Ti-SiO2
Transmittance films are hydrophyllic and have a contact angle in the range of 4.2 -
Hydrophillic 58.9. The optical and hydrophillic properties indicate that the
achieved Ti-SiO2 films are very promissing for applications in the
solar panel glasss.
NGHIÊN CỨU CHẾ TẠO MÀNG MỎNG CHỐNG PHẢN XẠ Ti-SiO2
CHO CÁC ỨNG DỤNG TRÊN TẤM PANEL PIN MẶT TRỜI
Nguyễn Đăng Tuyên1, Trần Hữu Trung2, Nguyễn Vũ Giang2*, Mai Đức Huynh2, Trịnh Xuân Anh1,
Vũ Đức Huy1, Đặng Quốc Khánh1, Nguyễn Duy Cường1*
1Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
2Viện Kỹ thuật nhiệt đới - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
THÔNG TIN BÀI BÁO TÓM TẮT
Ngày nhận bài: 19/01/2022 Trong bài báo này chúng tôi tập trung nghiên cứu và tổng hợp màng
mỏng Ti-SiO2 cho ứng dụng làm màng chống phản xạ. Các màng Ti-
Ngày hoàn thiện: 20/4/2022
SiO2 được chế tạo trên đế kính bằng phương pháp in gạt kết hợp với
Ngày đăng: 21/4/2022 xử lý nhiệt. Các màng Ti-SiO2 thu được sau khi chế tạo là hỗn hợp
nanocomposite của các hạt nano SiO2 và TiO2. Các kết quả thu được
TỪ KHÓA cho thấy hàm lượng Ti đã ảnh hưởng khá mạnh đến độ truyền qua
cũng như đặc tính ưa nước của màng. Với sự thay đổi của tỷ lệ phần
Chống phản xạ trăm Ti từ 7% đến 27%, độ truyền qua của kính phủ Ti-SiO2 tăng từ
SiO2 90,2 lên 94,7%. Kính phủ màng chống phản xạ Ti-SiO2 có độ truyền
TiO2 qua cao nhất là 94,7% tại bước sóng 550 nm khi phần trăm Ti là 9%
và bề dày màng là ~ 100 nm. Ngoài ra, các màng phủ Ti-SiO2 đều có
Độ truyền qua tính chất ưa nước, với góc tiếp xúc nằm trong khoảng 4,2-59,8. Các
Ưa nước kết quả về độ truyền qua và đặc tính ưa nước cho thấy vật liệu Ti-
SiO2 rất có tiềm năng cho ứng dụng làm lớp chống phản xạ trong các
tấm panel pin năng lượng mặt trời.
DOI: https://doi.org/10.34238/tnu-jst.5475
*
Corresponding author. Email: cuong.nguyenduy@hust.edu.vn
http://jst.tnu.edu.vn 64 Email: jst@tnu.edu.vn
TNU Journal of Science and Technology 227(08): 64 - 69
1. Giới thiệu
Các màng chống phản xạ được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau như kính
xây dựng, mắt kính, kính màn hình điện thoại, các tế bào pin mặt trời và kính của tấm panel pin
mặt trời [1]-[3]. Đối với các ứng dụng trong lĩnh vực pin năng lượng mặt trời, các màng chống
phản xạ thường được chế tạo trực tiếp trên các tế bào pin mặt trời hoặc trên tấm kính bảo vệ của
tấm panel [4], [5]. Vậy tại sao cần lớp chống phản xạ cho các tấm panel pin mặt trời? Khi ánh
sáng mặt trời chiếu đến bề mặt kính bảo vệ của tấm panel thường sẽ bị thất thoát khoảng 8-9%,
nguyên nhân là do bị phản xạ ngược trở lại tại bề mặt tiếp xúc giữa không khí và kính [6]. Để thu
được tối đa lượng ánh sáng chiếu tới tấm panel, các tấm kính bảo vệ thường được phủ một lớp
màng mỏng chống phản xạ [7]. Chiết suất của không khí và thủy tinh tương ứng là 1 và 1,52, do
đó các màng chống phản xạ thường được lựa chọn phải có chiết suất nằm trong khoảng 1-1,52
[8], [9]. Magnesium flouride (MgF2) có chiết suất 1,38 tại bước sóng 550 nm khá lý tưởng cho
ứng dụng làm lớp chống phản xạ khi phủ trên kính [10]. Tuy nhiên, nhược điểm của màng MgF2
là thiếu ổn định khi ở môi trường ngoài trời [11]. Hầu hết các ứng dụng của màng chống phản xạ
MgF2 được chế tạo trực tiếp trên các tế bào pin mặt trời [12], [13]. Một số nghiên cứu khác sử
dụng màng đa lớp của các ôxít kim loại như SiO2/ZnO/TiO2/kính, SiO2/TiO2/kính, hay
SiO2/ZnO/kính cũng đã ngăn cản được đ ...